Sinh hoạt tư tưởng
Đề cao đức tính khiêm tốn, giản dị
- Được đăng: Thứ tư, 30 Tháng 11 2022 13:35
- Lượt xem: 2942
(TUAG)- Khiêm tốn, giản dị là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Người khiêm tốn là người biết mình, hiểu người, không tự cao tự đại. Khiêm tốn, giản dị còn là sự nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn nêu cao tinh thần học hỏi, không tự đề cao, khoe khoang cá nhân mình với người khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta bao điều cần học tập, mà một trong những đức tính, phong cách ấy là sự giản dị, khiêm tốn. Bác từng nói: “Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy, người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có”. Đức tính giản dị, khiêm tốn của Người mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo, nhất là trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay.
Theo Từ điển tiếng Việt, khiêm tốn là “có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho là mình hơn người”; trái nghĩa với nó là kiêu căng, kiêu ngạo. C. Mác cho rằng: Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa. Ph. Ăng-ghen cũng từng nói: Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được hỏi về khiêm tốn đã trả lời rằng: Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam; đối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình; đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập; đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta. Đảng ta khi xây dựng khung tiêu chí đánh giá cán bộ cũng nêu rõ yêu cầu: Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
Khiêm tốn luôn gắn với thật thà, trung thực, với văn hóa, với lối sống nghĩa tình, thủy chung, lễ nghĩa, tôn trọng người khác, nhất là với những người hiền tài và với nhân dân. Khiêm tốn giúp xử thế giữa con người với nhau, giữa đảng viên với nhân dân, giữa lãnh đạo với cấp dưới,... chan hòa tình đồng chí, đồng tình, đồng thuận.
Khiêm tốn cũng luôn gắn với dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; lấy cái chung đặt trên cái riêng nhưng cần nỗ lực bởi từ sự cống hiến của mỗi cá nhân mới đem tới thành công chung của tập thể.
Khiêm tốn là hết lòng, hết sức trong công việc, vì việc công, vì xã hội, vì mục tiêu, lý tưởng nhưng không khoe khoang thành tích, không tự đề cao, tôn vinh bản thân. Khiêm tốn là để tập thể đánh giá, suy tôn mình; để tự những thành công của mình được tỏa sáng theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Nó khác xa với các thói kiêu ngạo, tự mãn lẫn tự ti, né tránh. Khiêm tốn còn là sự tự đánh giá về bản thân mình, về công việc mình làm một cách công tâm, khoa học, đủ lý lẫn tình, thể hiện sự khiêm nhường.
Thực tế hiện nay có hiện tượng hạ thấp ý nghĩa của sự khiêm tốn, cũng như hiểu sai về vấn đề lễ nghĩa, văn hóa, để rồi cho rằng khiêm tốn là không được thể hiện mình, không được đi trước người khác trong công việc. Thậm chí lấy đó làm lý do buộc người khác (thường là cấp dưới, người yếu thế hơn,...) phải nín nhịn, nghe theo, vâng lệnh răm rắp.
Có những người lại dùng vỏ bọc “khiêm tốn” để trốn tránh trách nhiệm, ra vẻ đề cao người khác cốt để bản thân “ngồi mát”. Ngược lại, có những người lại cho rằng khiêm tốn làm mất đi giá trị cá nhân nên phải thể hiện sự “sáng chói” của mình, đầy hãnh tiến, kiêu ngạo.
Cũng thật lạ khi đức tính vô cùng tốt đẹp là khiêm tốn lại bị lạm dụng với ý nghĩa là “hạn chế”, “nhỏ bé”. Chúng ta thường xuyên được nghe những câu đại loại như: thành tích còn khiêm tốn, kết quả còn khiêm tốn,... với ý nghĩa là những gì đạt được còn nhỏ bé, chưa xứng tiềm năng...
Thời gian tới, để mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đức tính, xây dựng phong cách khiêm tốn, giản dị, trước mắt cần thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đối với những đảng viên được phân công giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo, điều hành, cần tích cực nêu gương về đức tính khiêm tốn, giản dị để các đồng nghiệp cùng noi theo và học tập. Đó là không bao giờ tỏ ra mình là người quan trọng, bởi trên thực tế, người dù quan trọng đến mấy cũng có thể thay thế. Đó là phải luôn cầu thị, lắng nghe, bởi có lắng nghe mới biết được mình hay hoặc dở chỗ nào, mới phát huy được trí tuệ tập thể. Đó là không đặt cá nhân lên trên tập thể, dù mình là người đứng đầu tập thể đó, bởi sức mạnh của tập thể bao giờ cũng hơn sức mạnh cá nhân và khi cá nhân có ý áp đặt lên tập thể thì đó là biểu hiện bắt đầu sự chuyên quyền, độc đoán.
Cùng với đó là phải cầu thị tiếp thu khi được phê bình, góp ý, bởi không người nào có thể luôn luôn đúng, nếu có sai thì phải mạnh dạn sửa chữa, khắc phục… Cho dù là người đứng đầu cũng cần không ngừng học tập nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt, trong đó còn phải học từ cấp dưới, từ nhân dân với nhận thức không phải việc gì mình cũng giỏi, cũng biết.
Rèn luyện và thực hành đức tính khiêm tốn, giản dị của mỗi người chính là xây dựng cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, tình yêu thương với đồng nghiệp, đồng chí, với quần chúng, bạn bè; là sự cầu thị tiến bộ, ý chí quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người “công bộc” trung thành và tận tụy của nhân dân./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta bao điều cần học tập, mà một trong những đức tính, phong cách ấy là sự giản dị, khiêm tốn. Bác từng nói: “Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy, người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có”. Đức tính giản dị, khiêm tốn của Người mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo, nhất là trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay.
Theo Từ điển tiếng Việt, khiêm tốn là “có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho là mình hơn người”; trái nghĩa với nó là kiêu căng, kiêu ngạo. C. Mác cho rằng: Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa. Ph. Ăng-ghen cũng từng nói: Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được hỏi về khiêm tốn đã trả lời rằng: Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam; đối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình; đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập; đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta. Đảng ta khi xây dựng khung tiêu chí đánh giá cán bộ cũng nêu rõ yêu cầu: Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
Khiêm tốn luôn gắn với thật thà, trung thực, với văn hóa, với lối sống nghĩa tình, thủy chung, lễ nghĩa, tôn trọng người khác, nhất là với những người hiền tài và với nhân dân. Khiêm tốn giúp xử thế giữa con người với nhau, giữa đảng viên với nhân dân, giữa lãnh đạo với cấp dưới,... chan hòa tình đồng chí, đồng tình, đồng thuận.
Khiêm tốn cũng luôn gắn với dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; lấy cái chung đặt trên cái riêng nhưng cần nỗ lực bởi từ sự cống hiến của mỗi cá nhân mới đem tới thành công chung của tập thể.
Khiêm tốn là hết lòng, hết sức trong công việc, vì việc công, vì xã hội, vì mục tiêu, lý tưởng nhưng không khoe khoang thành tích, không tự đề cao, tôn vinh bản thân. Khiêm tốn là để tập thể đánh giá, suy tôn mình; để tự những thành công của mình được tỏa sáng theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Nó khác xa với các thói kiêu ngạo, tự mãn lẫn tự ti, né tránh. Khiêm tốn còn là sự tự đánh giá về bản thân mình, về công việc mình làm một cách công tâm, khoa học, đủ lý lẫn tình, thể hiện sự khiêm nhường.
Thực tế hiện nay có hiện tượng hạ thấp ý nghĩa của sự khiêm tốn, cũng như hiểu sai về vấn đề lễ nghĩa, văn hóa, để rồi cho rằng khiêm tốn là không được thể hiện mình, không được đi trước người khác trong công việc. Thậm chí lấy đó làm lý do buộc người khác (thường là cấp dưới, người yếu thế hơn,...) phải nín nhịn, nghe theo, vâng lệnh răm rắp.
Có những người lại dùng vỏ bọc “khiêm tốn” để trốn tránh trách nhiệm, ra vẻ đề cao người khác cốt để bản thân “ngồi mát”. Ngược lại, có những người lại cho rằng khiêm tốn làm mất đi giá trị cá nhân nên phải thể hiện sự “sáng chói” của mình, đầy hãnh tiến, kiêu ngạo.
Cũng thật lạ khi đức tính vô cùng tốt đẹp là khiêm tốn lại bị lạm dụng với ý nghĩa là “hạn chế”, “nhỏ bé”. Chúng ta thường xuyên được nghe những câu đại loại như: thành tích còn khiêm tốn, kết quả còn khiêm tốn,... với ý nghĩa là những gì đạt được còn nhỏ bé, chưa xứng tiềm năng...
Thời gian tới, để mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đức tính, xây dựng phong cách khiêm tốn, giản dị, trước mắt cần thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đối với những đảng viên được phân công giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo, điều hành, cần tích cực nêu gương về đức tính khiêm tốn, giản dị để các đồng nghiệp cùng noi theo và học tập. Đó là không bao giờ tỏ ra mình là người quan trọng, bởi trên thực tế, người dù quan trọng đến mấy cũng có thể thay thế. Đó là phải luôn cầu thị, lắng nghe, bởi có lắng nghe mới biết được mình hay hoặc dở chỗ nào, mới phát huy được trí tuệ tập thể. Đó là không đặt cá nhân lên trên tập thể, dù mình là người đứng đầu tập thể đó, bởi sức mạnh của tập thể bao giờ cũng hơn sức mạnh cá nhân và khi cá nhân có ý áp đặt lên tập thể thì đó là biểu hiện bắt đầu sự chuyên quyền, độc đoán.
Cùng với đó là phải cầu thị tiếp thu khi được phê bình, góp ý, bởi không người nào có thể luôn luôn đúng, nếu có sai thì phải mạnh dạn sửa chữa, khắc phục… Cho dù là người đứng đầu cũng cần không ngừng học tập nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt, trong đó còn phải học từ cấp dưới, từ nhân dân với nhận thức không phải việc gì mình cũng giỏi, cũng biết.
Rèn luyện và thực hành đức tính khiêm tốn, giản dị của mỗi người chính là xây dựng cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, tình yêu thương với đồng nghiệp, đồng chí, với quần chúng, bạn bè; là sự cầu thị tiến bộ, ý chí quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người “công bộc” trung thành và tận tụy của nhân dân./.
Sự thật (AB)