Sinh hoạt tư tưởng
Khẩn trương đưa những quyết sách đi vào cuộc sống
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2022 09:48
- Lượt xem: 1029
(TUAG)- Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp thứ tư sau 21 ngày làm việc. Nhiều quyết sách đúng đắn, sáng suốt, vừa thận trọng, nhưng cũng vừa linh hoạt, thấm đượm hơi thở cuộc sống đã được thông qua, tạo hành lang pháp lý quan trọng để cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phát triển đất nước trong năm 2022 và những năm tới.
Tại kỳ họp này, các dự án luật, nghị quyết đều được Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến rất kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm về chất lượng, hướng tới phục vụ cao nhất cho người dân, doanh nghiệp và kiến tạo phát triển.
Cũng tại kỳ họp, các ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân được Quốc hội dành thời gian lắng nghe và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân. Các nội dung giám sát, cũng như 4 nhóm nội dung được lựa chọn để chất vấn tại kỳ họp này rất đúng và trúng vấn đề thực tiễn đặt ra, đúng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân. Nhiều vấn đề tuy không thuộc nhóm nội dung được đưa ra chất vấn chính tại kỳ họp nhưng đang tác động lớn tới KT-XH đã được Quốc hội linh hoạt lồng ghép chất vấn rất hiệu quả, như: Vấn đề về xăng dầu, giáo viên nghỉ việc, tinh giản biên chế, tín dụng... Với cách làm đó cho thấy Quốc hội luôn bám sát thực tiễn, kịp thời hành động vì lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2023 được Quốc hội đặt ra ở mức 6,5%, thấp hơn rất nhiều mức ước thực hiện hơn 8% trong năm 2022 cho thấy sự thận trọng trong đánh giá tình hình thế giới, trong nước. Ánh hào quang phát triển trong năm nay không làm chúng ta chủ quan trước những khó khăn rất lớn đang chờ đợi phía trước do tác động của lạm phát cao, tăng trưởng thấp đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những thị trường tiêu thụ lượng lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những khó khăn, tồn tại của nền kinh tế trong nước. Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tập trung giải quyết căn cơ, có kết quả cụ thể các yếu kém, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công, trong xử lý các tổ chức tín dụng, dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ, việc thiếu hụt nguồn cung xăng, dầu, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... Mục tiêu phát triển hợp lý và những yêu cầu mà Quốc hội đề ra sẽ là cơ sở để Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương chủ động có giải pháp thực hiện thành công.
Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH năm 2023, tạo tiền đề để hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH của giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện với quyết tâm cao. Các bộ, ngành, địa phương cũng cần xây dựng nhiều kịch bản khác nhau với từng tình huống cụ thể có thể xảy ra, triển khai một cách chủ động, linh hoạt, có giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “áp dụng giải pháp bình thường trong bối cảnh bất thường”, bảo đảm cho được sự ổn định trong bối cảnh bất định.
Quốc hội khóa XV đang quyết tâm xây dựng một “Quốc hội đổi mới, chủ động thích ứng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích cao nhất của Đất nước, của Nhân dân”. Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Quốc hội, và đạt được mục tiêu bao trùm như vậy, Quốc hội có nhiều việc cần phải làm, cần phải giải quyết, trong đó cần ưu tiên nâng cao năng lực thể chế, kỹ năng hoạch định chính sách, pháp luật, và thi hành công vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu chuyên trách; thực hiện tốt chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội sau ban hành theo cách tiếp cận dựa vào người dân,... Đồng thời, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ khác nhau cho các địa phương và các bộ ngành. Ưu tiên các giải pháp bảo đảm kết quả thực chất từ việc tổ chức thực hiện tốt, cụ thể hóa, hiện thực hóa các vấn đề nêu trong các Nghị quyết của Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội đã có những đóng góp rất tích cực, trách nhiệm vào thành công chung của kỳ họp. Để lan tỏa tinh thần làm việc trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả ấy, mọi cán bộ, đảng viên cần tích cực tham gia và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp sức cùng cả nước thực hiện các quyết sách của Quốc hội, các luật đã được Quốc hội thông qua; hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tại kỳ họp này, các dự án luật, nghị quyết đều được Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến rất kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm về chất lượng, hướng tới phục vụ cao nhất cho người dân, doanh nghiệp và kiến tạo phát triển.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV
Cũng tại kỳ họp, các ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân được Quốc hội dành thời gian lắng nghe và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân. Các nội dung giám sát, cũng như 4 nhóm nội dung được lựa chọn để chất vấn tại kỳ họp này rất đúng và trúng vấn đề thực tiễn đặt ra, đúng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân. Nhiều vấn đề tuy không thuộc nhóm nội dung được đưa ra chất vấn chính tại kỳ họp nhưng đang tác động lớn tới KT-XH đã được Quốc hội linh hoạt lồng ghép chất vấn rất hiệu quả, như: Vấn đề về xăng dầu, giáo viên nghỉ việc, tinh giản biên chế, tín dụng... Với cách làm đó cho thấy Quốc hội luôn bám sát thực tiễn, kịp thời hành động vì lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2023 được Quốc hội đặt ra ở mức 6,5%, thấp hơn rất nhiều mức ước thực hiện hơn 8% trong năm 2022 cho thấy sự thận trọng trong đánh giá tình hình thế giới, trong nước. Ánh hào quang phát triển trong năm nay không làm chúng ta chủ quan trước những khó khăn rất lớn đang chờ đợi phía trước do tác động của lạm phát cao, tăng trưởng thấp đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những thị trường tiêu thụ lượng lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những khó khăn, tồn tại của nền kinh tế trong nước. Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tập trung giải quyết căn cơ, có kết quả cụ thể các yếu kém, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công, trong xử lý các tổ chức tín dụng, dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ, việc thiếu hụt nguồn cung xăng, dầu, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... Mục tiêu phát triển hợp lý và những yêu cầu mà Quốc hội đề ra sẽ là cơ sở để Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương chủ động có giải pháp thực hiện thành công.
Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH năm 2023, tạo tiền đề để hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH của giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện với quyết tâm cao. Các bộ, ngành, địa phương cũng cần xây dựng nhiều kịch bản khác nhau với từng tình huống cụ thể có thể xảy ra, triển khai một cách chủ động, linh hoạt, có giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “áp dụng giải pháp bình thường trong bối cảnh bất thường”, bảo đảm cho được sự ổn định trong bối cảnh bất định.
Quốc hội khóa XV đang quyết tâm xây dựng một “Quốc hội đổi mới, chủ động thích ứng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích cao nhất của Đất nước, của Nhân dân”. Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Quốc hội, và đạt được mục tiêu bao trùm như vậy, Quốc hội có nhiều việc cần phải làm, cần phải giải quyết, trong đó cần ưu tiên nâng cao năng lực thể chế, kỹ năng hoạch định chính sách, pháp luật, và thi hành công vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu chuyên trách; thực hiện tốt chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội sau ban hành theo cách tiếp cận dựa vào người dân,... Đồng thời, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ khác nhau cho các địa phương và các bộ ngành. Ưu tiên các giải pháp bảo đảm kết quả thực chất từ việc tổ chức thực hiện tốt, cụ thể hóa, hiện thực hóa các vấn đề nêu trong các Nghị quyết của Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội đã có những đóng góp rất tích cực, trách nhiệm vào thành công chung của kỳ họp. Để lan tỏa tinh thần làm việc trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả ấy, mọi cán bộ, đảng viên cần tích cực tham gia và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp sức cùng cả nước thực hiện các quyết sách của Quốc hội, các luật đã được Quốc hội thông qua; hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
P.N