Sinh hoạt tư tưởng
Tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ rộng rãi!
- Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 9 2015 13:59
- Lượt xem: 3604
(TGAG)- Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”; “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội”, “...là như một thứ vi trùng rất độc”. Từ chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đủ thứ bệnh tật trong đó có chủ nghĩa cơ hội.
Bác đã cảnh báo từ rất sớm: “Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng vì dân, vì nước… Phần đông cố nhiên đã hiểu biết vì dân, vì nước mà vào Đảng. Nhưng cũng có phần vì lẽ khác mà theo vào Đảng”. Đây chính là một trong những ngọn nguồn của “chủ nghĩa cơ hội”…
Đặc điểm của những người “cơ hội” là không bao giờ “rõ ràng”, luôn “lờ mờ”, “khó hiểu”. Từ trong bản chất, họ thường không dứt khoát, bao giờ cũng tìm con đường “quanh co uốn lượn” giữa các quan điểm, tìm cách “dung hòa” những điều trái ngược... Những người theo chủ nghĩa cơ hội không có lập trường, mà thường “bấp bênh”, luôn “khéo léo” tránh né tránh những vấn đề “nóng” của thời cuộc…. Phản ứng của họ lúc thế này, lúc thế khác và sẵn sàng “thay giọng đổi điệu”, “sáng nắng chiều mưa”... Vì lợi ích phe nhóm và cá nhân, họ dễ dàng thỏa hiệp, biến hóa “muôn hình vạn trạng”… Mác từng chỉ ra, đây là một bọn “dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn”; họ tập hợp lại, nhưng “không phải là tổ chức mà là một âm mưu”…!
Hiện nay, diễn biến tình hình vô cùng phức tạp, hơn bao giờ hết chúng ta, từng đảng viên và cán bộ phải siết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết. Khắc ghi và thực hiện nghiêm túc chỉ dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Chỉ khi thật sự đoàn kết chúng ta mới đủ sức đấu tranh tiêu diệt bọn cơ hội “đội lốt”, “giả danh” thế này, thế khác…
Để đoàn kết thì trước tiên cần “ thực hành dân chủ rộng rãi”, khắc phục triệt để bệnh dân chủ hình thức, Bác có lần nói: “Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế”. Thiếu dân chủ sẽ sinh ra tình trạng “ không dám nói… không dám phê bình”; “…cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra”. Nguy hiểm nhất là "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm"…Đây chính là tạo điều kiện cho bọn cơ hội.
Người còn chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý tưởng của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Nên hiểu đúng, dân chủ xa lạ với độc đoán, chuyên quyền, càng xa lạ với thói quen tự do vô chính phủ, không chấp hành nghị quyết, không phục tùng chân lý. Dân chủ gắn với tập trung, chấp hành kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Đây là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, yếu tố cơ bản để phân biệt: chân chính, cách mạng với cơ hội, hữu khuynh…
Cùng với thực hành dân chủ rộng rãi, “…thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Người khuyên dạy: ““Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên… không tránh khỏi những khuyết điểm”, “…Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng”.
Nói “nghiêm chỉnh” có nghĩa là: “… phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa”. “Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc”, “…không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình!”. Nhưng: “Phê bình không phải để công kích, để nói xấu, để chửi rủa”.
Người nói một cách mạnh mẽ: “… một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình…là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Tăng cường đoàn kết, thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được suy thoái, quan liêu, tham nhũng!
SỰ THẬT
Bác đã cảnh báo từ rất sớm: “Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng vì dân, vì nước… Phần đông cố nhiên đã hiểu biết vì dân, vì nước mà vào Đảng. Nhưng cũng có phần vì lẽ khác mà theo vào Đảng”. Đây chính là một trong những ngọn nguồn của “chủ nghĩa cơ hội”…
Đặc điểm của những người “cơ hội” là không bao giờ “rõ ràng”, luôn “lờ mờ”, “khó hiểu”. Từ trong bản chất, họ thường không dứt khoát, bao giờ cũng tìm con đường “quanh co uốn lượn” giữa các quan điểm, tìm cách “dung hòa” những điều trái ngược... Những người theo chủ nghĩa cơ hội không có lập trường, mà thường “bấp bênh”, luôn “khéo léo” tránh né tránh những vấn đề “nóng” của thời cuộc…. Phản ứng của họ lúc thế này, lúc thế khác và sẵn sàng “thay giọng đổi điệu”, “sáng nắng chiều mưa”... Vì lợi ích phe nhóm và cá nhân, họ dễ dàng thỏa hiệp, biến hóa “muôn hình vạn trạng”… Mác từng chỉ ra, đây là một bọn “dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn”; họ tập hợp lại, nhưng “không phải là tổ chức mà là một âm mưu”…!
Hiện nay, diễn biến tình hình vô cùng phức tạp, hơn bao giờ hết chúng ta, từng đảng viên và cán bộ phải siết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết. Khắc ghi và thực hiện nghiêm túc chỉ dạy của Bác Hồ: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Chỉ khi thật sự đoàn kết chúng ta mới đủ sức đấu tranh tiêu diệt bọn cơ hội “đội lốt”, “giả danh” thế này, thế khác…
Để đoàn kết thì trước tiên cần “ thực hành dân chủ rộng rãi”, khắc phục triệt để bệnh dân chủ hình thức, Bác có lần nói: “Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế”. Thiếu dân chủ sẽ sinh ra tình trạng “ không dám nói… không dám phê bình”; “…cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra”. Nguy hiểm nhất là "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm"…Đây chính là tạo điều kiện cho bọn cơ hội.
Người còn chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý tưởng của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Nên hiểu đúng, dân chủ xa lạ với độc đoán, chuyên quyền, càng xa lạ với thói quen tự do vô chính phủ, không chấp hành nghị quyết, không phục tùng chân lý. Dân chủ gắn với tập trung, chấp hành kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Đây là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, yếu tố cơ bản để phân biệt: chân chính, cách mạng với cơ hội, hữu khuynh…
Cùng với thực hành dân chủ rộng rãi, “…thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Người khuyên dạy: ““Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên… không tránh khỏi những khuyết điểm”, “…Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng”.
Nói “nghiêm chỉnh” có nghĩa là: “… phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa”. “Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc”, “…không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình!”. Nhưng: “Phê bình không phải để công kích, để nói xấu, để chửi rủa”.
Người nói một cách mạnh mẽ: “… một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình…là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Tăng cường đoàn kết, thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được suy thoái, quan liêu, tham nhũng!
SỰ THẬT