Sinh hoạt tư tưởng
Không tô hồng, nhưng cũng không được bôi đen!
- Được đăng: Chủ nhật, 25 Tháng 10 2015 20:14
- Lượt xem: 3711
(TGAG)- Mỗi lần Chính phủ ta có báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội, có người do cố tình không hiểu vẫn phát biểu trên một số trang mạng rằng, Chính phủ Việt Nam “tô hồng báo cáo”. Phát biểu như vậy là muốn “bôi đen” bức tranh kinh tế-xã hội nước ta. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khẳng định: “Chúng ta không tô hồng, thành tích chủ nghĩa, không chủ quan, thỏa mãn nhưng cũng không bôi đen. Phải thấy rõ các mặt được, thuận lợi, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, yếu kém…”.
Gần đây, Quốc Hội đã nghe báo cáo của Chính phủ về “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015”. Trong đó nêu rõ: Mặc dù tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhưng chúng ta vừa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hòa bình, ổn định vừa nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015.
Trên hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả quan trọng. Cụ thể là: Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên (Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra). Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Văn hóa, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường. Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng
Tuy nhiên Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém. Trước nhất là, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn nhiều khó khăn. Huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực hiện các đột phá chiến lược và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội nhiều mặt còn hạn chế, khắc phục còn chậm. Quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều yếu kém, hiệu quả chưa cao. Cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực còn chậm, thủ tục còn phiền hà. Phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động, hiệu quả chưa cao.
Những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Trong đó: Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau. Tổ chức thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Pháp luật, chính sách của Nhà nước nhiều mặt còn hạn chế. Phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tổ chức bộ máy và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức nhiều mặt còn hạn chế. Chưa thay thế được kịp thời những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, thiếu trách nhiệm, thực thi nhiệm vụ kém hiệu quả.
Theo báo cáo mới công bố của của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dù tiến độ cải cách cơ cấu chưa đồng đều. Báo cáo nhận định: Trong bối cảnh lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dần nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đồng thời điều chỉnh tỉ giá để đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế. Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói: “Cải cải ngân hàng đã có nhiều tiến triển, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán và sát nhập. Nhiều vụ sát nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại có quy mô lớn.”.
Thực tế rõ ràng là như vậy, Chính phủ đã báo cáo khá toàn diện, khách quan về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Từ đó, một lần nữa khẳng định rằng chúng ta không bao giờ “tô hồng”!
SỰ THẬT
Gần đây, Quốc Hội đã nghe báo cáo của Chính phủ về “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015”. Trong đó nêu rõ: Mặc dù tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhưng chúng ta vừa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hòa bình, ổn định vừa nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015.
Trên hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả quan trọng. Cụ thể là: Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên (Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra). Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Văn hóa, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường. Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng
Tuy nhiên Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém. Trước nhất là, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn nhiều khó khăn. Huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực hiện các đột phá chiến lược và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội nhiều mặt còn hạn chế, khắc phục còn chậm. Quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều yếu kém, hiệu quả chưa cao. Cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực còn chậm, thủ tục còn phiền hà. Phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động, hiệu quả chưa cao.
Những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Trong đó: Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau. Tổ chức thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Pháp luật, chính sách của Nhà nước nhiều mặt còn hạn chế. Phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tổ chức bộ máy và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức nhiều mặt còn hạn chế. Chưa thay thế được kịp thời những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, thiếu trách nhiệm, thực thi nhiệm vụ kém hiệu quả.
Theo báo cáo mới công bố của của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dù tiến độ cải cách cơ cấu chưa đồng đều. Báo cáo nhận định: Trong bối cảnh lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dần nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đồng thời điều chỉnh tỉ giá để đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế. Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói: “Cải cải ngân hàng đã có nhiều tiến triển, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán và sát nhập. Nhiều vụ sát nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại có quy mô lớn.”.
Thực tế rõ ràng là như vậy, Chính phủ đã báo cáo khá toàn diện, khách quan về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Từ đó, một lần nữa khẳng định rằng chúng ta không bao giờ “tô hồng”!
SỰ THẬT