Xây dựng nông thôn mới
An Bình nhận Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
- Được đăng: Thứ năm, 13 Tháng 9 2018 14:56
- Lượt xem: 2228
(TGAG)- Sáng ngày 13-9-2018, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã An Bình huyện Thoại Sơn tổ chức Lễ công bố quyết định của UBND tỉnh công nhận An Bình đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Đến dự có ông Võ Anh Kiệt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Văn Nưng - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện, xã và bà con nhân dân đến dự.
Xã An Bình được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở hợp nhất ấp Phú An, Phú Bình của xã Tây Phú và ấp Sơn Hiệp của xã Vọng Đông. Diện tích đất tự nhiên gần 2.800ha, có 1.823 hộ, với 7.356 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp chiếm tới 85%, đặc biệt là trồng lúa, bên cạnh đó cũng có một số hộ chăn nuôi, mua bán và kinh doanh nhỏ lẻ.
Năm 2010, khi thực hiện xây dựng NTM, An Bình khi đó chỉ đạt một vài chỉ tiêu. Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp không nhiều, nguồn vốn trong dân chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển; một bộ phận người dân còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động tại địa phương… Nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong xã, sau gần 8 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, An Bình đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Cụ thể: xã đã có 17ha đất trồng lúa được chuyển đổi sang trồng cây ăn trái như: thanh long, xoài, ổi, dừa; trồng màu 25ha/năm gồm: bắp, dưa leo, lá mối, ớt; xây các mô hình nuôi lươn, baba, nuôi gà trên đệm lót sinh học… xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với 64,4ha… Bên cạnh đó, xã cũng tập trung thực hiện các chính sách thu hút mời gọi đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Trên địa bàn xã có 21 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 25 cơ sở dịch vụ, chợ được đầu tư xây dựng bán kiên cố chợ đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu trao đổi mua bán của người dân.
Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo là giảm còn 2,16%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 20 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên trên 46 triệu đồng/người/năm (2018), tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 90,29%, tỉ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,22%.
Qua gần 8 năm xây dựng NTM, An Bình đã huy động tổng nguồn vốn 162 tỉ 139 triệu đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 38 tỉ 463 triệu đồng, chiếm 23,72%; ngoài ra còn có các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, huyện và vốn lồng ghép khác để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: cầu, đường giao thông, trường học, trạm y tế phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương, học hành, chăm sóc sức khỏe của học sinh và bà con nhân dân.
Từ một địa phương còn nhiều khó khăn khi mới thành lập, sau những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, An Bình đã về đích NTM trước kế hoạch 2 năm.
Dịp này UBND tỉnh đã tặng cờ thi đua suất sắc, tặng công trình trị giá 1 tỉ 250 triệu đồng; UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã tặng bằng khen, giấy khen các cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng NTM của xã.
Xã An Bình được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở hợp nhất ấp Phú An, Phú Bình của xã Tây Phú và ấp Sơn Hiệp của xã Vọng Đông. Diện tích đất tự nhiên gần 2.800ha, có 1.823 hộ, với 7.356 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu của người dân là nông nghiệp chiếm tới 85%, đặc biệt là trồng lúa, bên cạnh đó cũng có một số hộ chăn nuôi, mua bán và kinh doanh nhỏ lẻ.
Năm 2010, khi thực hiện xây dựng NTM, An Bình khi đó chỉ đạt một vài chỉ tiêu. Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp không nhiều, nguồn vốn trong dân chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển; một bộ phận người dân còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động tại địa phương… Nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong xã, sau gần 8 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, An Bình đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Cụ thể: xã đã có 17ha đất trồng lúa được chuyển đổi sang trồng cây ăn trái như: thanh long, xoài, ổi, dừa; trồng màu 25ha/năm gồm: bắp, dưa leo, lá mối, ớt; xây các mô hình nuôi lươn, baba, nuôi gà trên đệm lót sinh học… xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với 64,4ha… Bên cạnh đó, xã cũng tập trung thực hiện các chính sách thu hút mời gọi đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Trên địa bàn xã có 21 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 25 cơ sở dịch vụ, chợ được đầu tư xây dựng bán kiên cố chợ đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu trao đổi mua bán của người dân.
Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo là giảm còn 2,16%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 20 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên trên 46 triệu đồng/người/năm (2018), tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 90,29%, tỉ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,22%.
Qua gần 8 năm xây dựng NTM, An Bình đã huy động tổng nguồn vốn 162 tỉ 139 triệu đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 38 tỉ 463 triệu đồng, chiếm 23,72%; ngoài ra còn có các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, huyện và vốn lồng ghép khác để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: cầu, đường giao thông, trường học, trạm y tế phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương, học hành, chăm sóc sức khỏe của học sinh và bà con nhân dân.
Từ một địa phương còn nhiều khó khăn khi mới thành lập, sau những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, An Bình đã về đích NTM trước kế hoạch 2 năm.
Dịp này UBND tỉnh đã tặng cờ thi đua suất sắc, tặng công trình trị giá 1 tỉ 250 triệu đồng; UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã tặng bằng khen, giấy khen các cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng NTM của xã.
Ngô Quyền - Thanh Cần