Công tác Lịch sử Đảng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học
- Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 4 2017 08:55
- Lượt xem: 10289
(TGAG)- Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chúng ta đã đánh bại một kẻ thù hung hãn nhất, nguy hiểm nhất, kết thúc 30 năm gian khổ hy sinh của nhân dân miền Nam chống xâm lược. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã đúc kết được 8 bài học kinh nghiệm quý báu.
Bài học kinh nghiệm thứ nhất, kiên định quyết tâm, quyết đánh, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Đảng ta đã xác định kẻ thù mới là đế quốc Mỹ. Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng nhận định: “Đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương... Vì vậy, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”. Ngay từ đầu, ta đã khẳng định quyết tâm chống Mỹ, vượt qua những khó khăn trở ngại lúc bấy giờ để tìm ra biện pháp thích hợp kháng chiến giải phóng miền Nam kịp với đòi hỏi của tình hình.
Khái quát ý chí sắt đá chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi thiêng liêng “Không có gì qúy hơn độc lập, tự do” vào thời điểm cuộc đọ sức ta và địch diễn ra vô cùng quyết liệt, lúc Mỹ đã đưa mấy chục vạn quân viễn chinh của chúng vào miền Nam để tăng cường chiến tranh trên bộ, mở rộng chiến tranh phá hoại ác liệt ở miền Bắc. Lời hịch thiêng liêng ấy đã động viên nhân dân ta quyết một lòng hy sinh chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước, bảo vệ lợi ích sống còn, bảo vệ quyền con người của dân tộc và của mỗi người Việt Nam chúng ta.
Bài học kinh nghiệm thứ hai, đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ.
Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu cước của nhân dân ta trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta”. Đường lối chính trị, quân sự của Đảng bao gồm những quan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc, phương châm chỉ đạo cách mạng, chỉ đạo chiến tranh, là thành quả của một tư duy cách mạng và khoa học, vừa đánh vừa hiểu địch, hiểu ta, vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, từng bước bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh qua các giai đoạn kháng chiến, nổi bật là tinh thần dám đánh, dám thắng và khả năng biết đánh, biết thắng của quân và dân ta, của Đảng và dân tộc ta.
Quan điểm chủ đạo trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là: Miền Nam giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, mở đường đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là cuộc kháng chiến của cả nước, do một đảng lãnh đạo, một nhân dân, một dân tộc, một quân đội tiến hành. Sức mạnh tất thắng của kháng chiến chống Mỹ là cả nước đánh giặc; không có cả nước thì không thể thắng được.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của con đường cách mạng bạo lực được thực hiện bằng hai lực lượng cơ bản: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, bằng hai hình thức đấu tranh cơ bản: đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó là đặc điểm nổi bật tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ.
Bài học kinh nghiệm thứ ba, nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật chiến tranh nhân dân chống Mỹ đi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Đó là nghệ thuật động viên tổ chức toàn dân, cả nước tiến hành chiến tranh với hai lực lượng quân sự và chính trị, hai hình thức đấu tranh vũ trang và chính trị, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, tiến công và nổi dậy, làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ, theo quy luật vận động của cách mạng trong chiến tranh. Đó là nghệ thuật kết hợp tiến công địch ở miền Nam với bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc với tăng cường sức mạnh mọi mặt cho miền Nam, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường trên một thế chiến lược tiến công chung của nhân dân ba nước Đông Dương.
Đó chủ yếu là nghệ thuật tiến công kiên quyết, tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao với hình thức phong phú, đa dạng và hiệu lực chiến lược ngày càng cao; nghệ thuật kết hợp chiến đấu với xây dựng, phát triển lực lượng, kết hợp chiến đấu với sản xuất và không ngừng ổn định đời sống nhân dân trong chiến tranh, không ngừng tăng cường thực lực của cuộc kháng chiến, càng đánh càng mạnh…
Bài học kinh nghiệm thứ tư, tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc.
Sức sáng tạo về mặt tổ chức trong kháng chiến chống Mỹ thật vô cùng phong phú. Trong phạm vi tổ chức chiến tranh, đó là tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, càng đánh càng mạnh.
Một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đường lối và nghệ thuật tổ chức là xây dựng Đảng, nâng cao tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng bằng cách nâng cao trình độ lý luận và tư tưởng, ra sức bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất và năng lực lãnh đạo của tất cả đảng viên; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin; tập trung sức mạnh cả nước để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, giành độc lập hoàn toàn, hòa bình thống nhất đất nước.
Một trong những nội dung cơ bản của đường lối và nghệ thuật tổ chức của cuộc kháng chiến chống Mỹ là: xây dựng khối đoàn kết toàn dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ba mươi mốt triệu đồng bào cả nước là ba mươi mốt triệu chiến sĩ diệt Mỹ” thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Toàn dân đánh giặc cần phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đảng ta thống nhất việc tổ chức và lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc nhằm tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân chống Mỹ.
Đường lối và nghệ thuật tổ chức của Đảng tạo nên lực lượng cả nước đánh giặc lớn nhất trong lịch sử dân tộc ta, là cơ sở vững chắc của thế chiến lược tiến công phát triển vững mạnh, sắc bén của chiến tranh nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ sức đánh thắng lực lượng và bộ máy chiến tranh đồ sộ và hiện đại của Mỹ.
Bài học kinh nhiệm thứ năm, căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc.
Trong chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược, Đảng ta xác định con đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước còn lâu dài, gian khổ. Phải chuẩn bị căn cứ địa cho cuộc đấu tranh cách mạng, chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh giải phóng. Xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là “xây dựng căn cứ địa cách mạng cho cả nước”.
Ở miền Nam khi đình chiến, lực lượng vũ trang tập kết ra Bắc, các vùng tự do, căn cứ kháng chiến bị chính quyền tay sai Mỹ kiểm soát. Trong những năm đầu, đấu tranh chính trị đòi hoà bình thống nhất đất nước theo hiệp định Giơnevơ, ta chủ trương giữ gìn lực lượng, giữ vững các cơ sở cách mạng đã có, xây dựng và phát triển các cơ sở mới. Những năm sau, các “làng rừng” ở U minh được tổ chức lại thành căn cứ chiến đấu. Các căn cứ kháng chiến chống Pháp như Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười, Rừng Sát... được xây dựng lại. Các khu “bất hợp pháp” ở vùng rừng núi được xây dựng, tổ chức thành các căn cứ địa cách mạng. Lực lượng cách mạng địa phương có nơi đứng chân an toàn, có chỗ dựa để xây dựng và chiến đấu chống quân địch khủng bố, càn quét.
Sau khi có Nghị quyết 15, phong trào Đồng khởi bùng lên khắp miền Nam. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đã phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch. Các căn cứ địa cách mạng được mở rộng thành vùng giải phóng với thế đứng chân vững chắc. Đến những năm cuối chiến tranh, vùng giải phóng được mở rộng từ Trị Thiên tới Liên khu V, Tây Nguyên vào tới miền Đông Nam Bộ, vây quanh thành phố Sài Gòn, nối liền với đồng bằng Sông Cửu Long, cùng với các “căn cứ lõm”, các “cơ sở” ở sâu trong vùng địch kiểm soát, trong đó, cơ bản nhất là “căn cứ trong lòng dân”, trở thành hậu phương chiến lược tại chỗ vững chắc của chiến trường miền Nam.
Ngoài ra, trong kháng chiến chống Mỹ, dần dần hình thành liên minh chiến đấu giữa ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia. Chúng ta đã xây dựng và giữ vững căn cứ địa, mở rộng thành vùng giải phóng, dựa lưng được vào căn cứ - vùng giải phóng của cách mạng Lào và Campuchia, tạo thành hậu phương chiến lược tại chỗ trên chiến trường miền Nam, là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Xây dựng căn cứ địa- hậu phương vững mạnh về mọi mặt, trong đó có hệ thống giao thông vận tải thông suốt, giữ được giao lưu với quốc tế, đó là bài học sâu sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đó còn là bài học thiết thực cho ngày nay và cả mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bài học kinh nghiệm thứ sáu, đoàn kết, liên minh với nhân dân lào và nhân dân Campuchia.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta có mối liên quan chặt chẽ với cuộc chống Mỹ của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, vì đế quốc Mỹ tiến hành “chiến lược khu vực” để xâm lược ba nước.
Phát huy truyền thống láng giềng gắn bó nhau từ xa xưa về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, quốc phòng, kế thừa và phát triển truyền thống đoàn kết chống Pháp thành công của ba dân tộc, trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn để giúp Lào, Campuchia, cũng như nhân dân hai nước bạn đã hết lòng giúp đỡ chúng ta. Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta cũng là thành quả chung của ba nước Đông Dương. Đó là kết quả của đường lối kháng chiến đúng đắn, đường lối quốc tế trong sáng của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Bài học kinh nghiệm thứ bảy, đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh của thời đại, xem đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao làm mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta để đánh thắng kẻ thù. Đảng ta biết khai thác, phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết quốc tế chống Mỹ và thắng Mỹ.
Từ kinh nghiệm cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới cho thấy: Trong thời đại thế giới hướng vào mục tiêu chung là hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, bất cứ dân tộc nào muốn giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc chống những kẻ thù lớn mạnh, thì đi đôi với việc dựa vào sức mình là chính, nhất thiết phải tranh thủ cho được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo bầu bạn quốc tế, khai thác tối đa sức mạnh của thời đại.
Bài học kinh nghiệm thứ tám, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, xét cho cùng là thắng lợi của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Địch thua ta chủ yếu vì chúng không đối phó nổi với hàng chục triệu bộ óc luôn tìm tòi phương thức, phương pháp đánh chúng trong mọi tình huống, theo muôn hình vạn trạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thức tỉnh lòng yêu nước tiềm ẩn ở mỗi người Việt Nam trong những đêm dài nô lệ và phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, gắn yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội, giải phóng con người, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Đảng ta làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam được thực hành vào công việc yêu nước, sức mạnh riêng lẻ của từng con người đoàn kết thành sức mạnh tổng hợp của cả nước kháng chiến và kiến quốc thành công.
Đã 42 năm sau ngày 30-4-1975 Đảng ta vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, trong tình hình thế giới, khu vực còn có nhiều diễn biến rất phức tạp, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, những bài học kinh nghiệm quý báu trên vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là những chỉ dẫn quan trọng cho nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay./.
Bài học kinh nghiệm thứ nhất, kiên định quyết tâm, quyết đánh, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Đảng ta đã xác định kẻ thù mới là đế quốc Mỹ. Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng nhận định: “Đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Đông Dương... Vì vậy, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”. Ngay từ đầu, ta đã khẳng định quyết tâm chống Mỹ, vượt qua những khó khăn trở ngại lúc bấy giờ để tìm ra biện pháp thích hợp kháng chiến giải phóng miền Nam kịp với đòi hỏi của tình hình.
Khái quát ý chí sắt đá chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi thiêng liêng “Không có gì qúy hơn độc lập, tự do” vào thời điểm cuộc đọ sức ta và địch diễn ra vô cùng quyết liệt, lúc Mỹ đã đưa mấy chục vạn quân viễn chinh của chúng vào miền Nam để tăng cường chiến tranh trên bộ, mở rộng chiến tranh phá hoại ác liệt ở miền Bắc. Lời hịch thiêng liêng ấy đã động viên nhân dân ta quyết một lòng hy sinh chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước, bảo vệ lợi ích sống còn, bảo vệ quyền con người của dân tộc và của mỗi người Việt Nam chúng ta.
Bài học kinh nghiệm thứ hai, đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ.
Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu cước của nhân dân ta trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta”. Đường lối chính trị, quân sự của Đảng bao gồm những quan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc, phương châm chỉ đạo cách mạng, chỉ đạo chiến tranh, là thành quả của một tư duy cách mạng và khoa học, vừa đánh vừa hiểu địch, hiểu ta, vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, từng bước bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh qua các giai đoạn kháng chiến, nổi bật là tinh thần dám đánh, dám thắng và khả năng biết đánh, biết thắng của quân và dân ta, của Đảng và dân tộc ta.
Quan điểm chủ đạo trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là: Miền Nam giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, mở đường đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là cuộc kháng chiến của cả nước, do một đảng lãnh đạo, một nhân dân, một dân tộc, một quân đội tiến hành. Sức mạnh tất thắng của kháng chiến chống Mỹ là cả nước đánh giặc; không có cả nước thì không thể thắng được.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của con đường cách mạng bạo lực được thực hiện bằng hai lực lượng cơ bản: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, bằng hai hình thức đấu tranh cơ bản: đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó là đặc điểm nổi bật tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ.
Bài học kinh nghiệm thứ ba, nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật chiến tranh nhân dân chống Mỹ đi từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Đó là nghệ thuật động viên tổ chức toàn dân, cả nước tiến hành chiến tranh với hai lực lượng quân sự và chính trị, hai hình thức đấu tranh vũ trang và chính trị, chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, tiến công và nổi dậy, làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ, theo quy luật vận động của cách mạng trong chiến tranh. Đó là nghệ thuật kết hợp tiến công địch ở miền Nam với bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc với tăng cường sức mạnh mọi mặt cho miền Nam, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường trên một thế chiến lược tiến công chung của nhân dân ba nước Đông Dương.
Đó chủ yếu là nghệ thuật tiến công kiên quyết, tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao với hình thức phong phú, đa dạng và hiệu lực chiến lược ngày càng cao; nghệ thuật kết hợp chiến đấu với xây dựng, phát triển lực lượng, kết hợp chiến đấu với sản xuất và không ngừng ổn định đời sống nhân dân trong chiến tranh, không ngừng tăng cường thực lực của cuộc kháng chiến, càng đánh càng mạnh…
Bài học kinh nghiệm thứ tư, tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc.
Sức sáng tạo về mặt tổ chức trong kháng chiến chống Mỹ thật vô cùng phong phú. Trong phạm vi tổ chức chiến tranh, đó là tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, càng đánh càng mạnh.
Một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đường lối và nghệ thuật tổ chức là xây dựng Đảng, nâng cao tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng bằng cách nâng cao trình độ lý luận và tư tưởng, ra sức bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất và năng lực lãnh đạo của tất cả đảng viên; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin; tập trung sức mạnh cả nước để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, giành độc lập hoàn toàn, hòa bình thống nhất đất nước.
Một trong những nội dung cơ bản của đường lối và nghệ thuật tổ chức của cuộc kháng chiến chống Mỹ là: xây dựng khối đoàn kết toàn dân theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ba mươi mốt triệu đồng bào cả nước là ba mươi mốt triệu chiến sĩ diệt Mỹ” thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Toàn dân đánh giặc cần phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đảng ta thống nhất việc tổ chức và lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc nhằm tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân chống Mỹ.
Đường lối và nghệ thuật tổ chức của Đảng tạo nên lực lượng cả nước đánh giặc lớn nhất trong lịch sử dân tộc ta, là cơ sở vững chắc của thế chiến lược tiến công phát triển vững mạnh, sắc bén của chiến tranh nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ sức đánh thắng lực lượng và bộ máy chiến tranh đồ sộ và hiện đại của Mỹ.
Bài học kinh nhiệm thứ năm, căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc.
Trong chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược, Đảng ta xác định con đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước còn lâu dài, gian khổ. Phải chuẩn bị căn cứ địa cho cuộc đấu tranh cách mạng, chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh giải phóng. Xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là “xây dựng căn cứ địa cách mạng cho cả nước”.
Ở miền Nam khi đình chiến, lực lượng vũ trang tập kết ra Bắc, các vùng tự do, căn cứ kháng chiến bị chính quyền tay sai Mỹ kiểm soát. Trong những năm đầu, đấu tranh chính trị đòi hoà bình thống nhất đất nước theo hiệp định Giơnevơ, ta chủ trương giữ gìn lực lượng, giữ vững các cơ sở cách mạng đã có, xây dựng và phát triển các cơ sở mới. Những năm sau, các “làng rừng” ở U minh được tổ chức lại thành căn cứ chiến đấu. Các căn cứ kháng chiến chống Pháp như Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười, Rừng Sát... được xây dựng lại. Các khu “bất hợp pháp” ở vùng rừng núi được xây dựng, tổ chức thành các căn cứ địa cách mạng. Lực lượng cách mạng địa phương có nơi đứng chân an toàn, có chỗ dựa để xây dựng và chiến đấu chống quân địch khủng bố, càn quét.
Sau khi có Nghị quyết 15, phong trào Đồng khởi bùng lên khắp miền Nam. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đã phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch. Các căn cứ địa cách mạng được mở rộng thành vùng giải phóng với thế đứng chân vững chắc. Đến những năm cuối chiến tranh, vùng giải phóng được mở rộng từ Trị Thiên tới Liên khu V, Tây Nguyên vào tới miền Đông Nam Bộ, vây quanh thành phố Sài Gòn, nối liền với đồng bằng Sông Cửu Long, cùng với các “căn cứ lõm”, các “cơ sở” ở sâu trong vùng địch kiểm soát, trong đó, cơ bản nhất là “căn cứ trong lòng dân”, trở thành hậu phương chiến lược tại chỗ vững chắc của chiến trường miền Nam.
Ngoài ra, trong kháng chiến chống Mỹ, dần dần hình thành liên minh chiến đấu giữa ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia. Chúng ta đã xây dựng và giữ vững căn cứ địa, mở rộng thành vùng giải phóng, dựa lưng được vào căn cứ - vùng giải phóng của cách mạng Lào và Campuchia, tạo thành hậu phương chiến lược tại chỗ trên chiến trường miền Nam, là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Xây dựng căn cứ địa- hậu phương vững mạnh về mọi mặt, trong đó có hệ thống giao thông vận tải thông suốt, giữ được giao lưu với quốc tế, đó là bài học sâu sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đó còn là bài học thiết thực cho ngày nay và cả mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bài học kinh nghiệm thứ sáu, đoàn kết, liên minh với nhân dân lào và nhân dân Campuchia.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta có mối liên quan chặt chẽ với cuộc chống Mỹ của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, vì đế quốc Mỹ tiến hành “chiến lược khu vực” để xâm lược ba nước.
Phát huy truyền thống láng giềng gắn bó nhau từ xa xưa về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, quốc phòng, kế thừa và phát triển truyền thống đoàn kết chống Pháp thành công của ba dân tộc, trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn để giúp Lào, Campuchia, cũng như nhân dân hai nước bạn đã hết lòng giúp đỡ chúng ta. Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta cũng là thành quả chung của ba nước Đông Dương. Đó là kết quả của đường lối kháng chiến đúng đắn, đường lối quốc tế trong sáng của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Bài học kinh nghiệm thứ bảy, đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh của thời đại, xem đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao làm mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta để đánh thắng kẻ thù. Đảng ta biết khai thác, phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết quốc tế chống Mỹ và thắng Mỹ.
Từ kinh nghiệm cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới cho thấy: Trong thời đại thế giới hướng vào mục tiêu chung là hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, bất cứ dân tộc nào muốn giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc chống những kẻ thù lớn mạnh, thì đi đôi với việc dựa vào sức mình là chính, nhất thiết phải tranh thủ cho được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo bầu bạn quốc tế, khai thác tối đa sức mạnh của thời đại.
Bài học kinh nghiệm thứ tám, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, xét cho cùng là thắng lợi của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Địch thua ta chủ yếu vì chúng không đối phó nổi với hàng chục triệu bộ óc luôn tìm tòi phương thức, phương pháp đánh chúng trong mọi tình huống, theo muôn hình vạn trạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thức tỉnh lòng yêu nước tiềm ẩn ở mỗi người Việt Nam trong những đêm dài nô lệ và phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, gắn yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội, giải phóng con người, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Đảng ta làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam được thực hành vào công việc yêu nước, sức mạnh riêng lẻ của từng con người đoàn kết thành sức mạnh tổng hợp của cả nước kháng chiến và kiến quốc thành công.
Đã 42 năm sau ngày 30-4-1975 Đảng ta vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, trong tình hình thế giới, khu vực còn có nhiều diễn biến rất phức tạp, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, những bài học kinh nghiệm quý báu trên vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là những chỉ dẫn quan trọng cho nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay./.
Thành Nhân