Truy cập hiện tại

Đang có 75 khách và không thành viên đang online

Công tác Lịch sử Đảng

Công tác Lịch sử Đảng từ kết quả đạt được năm 2014

(TGAG)- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc tổng kết chặng đường đấu tranh cách mạng, đúc kết những kinh nghiệm xây dựng Đảng, kinh nghiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới; hệ thống tuyên giáo các cấp đã chủ động làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy nghiên cứu, biên soạn, xuất bản ấn phẩm lịch sử, cũng như tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng địa phương.
Trong năm 2014, công tác lịch sử Đảng đã gặt hái nhiều thành tựu đáng kể, cũng là năm chuẩn bị Đại hội Đảng nên các địa phương tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương xem đây là thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp năm 2015. Một số kết quả tiêu biểu đạt được trong năm 2014 được ghi nhận: 
Về công tác biên tập - thẩm định, các địa phương bắt đầu quan tâm thực hiện thẩm định bản thảo Lịch sử Đảng bộ từ nội dung đến hình thức, rà soát, chắt lọc những sự kiện lịch sử qua các thời kỳ, những thành tựu đạt được trong giai đoạn đổi mới đảm bảo đúng tính Đảng và tính khoa học. Trong năm 2014 toàn tỉnh đã xuất bản được 14 ấn phẩm, thẩm định 13 bản thảo; góp ý 20 bản thảo lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng và lịch sử Đảng bộ. Nhìn chung, các bản thảo được thẩm định một cách thận trọng, tỉ mỉ thống nhất với lịch sử Đảng bộ tỉnh. Ngoài ra Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn tham gia 07 hội đồng thẩm định và nghiệm thu đề tài khoa học như lịch sử Đảng bộ thành phố Long Xuyên (2000 - 2010), 80 năm lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh An Giang (1931 - 2011), lực lượng vũ trang địa phương An Giang (1975 - 2010), tổng kết lịch sử Công an nhân dân tỉnh An Giang trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh An Giang... Các đề tài khoa học mang ý nghĩa lịch sử to lớn góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Về công tác xác minh và cung cấp tư liệu, thực hiện xác minh 05 hồ sơ đề nghị công nhận lão thành cách mạng và Tiền khởi nghĩa được hưởng chế độ chính sách đúng như quy định. Tài liệu lịch sử được cung cấp đến tận cơ sở, các địa phương trong và ngoài tỉnh lẫn Trung ương như cung cấp cho Ban Tuyên giáo Trung ương đề tài Lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam.
Ý thức được giá trị quan trọng của tư liệu là phần “hồn”, là nhân tố quyết định đến chất lượng lịch sử Đảng bộ nên các huyện, thị, thành thực hiện lưu trữ tài liệu và chủ động tiến hành sưu tầm tư liệu lịch sử không những từ cơ sở, địa phương mà còn đến kho lưu trữ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, qua đó đã sưu tầm, tìm kiếm những tư liệu quý về phong trào đấu tranh của địa phương một cách toàn diện và đầy đủ hơn. 
Công tác phối hợp ngày càng chặt chẽ. Các địa phương chủ động phối hợp với cơ sở thường xuyên và liên tục; kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, từ đó cơ sở có thêm những kinh nghiệm về sưu tầm, biên soạn, thẩm định và xuất bản.
Công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng được các địa phương chú trọng đẩy mạnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: biên soạn thành đề cương gửi đến từng chi, đảng bộ, các cơ sở giáo dục, các đoàn thể làm nội dung giáo dục học sinh, đoàn viên, hội viên; đưa vào bài giảng lịch sử Đảng bộ tại trung tâm bồi dưỡng chính trị, đề cương tuyên truyền lồng ghép buổi sinh hoạt chi bộ, phát loa trên đài truyền thanh hay phát động cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương... Tựu trung lại, công tác tuyên truyền giáo dục đã phát huy sức mạnh vốn có của nó góp phần to lớn vào việc nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, học sinh, quần chúng nhân dân về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước để ra sức học tập, lao động và công tác xứng đáng với những cống hiến của cha ông để lại.
Bên cạnh kết quả đạt được thì công tác lịch sử Đảng đôi lúc vẫn chưa đạt yêu cầu về công tác thẩm định; một số địa phương còn có biểu hiện giao khoán cho bộ phận chuyên môn mà không tuân theo quy trình thẩm định đã được hướng dẫn; địa phương thay đổi cán bộ chuyên trách thường xuyên, do đó khi thực hiện lúng túng, phân công người không am tường lịch sử, tư liệu lưu trữ không còn, lập Ban Chỉ đạo nhưng không có người chịu trách nhiệm biên soạn chính... nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và chất lượng công việc. Các địa phương khi tái bản lịch sử ít chú ý đến phần chuẩn bị bổ sung mà chỉ viết tóm tắt thêm thành tựu giai đoạn tiếp theo, thậm chí trích dẫn văn kiện đại hội đưa vào làm tốn kém kinh phí và không đạt yêu cầu việc bổ sung, tái bản ấn phẩm lịch sử...
Qua một năm nhìn lại, các địa phương đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng trong năm 2015, không ngừng nâng lên về chất và đạt hiệu quả thiết thực./.

Trúc Linh

Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40093578