Công tác Lịch sử Đảng
Phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh An Giang chống địch thảm sát người dân
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 1 2016 08:28
- Lượt xem: 6952
(TGAG)- Năm 1970, địch chuyển từ “bình định cấp tốc” sang giai đoạn “bình định đặc biệt” với âm mưu, thủ đoạn thâm độc hơn, đánh phá toàn diện hơn. Song song với tập trung cao độ lực lượng và phương tiện chiến tranh hiện đại đánh phá cách mạng, địch còn dùng chiến tranh tâm lý chia rẽ nội bộ nhân dân; mua chuộc, lôi kéo tôn giáo vào “Mặt trận liên minh chống cộng”, đẩy mạnh các chiến dịch “Phượng Hoàng”, “Thiên Nga” đánh phá cơ sở cách mạng, bôi đen gia đình cách mạng… Mặt khác, địch tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh ở đô thị.
Dù địch đánh phá liên tục, phong trào quần chúng và thanh niên, sinh viên, học sinh đấu tranh vẫn liên tục diễn ra rộng khắp đòi dân sinh, dân chủ, chống đôn quân, bắt lính, chống đàn áp, bắt bớ sinh viên, học sinh, phật tử, vận động thanh niên tòng quân vào bộ đội, du kích... Đặc biệt, giới sinh viên, học sinh tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị qui mô, trong đó có cuộc đấu tranh chống Ủy ban Phượng Hoàng bắt giữ và tra tấn đến chết một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Anh Nguyễn Hồng Đặng, làm thợ mộc ở quân y viện, ngày 17-11-1971, bị Ủy ban Phượng Hoàng bắt vì tình nghi có liên quan đến Việt cộng và bị tra khảo đến chết. Trước cái chết của anh, lúc đầu cơ sở cách mạng công khai nội ô thị xã Long Xuyên vận động Trưởng quân y viện (Trung tá Tích) và Trưởng ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quận Châu Thành (ông Phan Văn Mưu) lên tiếng đấu tranh, sau đó cuộc đấu tranh ngày càng lớn mạnh và kéo dài nhiều ngày.
Từ ngày 19-11-1971 đến ngày 27/11/1971, cơ sở nội ô thị xã tổ chức biểu tình chống Ủy ban Phượng Hoàng có quy mô lớn. Học sinh, sinh viên Đại học Hòa Hảo tham gia cùng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và quần chúng đấu tranh. Liên đoàn học sinh và đại diện sinh viên viết, in truyền đơn, ra tuyên cáo… phát động trong sinh viên, học sinh.
Cao trào đấu tranh vào sáng ngày 22-11-1971 có đến 10.000 người gồm tín đồ PGHH, trong đó có hơn 500 sinh viên, học sinh kéo đến quân y viện mang quan tài nạn nhân đi tuần hành quanh nội ô thị xã Long Xuyên. Vừa đi, đoàn biểu tình vừa hô vang các khẩu hiệu:
- Đả đảo chính quyền chà đạp dân chủ, pháp luật
- Đả đảo chiến dịch Phượng Hoàng
- Giải tán Ủy ban Phượng Hoàng
- Trừng trị kẻ sát nhân
- Bồi thường cho gia đình nạn nhân…
Đoàn còn phát loa và hô vang câu: “Phượng Hoàng về núi vang ca, Phượng Hoàng về tỉnh dân la, dân sầu”.
Đoàn biểu tình càng lúc càng đông lên đến hàng chục ngàn người mang quan tài nạn nhân đến để trước Tòa hành chánh tỉnh. Tại đây, đại diện sinh viên, học sinh tranh đấu đọc kháng thư phản đối Ủy ban Phượng Hoàng giết người vô tội, đòi chính quyền xử lý kẻ sát nhân và bồi thường cho gia đình nạn nhân. Sau đó đoàn tiếp tục diễu hành qua các đường phố và mang quan tài đến đặt tại đài chiến sĩ (công trường Trưng Nữ Vương hiện nay) để tố cáo tội ác địch trước nhân dân địa phương và khu vực, nhằm hạ uy thế địch, đồng thời buộc Tỉnh trưởng thực hiện yêu sách, trừng trị và giải tán Ủy ban Phượng Hoàng. Xung quanh là rừng người và khẩu hiệu chống chiến dịch Phượng Hoàng. Đoàn đốt hình nộm con chim Phượng Hoàng rất to với những tiếng hô vang dội “đả đảo Ủy ban Phượng Hoàng”.
Đến tối, sinh viên, học sinh tổ chức “đêm không ngủ, đốt lửa căm thù” với cả ngàn học sinh, sinh viên và quần chúng, có cả binh sĩ, thương phế binh… tham gia sinh hoạt, đấu tranh… Dưới ánh lửa căm thù, lần lượt đại diện sinh viên, học sinh tranh đấu, Giáo hội, Tỉnh hội Phật giáo Hòa Hảo, giáo giới, công chức, phật tử đọc tuyên cáo và kháng thư của mình. Sau mỗi bài tuyên cáo là tiếng hô khẩu hiệu đấu tranh vang dậy; sinh viên, học sinh hát bài “Dậy mà đi” và các bài tranh đấu khác. Đồng bào thị xã Long Xuyên tự động đem củi đến để tiếp lửa đấu tranh và mang thức ăn, nước uống tiếp tế cho đoàn biểu tình, tạo sức mạnh cho đêm không ngủ kéo dài trong không khí hăng hái, sôi động.
Những ngày sau, đoàn sinh viên, học sinh, quần chúng và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục xuống đường biểu tình đấu tranh, đêm đến tổ chức đốt lửa căm thù. Song song với biểu tình đấu tranh, đoàn tranh thủ được số nghị sĩ, dân biểu là đại biểu giáo hội cùng tham gia và được các tờ báo Đuốc Nhà Nam, Cấp Tiến, Tin sớm đăng tin.
Trước khí thế của đoàn đấu tranh, cuối cùng đã buộc Tỉnh trưởng chấp nhận bồi thường nhân mạng cho gia đình người bị hại, bắt giam bọn giết người và tuyên bố giải tán Ủy ban Phượng Hoàng, tuy thực chất chỉ là hình thức.
Cuộc đấu tranh thắng lợi đã làm chính quyền địch mất thế, góp phần làm thất bại một bước quan trọng trong âm mưu bình định, dùng bọn Phượng Hoàng khủng bố, đàn áp nhân dân của Mỹ và chính quyền tay sai./.
Dù địch đánh phá liên tục, phong trào quần chúng và thanh niên, sinh viên, học sinh đấu tranh vẫn liên tục diễn ra rộng khắp đòi dân sinh, dân chủ, chống đôn quân, bắt lính, chống đàn áp, bắt bớ sinh viên, học sinh, phật tử, vận động thanh niên tòng quân vào bộ đội, du kích... Đặc biệt, giới sinh viên, học sinh tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị qui mô, trong đó có cuộc đấu tranh chống Ủy ban Phượng Hoàng bắt giữ và tra tấn đến chết một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Anh Nguyễn Hồng Đặng, làm thợ mộc ở quân y viện, ngày 17-11-1971, bị Ủy ban Phượng Hoàng bắt vì tình nghi có liên quan đến Việt cộng và bị tra khảo đến chết. Trước cái chết của anh, lúc đầu cơ sở cách mạng công khai nội ô thị xã Long Xuyên vận động Trưởng quân y viện (Trung tá Tích) và Trưởng ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quận Châu Thành (ông Phan Văn Mưu) lên tiếng đấu tranh, sau đó cuộc đấu tranh ngày càng lớn mạnh và kéo dài nhiều ngày.
Từ ngày 19-11-1971 đến ngày 27/11/1971, cơ sở nội ô thị xã tổ chức biểu tình chống Ủy ban Phượng Hoàng có quy mô lớn. Học sinh, sinh viên Đại học Hòa Hảo tham gia cùng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và quần chúng đấu tranh. Liên đoàn học sinh và đại diện sinh viên viết, in truyền đơn, ra tuyên cáo… phát động trong sinh viên, học sinh.
Cao trào đấu tranh vào sáng ngày 22-11-1971 có đến 10.000 người gồm tín đồ PGHH, trong đó có hơn 500 sinh viên, học sinh kéo đến quân y viện mang quan tài nạn nhân đi tuần hành quanh nội ô thị xã Long Xuyên. Vừa đi, đoàn biểu tình vừa hô vang các khẩu hiệu:
- Đả đảo chính quyền chà đạp dân chủ, pháp luật
- Đả đảo chiến dịch Phượng Hoàng
- Giải tán Ủy ban Phượng Hoàng
- Trừng trị kẻ sát nhân
- Bồi thường cho gia đình nạn nhân…
Đoàn còn phát loa và hô vang câu: “Phượng Hoàng về núi vang ca, Phượng Hoàng về tỉnh dân la, dân sầu”.
Đoàn biểu tình càng lúc càng đông lên đến hàng chục ngàn người mang quan tài nạn nhân đến để trước Tòa hành chánh tỉnh. Tại đây, đại diện sinh viên, học sinh tranh đấu đọc kháng thư phản đối Ủy ban Phượng Hoàng giết người vô tội, đòi chính quyền xử lý kẻ sát nhân và bồi thường cho gia đình nạn nhân. Sau đó đoàn tiếp tục diễu hành qua các đường phố và mang quan tài đến đặt tại đài chiến sĩ (công trường Trưng Nữ Vương hiện nay) để tố cáo tội ác địch trước nhân dân địa phương và khu vực, nhằm hạ uy thế địch, đồng thời buộc Tỉnh trưởng thực hiện yêu sách, trừng trị và giải tán Ủy ban Phượng Hoàng. Xung quanh là rừng người và khẩu hiệu chống chiến dịch Phượng Hoàng. Đoàn đốt hình nộm con chim Phượng Hoàng rất to với những tiếng hô vang dội “đả đảo Ủy ban Phượng Hoàng”.
Đến tối, sinh viên, học sinh tổ chức “đêm không ngủ, đốt lửa căm thù” với cả ngàn học sinh, sinh viên và quần chúng, có cả binh sĩ, thương phế binh… tham gia sinh hoạt, đấu tranh… Dưới ánh lửa căm thù, lần lượt đại diện sinh viên, học sinh tranh đấu, Giáo hội, Tỉnh hội Phật giáo Hòa Hảo, giáo giới, công chức, phật tử đọc tuyên cáo và kháng thư của mình. Sau mỗi bài tuyên cáo là tiếng hô khẩu hiệu đấu tranh vang dậy; sinh viên, học sinh hát bài “Dậy mà đi” và các bài tranh đấu khác. Đồng bào thị xã Long Xuyên tự động đem củi đến để tiếp lửa đấu tranh và mang thức ăn, nước uống tiếp tế cho đoàn biểu tình, tạo sức mạnh cho đêm không ngủ kéo dài trong không khí hăng hái, sôi động.
Những ngày sau, đoàn sinh viên, học sinh, quần chúng và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục xuống đường biểu tình đấu tranh, đêm đến tổ chức đốt lửa căm thù. Song song với biểu tình đấu tranh, đoàn tranh thủ được số nghị sĩ, dân biểu là đại biểu giáo hội cùng tham gia và được các tờ báo Đuốc Nhà Nam, Cấp Tiến, Tin sớm đăng tin.
Trước khí thế của đoàn đấu tranh, cuối cùng đã buộc Tỉnh trưởng chấp nhận bồi thường nhân mạng cho gia đình người bị hại, bắt giam bọn giết người và tuyên bố giải tán Ủy ban Phượng Hoàng, tuy thực chất chỉ là hình thức.
Cuộc đấu tranh thắng lợi đã làm chính quyền địch mất thế, góp phần làm thất bại một bước quan trọng trong âm mưu bình định, dùng bọn Phượng Hoàng khủng bố, đàn áp nhân dân của Mỹ và chính quyền tay sai./.
NGỌC NGA