Truy cập hiện tại

Đang có 44 khách và không thành viên đang online

Công tác Lịch sử Đảng

Hội thảo khoa học quốc gia về công đức và đạo hành Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền

(TUAG)- Sáng ngày 05/03 (nhằm 14/2 âm lịch), tại Tổ đình Phi Lai (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia về công đức và đạo hạnh Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, Tổ Đình Phi Lai: “Hội tụ và Lan tỏa”.


Đến dự có đại diện Hội đồng chứng minh, Hội đồng Trị sự; các ban, ngành, viện Trung ương và địa phương; Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG); Chư tăng, giáo phẩm; Thường trực Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh An Giang và các tỉnh, thành lân cận.


Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Minh Khánh - Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, cho rằng: “Việc tổ chức Hội thảo khoa học “Công đức và đạo hạnh Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, Tổ đình Phi Lai: Hội tụ và Lan tỏa” nhằm tưởng nhớ công lao của Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền trong việc chấn hưng Phật giáo và phụng sự dân tộc vào nữa đầu thế kỷ XX; đánh giá những công lao của Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền và Tổ đình Phi Lai đối với đạo pháp và dân tộc. Đây cũng là dịp để nhìn nhận và định hướng giúp GHPG Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay, cũng là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết và thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Qua Hội thảo, ông Lê Minh Khánh - Vụ trưởng Vụ Phật giáo cũng mong muốn: “GHPG Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm nhiều hội thảo ý nghĩa, thiết thực nhằm đánh giá vai trò, vị trí của các vị Tổ sư, các Tổ đình, Sơn môn, Hệ phái trong việc xây dựng, tổ chức chung GHPG Việt Nam; những di sản mà Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, Tổ đình Phi Lai để lại sẽ là chỗ dựa tinh thần, nguồn động lực cho các thế hệ tăng ni, phật tử trẻ noi theo và tiếp bước. Đồng thời, những đóng góp của Tổ sư là tiền đề quan trọng để tìm ra cách thức và giải pháp cho những bước phát triển toàn diện của GHPG Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo”.


Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, thế danh Nguyễn Thế Hiển sinh tháng 2 năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm Tân Tỵ (1881) khi tỏ ngộ lý vô thường, ngài đến xin quy y xuất gia với Tổ Minh Mai - Phương Danh, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm - Gia Định, được Tổ ban pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39. Sau thời dài tịnh tu ở vùng Núi Cấm, đến năm 1905, Tổ sư được người dân và Phật tử xung quanh làng Tú Tề biết đến là vị thiền sư có tấm lòng từ bi cao cả và giới đức uy nghiêm nên đã cung thỉnh ngài về trụ trì chùa Phi Lai. Từ đó, ngài ở lại làng để hoằng truyền chánh pháp, nuôi dạy tăng tài, cứu tế từ thiện và trùng tu ngôi chùa lá đơn sơ bé nhỏ trở thành một chốn Tổ khang trang. Năm Quý Dậu (1933), ngài thọ bệnh và trước khi viên tịch ngài chắp tay niệm lớn: “Nhất niệm Viên Quang tội tánh không, đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh”, niệm xong rồi an nhiên viên tịch vào ngày rằm tháng 2 năm Quý Dậu, trụ thế 73 năm và 52 mùa “An cư kiết hạ”.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài GHPG Việt Nam có nhiều bài tham luận đánh giá một cách khoa học, khách quan về Tổ đình Phi Lai cùng Tổ sư Chí Thiền đối với phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tinh thần nhập thế, hộ quốc an dân lẫn sự nghiệp giáo dục, đào tạo tăng tài,...

Hữu Ngọc
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40579386