Truy cập hiện tại

Đang có 30 khách và không thành viên đang online

Công tác Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang về nguồn viếng nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng

(TUAG)- Nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1983 năm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày 08/3/2023, Công đoàn cơ sở cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tổ chức hành trình về nguồn viếng nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng.
 

Đoàn thắp dâng hương tưởng niệm nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng

Đoàn do đồng chí Lâm Thành Sĩ, TUV, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Lâm Văn Giàu, Chủ tịch Công đoàn cơ sở cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Hà Minh Trang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chợ Mới; đồng chí Huỳnh Văn Khuẩn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chợ Mới.


Chụp ảnh lưu niệm trước Bia tưởng niệm nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng

Tại bia tưởng niệm, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang được nghe về cuộc đời, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất, dũng cảm của nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng.

Chị Huỳnh Thị Hưởng (bí danh Sáu Hồng), sinh năm 1945 trong một gia đình trung nông theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thân sinh là ông Huỳnh Văn Đê và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Huôi.

Chị Huỳnh Thị Hưởng thứ sáu trong gia đình có chín anh chị em. Học hết tiểu học ở trường làng, mới 15 tuổi, Chị đã thoát ly gia đình tham gia kháng chiến. Năm 18 tuổi, Chị được kết nạp vào Đảng, ít lâu sau chị được bầu Chi ủy viên Chi bộ xã Hội An, được phân công Hội trưởng phụ nữ xã kiêm Xã đội phó. Dù phụ trách công tác phụ nữ nhưng Chị rất xông xáo hoạt động vũ trang, diệt ác, bao vây đồn bót địch. Anh em du kích rất kính nể Chị. Chị có biệt tài bắn súng và gài trái rất nhanh, có sáng kiến đục lỗ trong thân cây để gài lựu đạn vào rồi dán truyền đơn lên, lính ngụy phát hiện truyền đơn xúm lại xé và lựu đạn nổ gây thương vong. Bọn lính rất khiếp sợ oai danh “xuất quỷ nhập thần” của Sáu Hồng.


Đoàn chụp ảnh trước nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ, xã Hội An, huyện Chợ Mới

Tại bia tưởng niệm, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang được nghe về cuộc đời, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất, dũng cảm của nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng.

Chị Huỳnh Thị Hưởng (bí danh Sáu Hồng), sinh năm 1945 trong một gia đình trung nông theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thân sinh là ông Huỳnh Văn Đê và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Huôi.

Chị Huỳnh Thị Hưởng thứ sáu trong gia đình có chín anh chị em. Học hết tiểu học ở trường làng, mới 15 tuổi, Chị đã thoát ly gia đình tham gia kháng chiến. Năm 18 tuổi, Chị được kết nạp vào Đảng, ít lâu sau chị được bầu Chi ủy viên Chi bộ xã Hội An, được phân công Hội trưởng phụ nữ xã kiêm Xã đội phó. Dù phụ trách công tác phụ nữ nhưng Chị rất xông xáo hoạt động vũ trang, diệt ác, bao vây đồn bót địch. Anh em du kích rất kính nể Chị. Chị có biệt tài bắn súng và gài trái rất nhanh, có sáng kiến đục lỗ trong thân cây để gài lựu đạn vào rồi dán truyền đơn lên, lính ngụy phát hiện truyền đơn xúm lại xé và lựu đạn nổ gây thương vong. Bọn lính rất khiếp sợ oai danh “xuất quỷ nhập thần” của Sáu Hồng.

Ngày 14/7/1965 (nhằm ngày 16/6/1965 âm lịch), lúc hỗ trợ đồng đội thực hiện nhiệm vụ diệt xã trưởng Hoanh trong dịp cúng đình, bị chỉ điểm, Chị sa vào tay giặc. Liên tục trong 3 ngày, đối diện với kẻ thù tàn bạo, từ bọn tề ngụy xã cho đến cố vấn Mỹ tra tấn bằng những nhục hình man rợ, Chị vẫn dũng cảm, kiên định phi thường, không khuất phục. Chúng lôi Chị ra chợ Cái Tàu để khủng bố tinh thần quần chúng. Chị điềm tĩnh, hiên ngang nhắn lại với đồng bào, đồng đội “Bà con an tâm, tôi không khai báo gì, tôi có chết còn nhiều người khác làm cách mạng. Cách mạnh nhất định sẽ thắng lợi”. Bất lực, tức tối trước sự gan góc của người con gái Hội An, đêm 17 rạng ngày 18/7/1965 (nhằm đêm 19 rạng ngày 20/6/1965 âm lịch), kẻ thù đã hành quyết Chị một cách rất dã man... Sáng ra, người dân thấy xác người con gái chỉ mới đôi mươi nằm vất vưởng bên bờ kinh Cái Tàu với hình hài chẳng còn nguyên vẹn vì sự dã man, khát máu, vô nhân đạo của bọn xâm lược và bè lũ tay sai.

Sự hy sinh trong khí tiết hiên ngang, quật cường của Chị Huỳnh Thị Hưởng đã cổ vũ các thế hệ quân dân Hội An, Chợ Mới noi gương, tiếp bước, đẩy mạnh hoạt động kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian lao, ác liệt cho đến ngày thắng lợi.

Sau khi hòa bình được lập lại, quê hương sạch bóng quân thù, cả nước thống nhất, bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 29/3/1985, Hội đồng Nhà nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân cho liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng.

Để ghi nhớ công lao của nữ Anh hùng liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng, thời gian qua Đảng bộ, Chính quyền và các ngành, các cấp tỉnh An Giang đã có nhiều hình thức tôn vinh như: Lấy tên Chị Huỳnh Thị Hưởng đặt tên trường học, đường phố; vinh danh Chị trong các ấn phẩm lịch sử Đảng, địa chí; làm phim, sáng tác văn học nghệ thuật về tấm gương hy sinh của Chị; tổ chức hội thi tìm hiểu về cuộc đời của Chị…

Chuyến về nguồn khép lại nhưng đã đọng lại nhiều kỷ niệm đẹp và niềm tự hào trong lòng của mỗi cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc,  của quê hương An Giang, được hiểu và biết thêm về về cuộc đời, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất, dũng cảm của nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hưởng – người con gái anh hùng của quê hương An Giang. Từ đó nuôi dưỡng, lan tỏa lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống, không ngừng rèn luyện, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc quê hương, đất nước./.

NGỌC HÂN
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40579488