Công tác Lịch sử Đảng
Phú Hội - xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Thứ năm, 19 Tháng 8 2021 18:17
- Lượt xem: 2341
(TUAG)- Phú Hội là xã biên giới thuộc huyện An Phú. Phía Bắc giáp xã Nhơn Hội, phía Đông giáp thị trấn An Phú và xã Phước Hưng, phía Nam giáp xã Vĩnh Hội Đông, phía Tây giáp vương quốc Campuchia. Ngày 24/6/2005, Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Hội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phú Hội tuyên truyền phát thanh lưu động về phòng chống dịch COVID-19
Trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Chi bộ và Nhân dân xã Phú Hội luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xã Phú Hội đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Chi bộ xã phân công đảng viên bám dân củng cố, xây dựng cơ sở quần chúng, thi hành Hiệp định, đòi dân sinh dân chủ, chống bắt những người kháng chiến cũ… Cán bộ, đảng viên xã đã tổ chức quần chúng tham gia các cuộc biểu tình và ký tên vào bản kiến nghị gửi đến Ủy hội quốc tế đóng tại Tân Châu đòi lập lại quan hệ bình thường Nam - Bắc, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Nhằm tạo cơ sở trong bộ máy ngụy quyền, Chi bộ đưa người vào Hội đồng hương chính, tề ấp. Nhờ đó, cán bộ, đảng viên hoạt động thuận lợi, bám được địa bàn, vận động Nhân dân. Ngoài ra, Chi bộ còn đưa người vào lực lượng võ trang giáo phái để tuyên truyền, vận động lính chống đi càn quét, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị và bảo vệ cơ sở cách mạng.
Tháng 8/1957, Nhân dân trong xã tham gia cuộc đấu tranh với hơn 3.000 người phản đối địch làm con đường chiến lược từ Cồn Tiên đến Long Bình, xuyên qua mồ mã, ruộng vườn của Nhân dân và bắt người dân đi làm đường. Cuộc đấu tranh kéo dài hàng tháng và giành được thắng lợi.
Tháng 9/1960, hưởng ứng phong trào Đồng khởi, Chi bộ phát động Nhân dân bao vây trụ sở Hội đồng xã, có du kích hỗ trợ, buộc cai tổng giao nộp vũ khí, cảnh cáo nhiều tên ác ôn tạo được sự phấn khởi trong Nhân dân.
Phong trào diệt ác phá kìm nổ ra mạnh mẽ. Giữa năm 1961, lực lượng du kích xã kết hợp cùng địa phương quân huyện tập kích lính Tổng đoàn Bảo an 1, diệt 6 tên, thu 11 khẩu súng.
Tháng 4/1963, hương ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, được lực lượng vũ trang huyện hỗ trợ, du kích xã phối hợp với du kích xã Nhơn Hội phục kích lực lượng dân vệ gần đồn Bắc Đai. Ta bắt 1 trưởng ấp và 1 phụ tá an ninh ấp, thu 1 súng ngắn, 2 súng Mã lai, 8 khẩu Carbine và 1 thùng đạn M.26.
Tháng 12/1963, địch mở đợt càn quét vào xã Phú Hội. Du kích phối hợp địa phương quân huyện đánh trả trận càn của địch để bảo vệ khu vực đứng chân, diệt 14 tên, thu 3 khẩu súng.
Phối hợp cùng hoạt động của du kích, Nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống địch dồn dân, tiến hành phá các hàng rào ấp chiến lược… Chi bộ xã lãnh đạo Nhân dân vừa làm vừa phá như nộp tre non làm chông, hàng rào để mau bị mọt ăn, mục, phá hàng rào kẽm rai, san bằng bờ rào, buộc chúng phải làm lại nhiều lần. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa quân sự, chính trị và binh vận, cuối 1963, quân dân Phú Hội đã phá hoàn toàn ấp chiến lược và giải phóng 2 ấp Phú Thạnh, Phú Hòa.
Đêm 14/4/1964, lực lượng du kích xã tổ chức đánh bọn phỉ Trương Kim Cù và Bảy Đởm tại cầu số 20. Tại đây, địch tập trung 2 tiểu đoàn: tiểu đoàn đặc biệt và tiểu đoàn 2. Ta nắm chắc tình hình hoạt động của địch, lực lượng du kích xã chủ động đánh và ngăn chặn các mũi chi viện của chúng từ các nơi khác về cầu số 20, diệt 26 tên, thu 15 khẩu súng. Bộ phận còn lại của Bảy Đởm tại cầu số 20 và cầu số 8 chạy băng đồng qua mương Tám Sớm, chúng bị lực lực lượng tiểu đoàn 364 chặn đánh gây thiệt hại lớn. Sau đó, tàn quân Bảy Đởm ra hàng.
Ngày 07/4/1967, lực lượng ta đánh sập đồn cầu số 8, tiêu diệt đại đội 5 (xóa luôn phiên hiệu), thu 54 khẩu súng. Để ngăn chặn sự chi viện của địch cho đồn cầu số 8, ta mở đợt pháo kích qua An Phú diệt 2 tên cố vấn Mỹ, 1 phó quận, 3 sĩ quan ngụy, 5 tên lính, đốt cháy 1 trại lính của địch.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã, du kích sát cánh cùng lực lượng huyện mở cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn xã, trong đó điểm chính là cuộc tiến công từ cầu số 12 đến cầu số 21. Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt từ cầu số 19 đến cầu số 20. Địch huy động nhiều lượt trực thăng hỗ trợ. Sau 3 ngày đêm chiến đấu, ta diệt 36 tên (có 1 sĩ quan Mỹ, 2 sĩ quan ngụy), thu 34 súng.
Tháng 7/1970, địch mở trận càn 6 ngày đêm vào xã từ cầu số 8 đến cầu số 20 nhằm phá hủy căn cứ kháng chiến và tiêu diệt lực lượng du kích. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, du kích xã đánh trả quyết liệt các mũi tiến công của địch, diệt 12 tên, thu 3 khẩu súng. Ta hy sinh 1 du kích.
Từ ngày 20-26/5/1972, du kích xã cùng các xã khác trong huyện mở cuộc tấn công vào 5 đồn địch đóng trên địa bàn. Ta hạ được đồn, diệt 22 tên, thu 42 khẩu súng, đồng thời giành quyền làm chủ ấp Phú Mỹ (ấp 3).
Tháng 01/1973, du kích xã phối hợp cùng địa phương quân huyện tổ chức tấn công địch tại cầu số 2, diệt 3 tên và làm chủ địa bàn được 10 ngày.
Ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh đầu hàng, bọn lính ở đồn nghĩa quân cầu số 15 và số 8 xã Phú Hội đều bỏ chạy, 1 trưởng ấp xã đầu hàng và nộp vũ khí cho cách mạng. Đến 7 giờ 40 phút ngày 01/5/1975, xã Phú Hội được hoàn toàn giải phóng./.
Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử Đảng bộ xã Phú Hội 1944 - 2015.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện An Phú.
Phú Hội tuyên truyền phát thanh lưu động về phòng chống dịch COVID-19
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Chi bộ xã phân công đảng viên bám dân củng cố, xây dựng cơ sở quần chúng, thi hành Hiệp định, đòi dân sinh dân chủ, chống bắt những người kháng chiến cũ… Cán bộ, đảng viên xã đã tổ chức quần chúng tham gia các cuộc biểu tình và ký tên vào bản kiến nghị gửi đến Ủy hội quốc tế đóng tại Tân Châu đòi lập lại quan hệ bình thường Nam - Bắc, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Nhằm tạo cơ sở trong bộ máy ngụy quyền, Chi bộ đưa người vào Hội đồng hương chính, tề ấp. Nhờ đó, cán bộ, đảng viên hoạt động thuận lợi, bám được địa bàn, vận động Nhân dân. Ngoài ra, Chi bộ còn đưa người vào lực lượng võ trang giáo phái để tuyên truyền, vận động lính chống đi càn quét, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị và bảo vệ cơ sở cách mạng.
Tháng 8/1957, Nhân dân trong xã tham gia cuộc đấu tranh với hơn 3.000 người phản đối địch làm con đường chiến lược từ Cồn Tiên đến Long Bình, xuyên qua mồ mã, ruộng vườn của Nhân dân và bắt người dân đi làm đường. Cuộc đấu tranh kéo dài hàng tháng và giành được thắng lợi.
Tháng 9/1960, hưởng ứng phong trào Đồng khởi, Chi bộ phát động Nhân dân bao vây trụ sở Hội đồng xã, có du kích hỗ trợ, buộc cai tổng giao nộp vũ khí, cảnh cáo nhiều tên ác ôn tạo được sự phấn khởi trong Nhân dân.
Phong trào diệt ác phá kìm nổ ra mạnh mẽ. Giữa năm 1961, lực lượng du kích xã kết hợp cùng địa phương quân huyện tập kích lính Tổng đoàn Bảo an 1, diệt 6 tên, thu 11 khẩu súng.
Tháng 4/1963, hương ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, được lực lượng vũ trang huyện hỗ trợ, du kích xã phối hợp với du kích xã Nhơn Hội phục kích lực lượng dân vệ gần đồn Bắc Đai. Ta bắt 1 trưởng ấp và 1 phụ tá an ninh ấp, thu 1 súng ngắn, 2 súng Mã lai, 8 khẩu Carbine và 1 thùng đạn M.26.
Tháng 12/1963, địch mở đợt càn quét vào xã Phú Hội. Du kích phối hợp địa phương quân huyện đánh trả trận càn của địch để bảo vệ khu vực đứng chân, diệt 14 tên, thu 3 khẩu súng.
Phối hợp cùng hoạt động của du kích, Nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống địch dồn dân, tiến hành phá các hàng rào ấp chiến lược… Chi bộ xã lãnh đạo Nhân dân vừa làm vừa phá như nộp tre non làm chông, hàng rào để mau bị mọt ăn, mục, phá hàng rào kẽm rai, san bằng bờ rào, buộc chúng phải làm lại nhiều lần. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa quân sự, chính trị và binh vận, cuối 1963, quân dân Phú Hội đã phá hoàn toàn ấp chiến lược và giải phóng 2 ấp Phú Thạnh, Phú Hòa.
Đêm 14/4/1964, lực lượng du kích xã tổ chức đánh bọn phỉ Trương Kim Cù và Bảy Đởm tại cầu số 20. Tại đây, địch tập trung 2 tiểu đoàn: tiểu đoàn đặc biệt và tiểu đoàn 2. Ta nắm chắc tình hình hoạt động của địch, lực lượng du kích xã chủ động đánh và ngăn chặn các mũi chi viện của chúng từ các nơi khác về cầu số 20, diệt 26 tên, thu 15 khẩu súng. Bộ phận còn lại của Bảy Đởm tại cầu số 20 và cầu số 8 chạy băng đồng qua mương Tám Sớm, chúng bị lực lực lượng tiểu đoàn 364 chặn đánh gây thiệt hại lớn. Sau đó, tàn quân Bảy Đởm ra hàng.
Ngày 07/4/1967, lực lượng ta đánh sập đồn cầu số 8, tiêu diệt đại đội 5 (xóa luôn phiên hiệu), thu 54 khẩu súng. Để ngăn chặn sự chi viện của địch cho đồn cầu số 8, ta mở đợt pháo kích qua An Phú diệt 2 tên cố vấn Mỹ, 1 phó quận, 3 sĩ quan ngụy, 5 tên lính, đốt cháy 1 trại lính của địch.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã, du kích sát cánh cùng lực lượng huyện mở cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn xã, trong đó điểm chính là cuộc tiến công từ cầu số 12 đến cầu số 21. Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt từ cầu số 19 đến cầu số 20. Địch huy động nhiều lượt trực thăng hỗ trợ. Sau 3 ngày đêm chiến đấu, ta diệt 36 tên (có 1 sĩ quan Mỹ, 2 sĩ quan ngụy), thu 34 súng.
Tháng 7/1970, địch mở trận càn 6 ngày đêm vào xã từ cầu số 8 đến cầu số 20 nhằm phá hủy căn cứ kháng chiến và tiêu diệt lực lượng du kích. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, du kích xã đánh trả quyết liệt các mũi tiến công của địch, diệt 12 tên, thu 3 khẩu súng. Ta hy sinh 1 du kích.
Từ ngày 20-26/5/1972, du kích xã cùng các xã khác trong huyện mở cuộc tấn công vào 5 đồn địch đóng trên địa bàn. Ta hạ được đồn, diệt 22 tên, thu 42 khẩu súng, đồng thời giành quyền làm chủ ấp Phú Mỹ (ấp 3).
Tháng 01/1973, du kích xã phối hợp cùng địa phương quân huyện tổ chức tấn công địch tại cầu số 2, diệt 3 tên và làm chủ địa bàn được 10 ngày.
Ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh đầu hàng, bọn lính ở đồn nghĩa quân cầu số 15 và số 8 xã Phú Hội đều bỏ chạy, 1 trưởng ấp xã đầu hàng và nộp vũ khí cho cách mạng. Đến 7 giờ 40 phút ngày 01/5/1975, xã Phú Hội được hoàn toàn giải phóng./.
KIM TUYẾN
____________Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử Đảng bộ xã Phú Hội 1944 - 2015.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện An Phú.