Làm theo gương Bác Hồ
Tấm gương sáng về tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 12 2017 15:59
- Lượt xem: 3538
(TGAG)- Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: giáo dục tạo ra sức mạnh cho dân tộc, vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngay từ năm 1945, Người đề nghị mở chiến dịch “diệt giặc dốt” đồng thời với chiến dịch “chống giặc đói” và “chống giặc ngoại xâm”.
Bản thân Người là một tấm gương sáng về tinh thần “Lấy tự học làm cốt” trong suốt cuộc đời mình. Ngay từ thời niên thiếu với tên Nguyễn Sinh Cung, Người đã thể hiện tư chất thông minh, ham học hỏi và có những ý nghĩ táo bạo. Đó là vào dịp tết Ất Tỵ năm 1905, nhà trí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, sau thi đỗ Giải Nguyên, về làng Sen đàm đạo với cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khi hỏi về kế sách cách mạng, cụ Phan trả lời bằng vế đối: “Tiết hiệu đăng trình, lao cán thiên trùng, vọng hoàn thắng viện” (xin tạm dịch: sau tết sẽ lên đường, công việc ngàn trùng vất vả, ước mong tìm được viện trợ). Nguyễn Sinh Cung -đang đứng hầu trà- liền xin cha cho phép được đối: “Đông tiền thượng lộ, tri khu vạn lý, cầu đạt chính thư” (xin tạm dịch: trước mùa đông cũng lên đường, rong ruổi đường dài, mong tìm kế sách đúng). Vế đối sắc sảo, táo bạo của cậu bé 15 tuổi; câu nói của cậu Cung như một lời thề quyết tâm, một sự hứa hẹn, một dự báo tương lai cho con đường cứu nước sau này.
Sau đó, Người được cha cho học trường tiểu học ở thị xã Vinh, rồi vào Huế học trường Pháp - Việt, Đông Ba, trường Quốc học. Bên cạnh việc chứng kiến sự cai trị hà khắc, tàn bạo của thực dân Pháp, Người cũng thấy được nền văn hóa rực rỡ của Pháp với những từ lôi cuốn lòng ham hiểu biết của mình: tự do, bình đẳng, bác ái. Sự háo hức “muốn làm quen với văn minh nước Pháp và tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” đã thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến bến Nhà Rồng ở Sài Gòn. Trong khi các vị tiền bối mong tìm sự giúp đỡ từ các nước phương Đông, thì Người lại đi về phương Tây để tìm hiểu, điều này đã bộc lộ tư duy sáng tạo và độc lập của Người, thể hiện tố chất của nhà lãnh đạo tương lai.
Ngày 3/6/1911, Người xin làm phụ bếp trên tàu Latouche Treville với tên Văn Ba. Ngày 5/6/1911 rời cảng sang Pháp, sau khi ghé bến cảng một số nước, đến ngày 6/7/1911 Người đặt chân lên đất Pháp. Trong thời gian trên tàu, công việc thực sự nặng nhọc so với sức vóc đã chiếm hầu hết thời gian từ 4 giờ sáng đến 21 giờ đêm, Người vẫn tranh thủ dành 2 giờ đồng hồ để tự học tiếng Pháp với mục tiêu cụ thể là thuộc 10 từ mỗi ngày dù bận rộn hay mệt mỏi như thế nào chăng nữa. Trên đất Pháp, vừa làm nhiều nghề để kiếm sống, Người vừa cố học viết báo bằng văn Pháp với suy nghĩ “muốn tuyên truyền cho nước ta, không thể không viết được chữ Pháp”, và với vốn tiếng Pháp ấy chính là điều kiện cần thiết đưa Người tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin. Bắt đầu từ những dòng tin nhỏ, dần dần Người viết cả bài báo dài và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) với những bài viết, kịch bản gây tiếng vang: bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), kịch Con rồng tre … bằng ngôn từ hết sức biểu cảm, tinh tế và giàu sức chiến đấu. Chính tại đất nước Pháp, Bác thay mặt Hội những người Việt Nam gởi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách (gồm 8 điểm) ngày 18/6/1919 đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc mình bằng những lời lẽ hùng hồn, thuyết phục. Người ký tên mới là Nguyễn Ái Quốc. Những ngày đến nước Anh lạnh giá phải kiếm sống bằng nghề đốt lò, quét tuyết, Người vẫn tích cực học tập nâng cao vốn tiếng Anh. Trong bức thư gởi về Pháp cho cụ Phan Chu Trinh, Người viết: Bốn tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn… cháu ước ao bốn, năm năm nữa lúc gặp bác thì sẽ nói và viết tiếng Anh nhiều hơn. Sau này, Người đã đọc các tác phẩm của Shakespeare, Dickens bằng chính ngôn ngữ của đất nước họ.
Ngày 23/6/1923, Người sang Liên Xô với ý nghĩ: Người cách mạng phải nắm được tiếng nói của Lê-nin. Vừa hoạt động cách mạng, Người vừa tham gia học lớp ngắn hạn tại trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva. Đáng tiếc là vào tháng 2/1924, Lê-nin qua đời làm mong ước được gặp gỡ và trò chuyện với Lê-nin của Bác trở thành vô vọng. Đến cuối năm 1924, Người bí mật đến Quảng Châu tiếp tục hoạt động và học tập. Nơi đây, Người càng có điều kiện tự rèn giũa, bồi đắp và hoàn chỉnh vốn Hán học đến độ uyên bác mà ví dụ điển hình là tập “Nhật ký trong tù” (năm 1942-1943). Ngoài tiếng phổ thông Trung Quốc, Người còn có thể nói được tiếng phương ngữ, thổ âm của một số địa phương như Vân Nam, Thượng Hải… Sau này khi đã là Chủ tịch nước, Người kể lại: “Tôi có đến Mỹ, Anh, Đức. Tôi cũng từng sống ở Paris và bắt đầu hoạt động cách mạng cùng các đồng chí Pháp. Nhiều lần tôi qua Liên Xô, Trung Quốc, ở đâu tôi cũng được công nhân dạy tiếng nước họ”. Mùa xuân 1934, Người trở lại Liên Xô và vào học trường Quốc tế Lê-nin, số hiệu sinh viên 375, sinh hoạt nghiên cứu ở nhóm tiếng Pháp. Đến năm 1937, Người làm nghiên cứu sinh với công trình nghiên cứu gồm: Triết học, lịch sử cổ đại - trung đại - cận đại và tiếng Nga. Người là một trong số 21 người được tuyển vào lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, mở cho giảng viên và phiên dịch của Viện nhằm đào tạo các giảng viên có trình độ cao cấp cho các khoa Kinh tế, Lịch sử. Kết quả thi học kỳ I năm học 1937-1938 của Người ở lớp nghiên cứu sinh: đạt Trung bình ở các môn Duy vật biện chứng, Lịch sử cổ đại và trung đại; đạt xuất sắc ở môn Lịch sử hiện đại. Cuối năm, được sự giúp đỡ của các giáo sư, Nguyễn Ái Quốc viết luận án với đề tài tự chọn: cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á.
Như vậy, từ đầu năm 1934 đến cuối năm 1938, Người vừa học tiếng Nga, sử dụng tiếng Pháp, Anh, vừa nghiên cứu khoa học và hoạt động Quốc tế. Năm 1941, Người dịch tóm tắt quyển Lịch sử Đảng Cộng sản Nga sang tiếng Việt làm tài liệu huấn luyện cho đảng viên. Cũng trong năm này, Người viết cuốn sách “Chiến thuật cơ bản của du kích” và “Cách đánh du kích”, đây là tác phẩm quân sự đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc dùng làm tài liệu huấn luyện tại các trường quân chính ở Việt Bắc. Khoảng một năm sau, viết tác phẩm bằng thơ đầu tiên về lịch sử nước ta gồm 236 câu lục bát từ thời kỳ Vua Hùng dựng nước đến năm 1942, tập trung vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, nêu bật truyền thống yêu nước bất khuất và tinh thần đoàn kết dân tộc. Ngày 02/9/1945, Người mang tên Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” do chính tay mình viết tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Đây là bản tuyên ngôn độc lập bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Phải khẳng định rằng, trong 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, dù trong hoàn cảnh nào, ở đâu, làm gì Người luôn thể hiện mục đích học tập cao cả: tích cực học tập tiếp thu kiến thức của nhân loại để giúp dân cứu nước. Bác tự học ngoại ngữ, viết báo, làm thợ ảnh, học đánh máy chữ, học diễn thuyết, học chủ nghĩa Mác… đều hướng tới mục đích giúp dân cứu nước, tìm con đường cách mạng giải phóng dân tộc.
Chỉ riêng vấn đề tự học tập và sử dụng tiếng nước ngoài như một công cụ sắc bén để hoạt động cách mạng của Bác Hồ đã thể hiện ý chí và quyết tâm to lớn của Người. Với bí danh Lin tham gia Đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản ở Matxcơva năm 1935, ở tấm thẻ 154 do Người tự khai bằng tiếng Nga có ghi: “Trình độ văn hóa: tự học; Trình độ ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, Ý”.
Với tinh thần tự học tập một cách tích cực và có thể nói thành thạo nhiều thứ tiếng, Bác Hồ đã tạo nhiều thích thú với các nhà báo nước ngoài khi Bác cùng Bộ tham mưu trở về thủ đô Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức buổi chiêu đãi các vị khách quốc tế với nhiều quốc gia khác nhau. Trong khi đó ta chỉ có người phiên dịch tiếng Pháp là chủ yếu, vì vậy Bác ra hiệu không cần phiên dịch. Người nói chuyện với khách bằng nhiều thứ tiếng của chính nước họ: trả lời Báo Pravda (Sự thật) bằng tiếng Nga, với tạp chí Unita bằng tiếng Ý, tạp chí Công nhân bằng tiếng Anh… Với cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn thường xuyên nghe đài, đọc báo nước ngoài để nắm vững tình hình, cùng Bộ tham mưu vạch chính sách đối nội, đối ngoại một cách kịp thời, đúng đắn và sáng suốt.
Bên cạnh đề cao mục đích học và có phương pháp học đúng đắn, Người kiên quyết phê bình hiện tượng “học để lấy bằng cấp, học để trang sức” trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lúc bấy giờ. Người chỉ rõ và yêu cầu nền giáo dục - đào tạo nước nhà thực hiện cho được mục đích: “Phải xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, học để vận dụng vào công việc của cách mạng, mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau… học để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người yêu cầu mọi người phải thể hiện nhận thức và hành động học mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi người và phải học suốt đời. “Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ cả rồi, biết hết cả rồi, thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến kịp nhân dân”. Chính cuộc đời và sự nghiệp của Bác là minh chứng cho quan điểm này. Trong buổi nói chuyện với các cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, Bác nói : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình ra phía sau”.
Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và của thế giới, Hồ Chí Minh đã tự học bằng từng bước đi kiên nhẫn, gian khổ và rất bình dị. Tấm gương học tập không biết mệt mỏi theo phương châm “Lấy tự học làm cốt” đã đưa Người đạt tới đỉnh cao trí tuệ, trở thành một di sản quý báu của đất nước và là tấm gương sáng ngời về một con người của thời đại cho mọi chúng ta đến thế hệ mai sau học tập và vận dụng./.
Sau đó, Người được cha cho học trường tiểu học ở thị xã Vinh, rồi vào Huế học trường Pháp - Việt, Đông Ba, trường Quốc học. Bên cạnh việc chứng kiến sự cai trị hà khắc, tàn bạo của thực dân Pháp, Người cũng thấy được nền văn hóa rực rỡ của Pháp với những từ lôi cuốn lòng ham hiểu biết của mình: tự do, bình đẳng, bác ái. Sự háo hức “muốn làm quen với văn minh nước Pháp và tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” đã thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến bến Nhà Rồng ở Sài Gòn. Trong khi các vị tiền bối mong tìm sự giúp đỡ từ các nước phương Đông, thì Người lại đi về phương Tây để tìm hiểu, điều này đã bộc lộ tư duy sáng tạo và độc lập của Người, thể hiện tố chất của nhà lãnh đạo tương lai.
Ngày 3/6/1911, Người xin làm phụ bếp trên tàu Latouche Treville với tên Văn Ba. Ngày 5/6/1911 rời cảng sang Pháp, sau khi ghé bến cảng một số nước, đến ngày 6/7/1911 Người đặt chân lên đất Pháp. Trong thời gian trên tàu, công việc thực sự nặng nhọc so với sức vóc đã chiếm hầu hết thời gian từ 4 giờ sáng đến 21 giờ đêm, Người vẫn tranh thủ dành 2 giờ đồng hồ để tự học tiếng Pháp với mục tiêu cụ thể là thuộc 10 từ mỗi ngày dù bận rộn hay mệt mỏi như thế nào chăng nữa. Trên đất Pháp, vừa làm nhiều nghề để kiếm sống, Người vừa cố học viết báo bằng văn Pháp với suy nghĩ “muốn tuyên truyền cho nước ta, không thể không viết được chữ Pháp”, và với vốn tiếng Pháp ấy chính là điều kiện cần thiết đưa Người tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin. Bắt đầu từ những dòng tin nhỏ, dần dần Người viết cả bài báo dài và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) với những bài viết, kịch bản gây tiếng vang: bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), kịch Con rồng tre … bằng ngôn từ hết sức biểu cảm, tinh tế và giàu sức chiến đấu. Chính tại đất nước Pháp, Bác thay mặt Hội những người Việt Nam gởi đến Hội nghị Versailles bản yêu sách (gồm 8 điểm) ngày 18/6/1919 đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc mình bằng những lời lẽ hùng hồn, thuyết phục. Người ký tên mới là Nguyễn Ái Quốc. Những ngày đến nước Anh lạnh giá phải kiếm sống bằng nghề đốt lò, quét tuyết, Người vẫn tích cực học tập nâng cao vốn tiếng Anh. Trong bức thư gởi về Pháp cho cụ Phan Chu Trinh, Người viết: Bốn tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn… cháu ước ao bốn, năm năm nữa lúc gặp bác thì sẽ nói và viết tiếng Anh nhiều hơn. Sau này, Người đã đọc các tác phẩm của Shakespeare, Dickens bằng chính ngôn ngữ của đất nước họ.
Ngày 23/6/1923, Người sang Liên Xô với ý nghĩ: Người cách mạng phải nắm được tiếng nói của Lê-nin. Vừa hoạt động cách mạng, Người vừa tham gia học lớp ngắn hạn tại trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva. Đáng tiếc là vào tháng 2/1924, Lê-nin qua đời làm mong ước được gặp gỡ và trò chuyện với Lê-nin của Bác trở thành vô vọng. Đến cuối năm 1924, Người bí mật đến Quảng Châu tiếp tục hoạt động và học tập. Nơi đây, Người càng có điều kiện tự rèn giũa, bồi đắp và hoàn chỉnh vốn Hán học đến độ uyên bác mà ví dụ điển hình là tập “Nhật ký trong tù” (năm 1942-1943). Ngoài tiếng phổ thông Trung Quốc, Người còn có thể nói được tiếng phương ngữ, thổ âm của một số địa phương như Vân Nam, Thượng Hải… Sau này khi đã là Chủ tịch nước, Người kể lại: “Tôi có đến Mỹ, Anh, Đức. Tôi cũng từng sống ở Paris và bắt đầu hoạt động cách mạng cùng các đồng chí Pháp. Nhiều lần tôi qua Liên Xô, Trung Quốc, ở đâu tôi cũng được công nhân dạy tiếng nước họ”. Mùa xuân 1934, Người trở lại Liên Xô và vào học trường Quốc tế Lê-nin, số hiệu sinh viên 375, sinh hoạt nghiên cứu ở nhóm tiếng Pháp. Đến năm 1937, Người làm nghiên cứu sinh với công trình nghiên cứu gồm: Triết học, lịch sử cổ đại - trung đại - cận đại và tiếng Nga. Người là một trong số 21 người được tuyển vào lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, mở cho giảng viên và phiên dịch của Viện nhằm đào tạo các giảng viên có trình độ cao cấp cho các khoa Kinh tế, Lịch sử. Kết quả thi học kỳ I năm học 1937-1938 của Người ở lớp nghiên cứu sinh: đạt Trung bình ở các môn Duy vật biện chứng, Lịch sử cổ đại và trung đại; đạt xuất sắc ở môn Lịch sử hiện đại. Cuối năm, được sự giúp đỡ của các giáo sư, Nguyễn Ái Quốc viết luận án với đề tài tự chọn: cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á.
Như vậy, từ đầu năm 1934 đến cuối năm 1938, Người vừa học tiếng Nga, sử dụng tiếng Pháp, Anh, vừa nghiên cứu khoa học và hoạt động Quốc tế. Năm 1941, Người dịch tóm tắt quyển Lịch sử Đảng Cộng sản Nga sang tiếng Việt làm tài liệu huấn luyện cho đảng viên. Cũng trong năm này, Người viết cuốn sách “Chiến thuật cơ bản của du kích” và “Cách đánh du kích”, đây là tác phẩm quân sự đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc dùng làm tài liệu huấn luyện tại các trường quân chính ở Việt Bắc. Khoảng một năm sau, viết tác phẩm bằng thơ đầu tiên về lịch sử nước ta gồm 236 câu lục bát từ thời kỳ Vua Hùng dựng nước đến năm 1942, tập trung vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, nêu bật truyền thống yêu nước bất khuất và tinh thần đoàn kết dân tộc. Ngày 02/9/1945, Người mang tên Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” do chính tay mình viết tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Đây là bản tuyên ngôn độc lập bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Phải khẳng định rằng, trong 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, dù trong hoàn cảnh nào, ở đâu, làm gì Người luôn thể hiện mục đích học tập cao cả: tích cực học tập tiếp thu kiến thức của nhân loại để giúp dân cứu nước. Bác tự học ngoại ngữ, viết báo, làm thợ ảnh, học đánh máy chữ, học diễn thuyết, học chủ nghĩa Mác… đều hướng tới mục đích giúp dân cứu nước, tìm con đường cách mạng giải phóng dân tộc.
Chỉ riêng vấn đề tự học tập và sử dụng tiếng nước ngoài như một công cụ sắc bén để hoạt động cách mạng của Bác Hồ đã thể hiện ý chí và quyết tâm to lớn của Người. Với bí danh Lin tham gia Đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản ở Matxcơva năm 1935, ở tấm thẻ 154 do Người tự khai bằng tiếng Nga có ghi: “Trình độ văn hóa: tự học; Trình độ ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, Ý”.
Với tinh thần tự học tập một cách tích cực và có thể nói thành thạo nhiều thứ tiếng, Bác Hồ đã tạo nhiều thích thú với các nhà báo nước ngoài khi Bác cùng Bộ tham mưu trở về thủ đô Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức buổi chiêu đãi các vị khách quốc tế với nhiều quốc gia khác nhau. Trong khi đó ta chỉ có người phiên dịch tiếng Pháp là chủ yếu, vì vậy Bác ra hiệu không cần phiên dịch. Người nói chuyện với khách bằng nhiều thứ tiếng của chính nước họ: trả lời Báo Pravda (Sự thật) bằng tiếng Nga, với tạp chí Unita bằng tiếng Ý, tạp chí Công nhân bằng tiếng Anh… Với cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn thường xuyên nghe đài, đọc báo nước ngoài để nắm vững tình hình, cùng Bộ tham mưu vạch chính sách đối nội, đối ngoại một cách kịp thời, đúng đắn và sáng suốt.
Bên cạnh đề cao mục đích học và có phương pháp học đúng đắn, Người kiên quyết phê bình hiện tượng “học để lấy bằng cấp, học để trang sức” trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lúc bấy giờ. Người chỉ rõ và yêu cầu nền giáo dục - đào tạo nước nhà thực hiện cho được mục đích: “Phải xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, học để vận dụng vào công việc của cách mạng, mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau… học để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người yêu cầu mọi người phải thể hiện nhận thức và hành động học mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi người và phải học suốt đời. “Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ cả rồi, biết hết cả rồi, thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến kịp nhân dân”. Chính cuộc đời và sự nghiệp của Bác là minh chứng cho quan điểm này. Trong buổi nói chuyện với các cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, Bác nói : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình ra phía sau”.
Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và của thế giới, Hồ Chí Minh đã tự học bằng từng bước đi kiên nhẫn, gian khổ và rất bình dị. Tấm gương học tập không biết mệt mỏi theo phương châm “Lấy tự học làm cốt” đã đưa Người đạt tới đỉnh cao trí tuệ, trở thành một di sản quý báu của đất nước và là tấm gương sáng ngời về một con người của thời đại cho mọi chúng ta đến thế hệ mai sau học tập và vận dụng./.
H.B