Làm theo gương Bác Hồ
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chống bệnh ba hoa
- Được đăng: Chủ nhật, 14 Tháng 1 2018 18:28
- Lượt xem: 5997
(TGAG)- Bệnh ba hoa là căn bệnh gây lãng phí nghiêm trọng; gây cản trở công việc của Đảng, làm mất uy tín cán bộ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh dành phần VI của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc để viết về bệnh nầy và Người đã chỉ ra 6 biểu hiện của thói ba hoa: Dài dòng, rỗng tuếch; Có thói cầu kỳ; Khô khan, lúng túng; Báo cáo lông bông; Lụp chụp cẩu thả; Bệnh theo "sáo cũ".
Bác Hồ rất khoan dung và nhân hậu, vậy mà khi nói tới tật “dài dòng rỗng tuếch”, thì Người phê phán rất gay gắt, viết lời phê hết sức nặng: “Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy tốn mực, mất công người xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại dài” !
Bác cũng vạch ra hậu quả tệ hại của bệnh viết dài: “Viết làm gì dài dòng và rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời: là quyết không muốn cho quần chúng xem. Vì đã dài lại rỗng, quần chúng trông thấy đã lắc đầu, ai còn dám xem nữa? Kết quả chỉ để cho những ai vô công rồi nghề xem, và người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết".
Bác phân tích rõ “bệnh nói dài viết rỗng” như sau: “Viết dài mà rỗng thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài. Thế những cuốn sách lý luận, hoặc cuốn sách nầy chẳng hạn, không phải dài sao? Phải. Nói dài, nhưng mỗi câu mỗi chữ, có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Tục ngữ nói “đo bò làm chuồng, đo người may áo”. Bất kỳ làm việc gì cũng có chừng mực. Viết và nói cũng vậy. Chúng ta chống viết dài nói rỗng. Chứ không phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt. Viết và nói cố nhiên phải vắn tắt. Song trước hết phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh nói dài viết rỗng”.
Lòng Bác Hồ mênh mông tình nhân ái vị tha, nhưng Người không có chỗ cho những ai “có thói cầu kỳ” viết khó hiểu, nói khó hiểu. Bác ghét cay, ghét đắng hạng người nầy: Trên các báo, sách, bức tường, thường có những bức vẽ, những khẩu hiệu, người xem không ra, đọc không được. Họ cho thế là “mỹ thuật”. Kỳ thực, họ viết, họ vẽ, để họ xem thôi.... Tục ngữ nói “gẩy đờn tai trâu” là có ý chê người nghe không hiểu. Song những người tuyên truyền mà viết và nói khó hiểu, thì chính người đó là “trâu”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán cách nói, cách sử dụng từ ngữ không phù hợp của cán bộ trong khi tuyên truyền, phát biểu: “Nói đi nói lại, cũng chẳng qua kéo ra những chữ “tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan”, và một xốc danh từ học thuộc lòng. Thậm chí những danh từ đó dùng cũng không đúng. Chỉ làm cho quần chúng chán và ngủ gật”.
Bác dạy, cán bộ đảng viên phải học cách nói của nhân dân: “Chúng ta muốn tuyên truyền cho quần chúng thì phải học cách nói của quần chúng, mới lọt tay của quần chúng. Tục ngữ có câu “học ăn học nói, học gói học mở”. Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn. Anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực”.
Bác dạy khi viết hoặc nói, nếu có sử dụng tiếng nước ngoài phải thận trọng, có chừng mực; và phải thực sự phù hợp: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta. Có nhiều người có bệnh dùng chữ Hán, những tiếng ta có sẵn không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: ba tháng không nói ba tháng, mà nói “tam cá nguyệt”. Xem xét không nói xem xét mà nói “quan sát”...
Nhưng sẽ “tả” quá nếu những chữ Hán đã hóa thành tiếng ta, ai cũng hiểu, mà cố ý không dùng. Thí dụ: Độc lập mà nói “đứng một”, du kích thì nói “đứng chơi”. Thế cũng là tếu”.
Bác dạy, trước khi phát biểu nhất thiết phải có sự chuẩn bị trước: “Nhiều người, trước khi nói không sắp sửa kỷ càng. Lúc ra nói hoặc lắp lại những cái người trước đã nói. Hoặc lắp đi lắp lại cái mình đã nói rồi. Lúng túng như gà mắc tóc. Thôi đi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai”.
“Nói phải cho gọn gàng, có đầu, có đuôi, có nội dung. Nói lung tung như nhiều cán bộ, đảng viên nói ở cuộc mít tinh, nói xong không biết đường nào mà đi nữa, thôi thì cũng dở, nói nữa thì không biết nói gì? Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn thì quần chúng thích hơn. Muốn nói gì phải chuẩn bị trước”.
Bác dạy phải trung thực trong báo cáo: “... Một là báo cáo giả dối. Thành công ít, thì suýt ra nhiều. Còn khuyết điểm thì giấu đi, không nói đến. Thành thử cấp trên không hiểu rõ tình hình mà đặt chính sách cho đúng...”. Bác dạy, trong báo cáo không chỉ nêu ra sự việc, mà cái quan trọng là phải nêu rõ được nội dung phân tích, đánh giá, cách xử lý giải quyết sự việc ra sao? có đề xuất gì không?: “Hai là, trong báo cáo chỉ thấy 1, 2, 3, 4 hoặc a, b, c,... Không nêu rõ vấn đề ra. Không phân tách, không đề nghị cách giải quyết các vấn đề. Không nói rõ tán thành hoặc phản đối. Sao gọi là vấn đề? Khi có việc gì mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn trong vấn đề đó là gì? Phải điều tra, phải nghiên cứu cái mâu thuẫn đó. Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ, phải đề ra cách giãi quyết...”.
Bác chỉ ra nguyên nhân của bệnh tật “Dài dòng rỗng tuếch”, “Thói cầu kỳ”, “Khô khan lúng túng”, “báo cáo lông bông”: “Những tệ kể trên, một phần vì thiếu kinh nghiệm, mà một phần vì tính lụp chụp, cẩu thả. Một thí dụ rất rõ ràng: mỗi ngày, chúng ta ai cũng rửa mặt. Rửa mặt rồi, thì chải đầu. Nhiều người chải đầu rồi, còn soi gương xem đã sạch, đã mượt chưa. Nếu viết bài và diễn thuyết cũng cẩn thận như thế thì chắc không đến nỗi có nhiều khuyết điểm”.
Bác nghiêm khắc khuyên răn: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”. “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn...”. Bác nhắc nhở, trong công tác giáo dục lý luận chính trị cũng có mắc “bệnh ba hoa”: “Chẳng những viết, nói có thói ba hoa, mà huấn luyện, khai hội cũng mắc chứng đó”.
Bác chỉ dạy, nội dung các lớp học chính trị phải thiết thực, gắn học với hành; chương trình học phải phù hợp với trình độ, nhiệm vụ của học viên: “Mở lớp huấn luyện là một việc tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu rằng: Học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Vì vậy huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay. Nhiều đồng chí ta không hiểu cái lẽ rất đơn giản đó. Cho nên họ đã đưa “thặng dư giá trị” nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông thôn. Họ đã đưa “tân dân chủ chủ nghĩa” nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa “biện chứng pháp” nhồi sọ công nhân đang học quốc ngữ”...
Phần cuối chương VI, Bác nêu ra “Cách chữa thói ba hoa”, gồm 5 điều; trong đó Bác nhấn mạnh: “1- Phải học cách nói của quần chúng…./ Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng./ 2- Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu./ 3- Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”…
Học tập và làm theo lời Bác dạy, chúng ta quyết tâm “chống bệnh ba hoa” chính là chúng ta “thực hành tiết kiệm chống lãng phí”. “Bệnh ba hoa” càng giảm thì chất lượng các cuộc họp càng được nâng cao, công tác tuyên truyền càng hiệu quả; chính sách, nghị quyết của Đảng càng thâm nhập sâu vào cuộc sống. Đảng bộ ta ngày thêm trong sạch vững mạnh!
T.Ngọc
Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia năm 2001, tập 5.
Bác Hồ rất khoan dung và nhân hậu, vậy mà khi nói tới tật “dài dòng rỗng tuếch”, thì Người phê phán rất gay gắt, viết lời phê hết sức nặng: “Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy tốn mực, mất công người xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại dài” !
Bác cũng vạch ra hậu quả tệ hại của bệnh viết dài: “Viết làm gì dài dòng và rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời: là quyết không muốn cho quần chúng xem. Vì đã dài lại rỗng, quần chúng trông thấy đã lắc đầu, ai còn dám xem nữa? Kết quả chỉ để cho những ai vô công rồi nghề xem, và người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết".
Bác phân tích rõ “bệnh nói dài viết rỗng” như sau: “Viết dài mà rỗng thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài. Thế những cuốn sách lý luận, hoặc cuốn sách nầy chẳng hạn, không phải dài sao? Phải. Nói dài, nhưng mỗi câu mỗi chữ, có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Tục ngữ nói “đo bò làm chuồng, đo người may áo”. Bất kỳ làm việc gì cũng có chừng mực. Viết và nói cũng vậy. Chúng ta chống viết dài nói rỗng. Chứ không phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt. Viết và nói cố nhiên phải vắn tắt. Song trước hết phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh nói dài viết rỗng”.
Lòng Bác Hồ mênh mông tình nhân ái vị tha, nhưng Người không có chỗ cho những ai “có thói cầu kỳ” viết khó hiểu, nói khó hiểu. Bác ghét cay, ghét đắng hạng người nầy: Trên các báo, sách, bức tường, thường có những bức vẽ, những khẩu hiệu, người xem không ra, đọc không được. Họ cho thế là “mỹ thuật”. Kỳ thực, họ viết, họ vẽ, để họ xem thôi.... Tục ngữ nói “gẩy đờn tai trâu” là có ý chê người nghe không hiểu. Song những người tuyên truyền mà viết và nói khó hiểu, thì chính người đó là “trâu”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán cách nói, cách sử dụng từ ngữ không phù hợp của cán bộ trong khi tuyên truyền, phát biểu: “Nói đi nói lại, cũng chẳng qua kéo ra những chữ “tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan”, và một xốc danh từ học thuộc lòng. Thậm chí những danh từ đó dùng cũng không đúng. Chỉ làm cho quần chúng chán và ngủ gật”.
Bác dạy, cán bộ đảng viên phải học cách nói của nhân dân: “Chúng ta muốn tuyên truyền cho quần chúng thì phải học cách nói của quần chúng, mới lọt tay của quần chúng. Tục ngữ có câu “học ăn học nói, học gói học mở”. Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn. Anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực”.
Bác dạy khi viết hoặc nói, nếu có sử dụng tiếng nước ngoài phải thận trọng, có chừng mực; và phải thực sự phù hợp: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta. Có nhiều người có bệnh dùng chữ Hán, những tiếng ta có sẵn không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: ba tháng không nói ba tháng, mà nói “tam cá nguyệt”. Xem xét không nói xem xét mà nói “quan sát”...
Nhưng sẽ “tả” quá nếu những chữ Hán đã hóa thành tiếng ta, ai cũng hiểu, mà cố ý không dùng. Thí dụ: Độc lập mà nói “đứng một”, du kích thì nói “đứng chơi”. Thế cũng là tếu”.
Bác dạy, trước khi phát biểu nhất thiết phải có sự chuẩn bị trước: “Nhiều người, trước khi nói không sắp sửa kỷ càng. Lúc ra nói hoặc lắp lại những cái người trước đã nói. Hoặc lắp đi lắp lại cái mình đã nói rồi. Lúng túng như gà mắc tóc. Thôi đi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai”.
“Nói phải cho gọn gàng, có đầu, có đuôi, có nội dung. Nói lung tung như nhiều cán bộ, đảng viên nói ở cuộc mít tinh, nói xong không biết đường nào mà đi nữa, thôi thì cũng dở, nói nữa thì không biết nói gì? Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn thì quần chúng thích hơn. Muốn nói gì phải chuẩn bị trước”.
Bác dạy phải trung thực trong báo cáo: “... Một là báo cáo giả dối. Thành công ít, thì suýt ra nhiều. Còn khuyết điểm thì giấu đi, không nói đến. Thành thử cấp trên không hiểu rõ tình hình mà đặt chính sách cho đúng...”. Bác dạy, trong báo cáo không chỉ nêu ra sự việc, mà cái quan trọng là phải nêu rõ được nội dung phân tích, đánh giá, cách xử lý giải quyết sự việc ra sao? có đề xuất gì không?: “Hai là, trong báo cáo chỉ thấy 1, 2, 3, 4 hoặc a, b, c,... Không nêu rõ vấn đề ra. Không phân tách, không đề nghị cách giải quyết các vấn đề. Không nói rõ tán thành hoặc phản đối. Sao gọi là vấn đề? Khi có việc gì mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn trong vấn đề đó là gì? Phải điều tra, phải nghiên cứu cái mâu thuẫn đó. Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ, phải đề ra cách giãi quyết...”.
Bác chỉ ra nguyên nhân của bệnh tật “Dài dòng rỗng tuếch”, “Thói cầu kỳ”, “Khô khan lúng túng”, “báo cáo lông bông”: “Những tệ kể trên, một phần vì thiếu kinh nghiệm, mà một phần vì tính lụp chụp, cẩu thả. Một thí dụ rất rõ ràng: mỗi ngày, chúng ta ai cũng rửa mặt. Rửa mặt rồi, thì chải đầu. Nhiều người chải đầu rồi, còn soi gương xem đã sạch, đã mượt chưa. Nếu viết bài và diễn thuyết cũng cẩn thận như thế thì chắc không đến nỗi có nhiều khuyết điểm”.
Bác nghiêm khắc khuyên răn: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”. “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn...”. Bác nhắc nhở, trong công tác giáo dục lý luận chính trị cũng có mắc “bệnh ba hoa”: “Chẳng những viết, nói có thói ba hoa, mà huấn luyện, khai hội cũng mắc chứng đó”.
Bác chỉ dạy, nội dung các lớp học chính trị phải thiết thực, gắn học với hành; chương trình học phải phù hợp với trình độ, nhiệm vụ của học viên: “Mở lớp huấn luyện là một việc tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu rằng: Học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Vì vậy huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay. Nhiều đồng chí ta không hiểu cái lẽ rất đơn giản đó. Cho nên họ đã đưa “thặng dư giá trị” nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông thôn. Họ đã đưa “tân dân chủ chủ nghĩa” nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa “biện chứng pháp” nhồi sọ công nhân đang học quốc ngữ”...
Phần cuối chương VI, Bác nêu ra “Cách chữa thói ba hoa”, gồm 5 điều; trong đó Bác nhấn mạnh: “1- Phải học cách nói của quần chúng…./ Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng./ 2- Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu./ 3- Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”…
Học tập và làm theo lời Bác dạy, chúng ta quyết tâm “chống bệnh ba hoa” chính là chúng ta “thực hành tiết kiệm chống lãng phí”. “Bệnh ba hoa” càng giảm thì chất lượng các cuộc họp càng được nâng cao, công tác tuyên truyền càng hiệu quả; chính sách, nghị quyết của Đảng càng thâm nhập sâu vào cuộc sống. Đảng bộ ta ngày thêm trong sạch vững mạnh!
T.Ngọc
Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia năm 2001, tập 5.