Làm theo gương Bác Hồ
Tác phẩm “Không sợ cán bộ giận, chỉ sợ dân không tin” đoạt giải nhất Cuộc thi viết về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ tư
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 5 2015 07:27
- Lượt xem: 2773
Giải nhất Cuộc thi viết về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ tư, do Báo Nhân Dân tổ chức, đã thuộc về tác giả Nguyễn Bảo Trị với tác phẩm “Không sợ cán bộ giận, chỉ sợ dân không tin”.
Tối 15-5, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Ban Biên tập Báo Nhân Dân phối hợp Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi viết về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ tư, năm 2014-2015.
Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Đào Ngọc Dung, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành ở T.Ư và Hà Nội.
Nhằm góp phần tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, bốn năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức đều đặn hằng năm cuộc thi viết về đề tài này. Mỗi năm, có hàng nghìn bài dự thi của các tầng lớp nhân dân ở mọi miền Tổ quốc tham gia.
Cũng như ba lần tổ chức trước đây, năm nay, cuộc thi tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc cả nước, nhất là các nhà văn, nhà báo, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, các cộng tác viên của báo Đảng. Đến đầu tháng 5-2015, Ban tổ chức nhận được gần 800 bài dự thi, lựa chọn đăng gần 150 bài trên các ấn phẩm của Báo Nhân Dân. Nhìn chung, các bài viết có chất lượng tốt, bám sát Chủ đề năm 2014 là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”, phản ánh những tập thể, cá nhân tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực, vùng miền khác nhau, với những việc làm cụ thể, thiết thực, có sức lan tỏa trong cuộc sống.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khách quan, công tâm, Ban tổ chức cuộc thi, các Hội đồng chấm thi sơ khảo và chung khảo đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải. Đó là những tác phẩm nêu bật tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ của cán bộ, đảng viên, phấn đấu thật sự là công bộc của dân, hết lòng vì nhiệm vụ, vì công việc chung.
Tiêu biểu là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu đơn vị, cấp ủy như Bí thư Huyện ủy An Phú (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Thạnh kiên quyết kỷ luật 52 cán bộ sử dụng bằng giả, hoạt động kém hiệu quả; mạnh dạn nhận, sử dụng cán bộ trẻ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại cơ sở. Đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm bởi liên quan đến sinh mệnh chính trị của nhiều cán bộ, đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương này. Cũng dưới sự chỉ đạo của Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thạnh, hàng loạt điểm nóng, gây bức xúc trong dư luận lần lượt được đưa ra ánh sáng.
Trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ đề biển đảo năm nay được phán ánh đậm nét qua nhiều tác phẩm có chất lượng, phản ánh tinh thần chiến đấu quả cảm của lực lượng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tiêu biểu là tấm gương thuyền trưởng tàu Cảnh sát biển CSB-4033 Lê Trung Thành, sáu năm làm thuyền trưởng đã vượt hơn 10 nghìn hải lý an toàn tuyệt đối, cùng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời tham gia bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh trên biển, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ các tàu khảo sát thăm dò dầu khí; bảo vệ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt thủy hải sản...; Thiếu tá quân y Hoàng Văn Thảnh hơn 20 năm gắn bó với các Nhà giàn DK1, cùng đồng đội chắc tay súng bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cuộc thi lần thứ tư này nhận được nhiều bài viết về các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trọn đời vì sự nghiệp trồng người; cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng, các y bác sĩ không quản ngày đêm mang lại sự sống cho các bệnh nhân. Đó là kỹ sư điện Nguyễn Thị Nguyệt, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; dù tuổi đời ngoài 65, vẫn say mê nghiên cứu, chế tạo thành công máy siêu biến áp 500 KV đầu tiên ở Đông - Nam Á. Đó là những nhà sáng chế thuộc thế hệ 8x, kỹ sư trẻ của Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải thuộc Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Với sức trẻ và trí tuệ đã tự thiết kế chế tạo thành công các giàn khai thác đồ sộ, quy mô và hiện đại không chỉ thu về cho Nhà nước hàng chục triệu USD, khẳng định tiềm năng, thế mạnh của ngành dầu khí Việt Nam đang vươn lên làm chủ các công trình dự án dầu khí trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh những bài dự thi viết về những tấm gương điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng chỉnh đốn Đảng, có khá nhiều bài viết về những tấm gương bình dị với những việc làm thầm lặng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhưng có chiều sâu của tình cảm, tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam. Đó là tấm gương của bác Lê Văn Ý, 76 tuổi, ở xã Sơn Đông, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) nhiều năm liền, dành toàn bộ phần lương trợ cấp thương binh của mình để giúp các cháu học sinh nghèo vươn lên trong học tập, đã trở thành câu chuyện cổ tích giữa đời thường bên dòng sông Hàm Luông bình yên. Đó còn là Câu lạc bộ những người làm theo gương Bác ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre, có chương trình hành động cụ thể với những việc làm thiết thực, thật sự là những người tiếp lửa để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống nơi vùng đất Đồng khởi kiên cường...
Ban giám khảo đã sơ tuyển 40 tác phẩm trong số gần 150 tác phẩm được đăng vào vòng chung khảo và lựa chọn 18 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, bao gồm: một giải nhất, ba giải nhì, bốn giải ba, 10 giải khuyến khích.
Phát biểu tổng kết cuộc thi, đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân chúc mừng các tác giả đạt giải và trân trọng cảm ơn sự tham gia tích cực của các nhà văn, nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc cả nước.
Đồng chí Thuận Hữu đánh giá, việc tổ chức cuộc thi có ý nghĩa hết sức thiết thực. Thông qua các điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, các tác phẩm dự thi góp phần bồi đắp cho người đọc ý chí vươn lên trong cuộc sống, cũng như lòng nhân ái bao la của dân tộc Việt Nam được kết tinh trong tư tưởng, tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mới về ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Cuộc thi còn có ý nghĩa, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; đồng thời cổ vũ, động viên, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong của Người, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Tại buổi lễ, đồng chí Thuận Hữu đã trao giải nhất tặng tác giả Nguyễn Bảo Trị (Hải Thư) với tác phẩm “ Không sợ cán bộ giận, chỉ sợ dân không tin” viết về đồng chí Bí thư huyện ủy An Phú, tỉnh An Giang, Nguyễn Văn Thạnh.
Ban tổ chức cũng trao các giải nhì, ba; khuyến khích và tổ chức giao lưu, trò chuyện với các tác giả, nhân vật điển hình trong các tác phẩm.
* 18 tác giả, tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ tư
I- Giải nhất:
Tác giả: Nguyễn Bảo Trị (Hải Thư)
Với tác phẩm: "Không sợ cán bộ giận, chỉ sợ dân không tin"
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 24-6-2014.
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/23581302-khong-so-can-bo-gian-chi-so-dan-khong-tin.html
II- Giải nhì:
1- Tác giả: Nguyễn Thành Phú
Với tác phẩm: Dòng sông chảy hướng mặt trời
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 29-3-2015.
2- Tác giả: Minh Trí, Thành Trung
Với tác phẩm: Tiếng gọi từ Hoàng Sa
Đăng Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 12-2014.
3- Tác giả: Đinh Luyện
Với tác phẩm: Người nặng lòng với những đồng đội chưa về
Đăng Báo Thời Nay, ngày 18-12-2014.
III- Giải ba:
1- Tác giả: Nguyễn Quang Hưng
Với tác phẩm: Những mầm xanh từ lá thư cuối cùng
Đăng Báo Thời Nay, ngày 16-6-2014.
2- Tác giả: Huy Thịnh
Với tác phẩm: Có một thế hệ 8X
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 24-2-2015.
3- Tác giả: Mai Văn Thắng
Với tác phẩm: 25 năm dẫn đường trên biển
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 6-7-2014.
4- Tác giả: Vũ Văn Hùng
Với tác phẩm: Người đi đầu nơi ngã ba biên giới
Đăng Báo Thời Nay, ngày 20-11-2014.
IV- Giải khuyến khích
1- Tác giả: Phạm Bắc Cường (Trần Thiện)
Với tác phẩm: Cổ tích bên dòng Hàm Luông
Đăng Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 1-2015.
2- Tác giả: Nguyễn Văn Học (Diên Khánh)
Với tác phẩm: Sống tiếp phần đời sáng đẹp
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 27-7-2014.
3- Tác giả: Doãn Trà My, Hoàng Thúy Hà
Với tác phẩm: "Tư liệu sống" của Côn Đảo
Đăng Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 7-2014.
4- Tác giả: Khúc Hồng Thiện (Lưu Kim)
Với tác phẩm: Người phụ nữ đam mê sáng tạo
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 8-3-2015.
5- Tác giả: Phạm Thị Toán
Với tác phẩm: Những "Ngôi nhà 100 đồng"
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 10-1-2015.
6- Tác giả: Hoàng Đình Thành
Với tác phẩm: Họa sĩ tài hoa, giàu lòng nhân ái
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 4-11-2014.
7- Tác giả: Nguyễn Tấn Tuân
Với tác phẩm: Anh sinh viên trẻ trên vùng đất khó Ba Điền
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 28-6-2014.
8- Tác giả: Lê Quý Hoàng
Với tác phẩm: Sáng tình dân, nghĩa Đảng
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 23-3-2015.
9- Tác giả: Nguyễn Văn Toán
Với tác phẩm: Hơn 20 năm gắn bó với nhà giàn
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 11-4-2015.
10- Tác giả: Bùi Ngọc Phú (Phương Thanh)
Với tác phẩm: Gần 40 năm can trường giữ biển
Đăng Báo Thời Nay, ngày 27-11-2014.
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Thuận Hữu trao giải nhất cho tác giả Bảo Trị và nhân vật trong bài viết (Ảnh: Trần Hải).
Tối 15-5, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Ban Biên tập Báo Nhân Dân phối hợp Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi viết về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ tư, năm 2014-2015.
Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Đào Ngọc Dung, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành ở T.Ư và Hà Nội.
Nhằm góp phần tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, bốn năm qua, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức đều đặn hằng năm cuộc thi viết về đề tài này. Mỗi năm, có hàng nghìn bài dự thi của các tầng lớp nhân dân ở mọi miền Tổ quốc tham gia.
Cũng như ba lần tổ chức trước đây, năm nay, cuộc thi tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc cả nước, nhất là các nhà văn, nhà báo, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, các cộng tác viên của báo Đảng. Đến đầu tháng 5-2015, Ban tổ chức nhận được gần 800 bài dự thi, lựa chọn đăng gần 150 bài trên các ấn phẩm của Báo Nhân Dân. Nhìn chung, các bài viết có chất lượng tốt, bám sát Chủ đề năm 2014 là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”, phản ánh những tập thể, cá nhân tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực, vùng miền khác nhau, với những việc làm cụ thể, thiết thực, có sức lan tỏa trong cuộc sống.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình trao giải cho các tác giả đoạt giải ba (Ảnh: Ngọc Hoan).
Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khách quan, công tâm, Ban tổ chức cuộc thi, các Hội đồng chấm thi sơ khảo và chung khảo đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải. Đó là những tác phẩm nêu bật tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ của cán bộ, đảng viên, phấn đấu thật sự là công bộc của dân, hết lòng vì nhiệm vụ, vì công việc chung.
Tiêu biểu là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu đơn vị, cấp ủy như Bí thư Huyện ủy An Phú (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Thạnh kiên quyết kỷ luật 52 cán bộ sử dụng bằng giả, hoạt động kém hiệu quả; mạnh dạn nhận, sử dụng cán bộ trẻ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại cơ sở. Đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm bởi liên quan đến sinh mệnh chính trị của nhiều cán bộ, đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương này. Cũng dưới sự chỉ đạo của Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thạnh, hàng loạt điểm nóng, gây bức xúc trong dư luận lần lượt được đưa ra ánh sáng.
Trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ đề biển đảo năm nay được phán ánh đậm nét qua nhiều tác phẩm có chất lượng, phản ánh tinh thần chiến đấu quả cảm của lực lượng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tiêu biểu là tấm gương thuyền trưởng tàu Cảnh sát biển CSB-4033 Lê Trung Thành, sáu năm làm thuyền trưởng đã vượt hơn 10 nghìn hải lý an toàn tuyệt đối, cùng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời tham gia bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh trên biển, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ các tàu khảo sát thăm dò dầu khí; bảo vệ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt thủy hải sản...; Thiếu tá quân y Hoàng Văn Thảnh hơn 20 năm gắn bó với các Nhà giàn DK1, cùng đồng đội chắc tay súng bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cuộc thi lần thứ tư này nhận được nhiều bài viết về các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trọn đời vì sự nghiệp trồng người; cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng, các y bác sĩ không quản ngày đêm mang lại sự sống cho các bệnh nhân. Đó là kỹ sư điện Nguyễn Thị Nguyệt, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; dù tuổi đời ngoài 65, vẫn say mê nghiên cứu, chế tạo thành công máy siêu biến áp 500 KV đầu tiên ở Đông - Nam Á. Đó là những nhà sáng chế thuộc thế hệ 8x, kỹ sư trẻ của Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải thuộc Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Với sức trẻ và trí tuệ đã tự thiết kế chế tạo thành công các giàn khai thác đồ sộ, quy mô và hiện đại không chỉ thu về cho Nhà nước hàng chục triệu USD, khẳng định tiềm năng, thế mạnh của ngành dầu khí Việt Nam đang vươn lên làm chủ các công trình dự án dầu khí trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh những bài dự thi viết về những tấm gương điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng chỉnh đốn Đảng, có khá nhiều bài viết về những tấm gương bình dị với những việc làm thầm lặng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhưng có chiều sâu của tình cảm, tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam. Đó là tấm gương của bác Lê Văn Ý, 76 tuổi, ở xã Sơn Đông, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) nhiều năm liền, dành toàn bộ phần lương trợ cấp thương binh của mình để giúp các cháu học sinh nghèo vươn lên trong học tập, đã trở thành câu chuyện cổ tích giữa đời thường bên dòng sông Hàm Luông bình yên. Đó còn là Câu lạc bộ những người làm theo gương Bác ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre, có chương trình hành động cụ thể với những việc làm thiết thực, thật sự là những người tiếp lửa để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ có sức lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống nơi vùng đất Đồng khởi kiên cường...
Ban giám khảo đã sơ tuyển 40 tác phẩm trong số gần 150 tác phẩm được đăng vào vòng chung khảo và lựa chọn 18 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, bao gồm: một giải nhất, ba giải nhì, bốn giải ba, 10 giải khuyến khích.
Phát biểu tổng kết cuộc thi, đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân chúc mừng các tác giả đạt giải và trân trọng cảm ơn sự tham gia tích cực của các nhà văn, nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc cả nước.
Đồng chí Thuận Hữu đánh giá, việc tổ chức cuộc thi có ý nghĩa hết sức thiết thực. Thông qua các điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, các tác phẩm dự thi góp phần bồi đắp cho người đọc ý chí vươn lên trong cuộc sống, cũng như lòng nhân ái bao la của dân tộc Việt Nam được kết tinh trong tư tưởng, tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mới về ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Cuộc thi còn có ý nghĩa, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; đồng thời cổ vũ, động viên, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong của Người, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Tại buổi lễ, đồng chí Thuận Hữu đã trao giải nhất tặng tác giả Nguyễn Bảo Trị (Hải Thư) với tác phẩm “ Không sợ cán bộ giận, chỉ sợ dân không tin” viết về đồng chí Bí thư huyện ủy An Phú, tỉnh An Giang, Nguyễn Văn Thạnh.
Ban tổ chức cũng trao các giải nhì, ba; khuyến khích và tổ chức giao lưu, trò chuyện với các tác giả, nhân vật điển hình trong các tác phẩm.
* 18 tác giả, tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ tư
I- Giải nhất:
Tác giả: Nguyễn Bảo Trị (Hải Thư)
Với tác phẩm: "Không sợ cán bộ giận, chỉ sợ dân không tin"
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 24-6-2014.
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/23581302-khong-so-can-bo-gian-chi-so-dan-khong-tin.html
II- Giải nhì:
1- Tác giả: Nguyễn Thành Phú
Với tác phẩm: Dòng sông chảy hướng mặt trời
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 29-3-2015.
2- Tác giả: Minh Trí, Thành Trung
Với tác phẩm: Tiếng gọi từ Hoàng Sa
Đăng Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 12-2014.
3- Tác giả: Đinh Luyện
Với tác phẩm: Người nặng lòng với những đồng đội chưa về
Đăng Báo Thời Nay, ngày 18-12-2014.
III- Giải ba:
1- Tác giả: Nguyễn Quang Hưng
Với tác phẩm: Những mầm xanh từ lá thư cuối cùng
Đăng Báo Thời Nay, ngày 16-6-2014.
2- Tác giả: Huy Thịnh
Với tác phẩm: Có một thế hệ 8X
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 24-2-2015.
3- Tác giả: Mai Văn Thắng
Với tác phẩm: 25 năm dẫn đường trên biển
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 6-7-2014.
4- Tác giả: Vũ Văn Hùng
Với tác phẩm: Người đi đầu nơi ngã ba biên giới
Đăng Báo Thời Nay, ngày 20-11-2014.
IV- Giải khuyến khích
1- Tác giả: Phạm Bắc Cường (Trần Thiện)
Với tác phẩm: Cổ tích bên dòng Hàm Luông
Đăng Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 1-2015.
2- Tác giả: Nguyễn Văn Học (Diên Khánh)
Với tác phẩm: Sống tiếp phần đời sáng đẹp
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 27-7-2014.
3- Tác giả: Doãn Trà My, Hoàng Thúy Hà
Với tác phẩm: "Tư liệu sống" của Côn Đảo
Đăng Báo Nhân Dân hằng tháng, tháng 7-2014.
4- Tác giả: Khúc Hồng Thiện (Lưu Kim)
Với tác phẩm: Người phụ nữ đam mê sáng tạo
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 8-3-2015.
5- Tác giả: Phạm Thị Toán
Với tác phẩm: Những "Ngôi nhà 100 đồng"
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 10-1-2015.
6- Tác giả: Hoàng Đình Thành
Với tác phẩm: Họa sĩ tài hoa, giàu lòng nhân ái
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 4-11-2014.
7- Tác giả: Nguyễn Tấn Tuân
Với tác phẩm: Anh sinh viên trẻ trên vùng đất khó Ba Điền
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 28-6-2014.
8- Tác giả: Lê Quý Hoàng
Với tác phẩm: Sáng tình dân, nghĩa Đảng
Đăng Báo Nhân Dân cuối tuần, ngày 23-3-2015.
9- Tác giả: Nguyễn Văn Toán
Với tác phẩm: Hơn 20 năm gắn bó với nhà giàn
Đăng Báo Nhân Dân, ngày 11-4-2015.
10- Tác giả: Bùi Ngọc Phú (Phương Thanh)
Với tác phẩm: Gần 40 năm can trường giữ biển
Đăng Báo Thời Nay, ngày 27-11-2014.
Theo Nhân Dân