Làm theo gương Bác Hồ
“Sửa đổi lối làm việc” - Nền tảng, kim chỉ nam của cán bộ, đảng viên
- Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 10 2017 08:57
- Lượt xem: 2733
(TGAG)- Tháng 10 năm 1947, trong lúc tình hình đất nước và công tác xây dựng Đảng đặt ra yêu cầu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z. đã hoàn thành tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trình bày một cách hệ thống tư tưởng đổi mới về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, làm tài liệu cho tổ chức đảng các cấp và cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Những nội dung của tác phẩm này đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đối với từng cán bộ, đảng viên.
Tác phẩm gồm sáu phần (Phê bình và sửa chữa, Mấy điều kinh nghiệm, Tư cách và đạo đức cách mạng, Vấn đề cán bộ, Cách lãnh đạo và Chống thói ba hoa), đề cập việc sửa chữa, đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Tác phẩm khẳng định thành tựu của Đảng khi lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, xác định trong điều kiện khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền thì nhất thiết phải “sửa đổi lối làm việc”. Cán bộ, đảng viên cần kiên quyết khắc phục 3 loại khuyết điểm chính đó là bệnh chủ quan, ba hoa và hẹp hòi. Theo Người, chỉ khi nào mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục được 3 căn bệnh này thì mới có khả năng thực hiện vai trò lãnh đạo nhân dân. Người cũng chỉ ra cách khắc phục các căn bệnh này là phải thông qua học tập, tự phê bình và phê bình: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế, phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông…. Phải học cách nói của quần chúng... Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng. Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ “Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói”. Về phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ, cho nên khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải theo nguyên tắc “phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”, người được phê bình vui lòng nhận để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáu kinh nghiệm để cán bộ, đảng viên làm tốt công việc của mình. Những kinh nghiệm này đều gắn với yêu cầu khắc phục các khuyết điểm đã được chỉ ra ở phần phê bình và sửa chữa. Đặc biệt, Người đề cao vai trò của cán bộ, muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Người cũng chỉ ra rất nhiều chính sách của chúng ta thì đúng, nhưng cách làm thì sai. Đặc biệt, Người cho rằng tất cả các công việc mà Đảng, Chính phủ làm đều là vì nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Người khẳng định Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài; phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Người nêu rõ những lý tưởng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng ta; trách nhiệm của người đảng viên, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; phân tích các khuyết điểm, thói tật, căn bệnh cụ thể mà cán bộ, đảng viên thường mắc phải và chỉ ra những biện pháp để khắc phục những khuyết điểm này. Người cũng cho rằng cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Từ đó, Người đã phân tích sâu sắc 5 nội dung cơ bản trong vấn đề chung về công tác cán bộ; chỉ ra phương hướng, biện pháp mà Đảng, Chính phủ cần thực hiện để sử dụng và phát huy tốt vai trò, tác dụng của đội ngũ cán bộ. Người còn chỉ dẫn cách lãnh đạo: Lãnh đạo đúng là quyết định mọi vấn đề cho đúng, tổ chức thi hành cho đúng, tổ chức kiểm soát cho đúng. Sự lãnh đạo thiết thực trong mọi công việc của Đảng là phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng, học hỏi quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng…
Xuyên suốt Tác phẩm là những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực làm việc và tư cách đạo đức, thực sự là “công bộc” của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một đảng vì dân vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu”. Người cho rằng, tính xấu của một người chỉ có hại cho người đó, nhưng nếu người đó là đảng viên, cán bộ thì tính xấu đó sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân.
Đã trải qua 70 năm, những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và nhấn mạnh phải “sửa đổi” trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc, vẫn luôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cán bộ, đảng viên./.
Tác phẩm gồm sáu phần (Phê bình và sửa chữa, Mấy điều kinh nghiệm, Tư cách và đạo đức cách mạng, Vấn đề cán bộ, Cách lãnh đạo và Chống thói ba hoa), đề cập việc sửa chữa, đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Tác phẩm khẳng định thành tựu của Đảng khi lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, xác định trong điều kiện khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền thì nhất thiết phải “sửa đổi lối làm việc”. Cán bộ, đảng viên cần kiên quyết khắc phục 3 loại khuyết điểm chính đó là bệnh chủ quan, ba hoa và hẹp hòi. Theo Người, chỉ khi nào mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục được 3 căn bệnh này thì mới có khả năng thực hiện vai trò lãnh đạo nhân dân. Người cũng chỉ ra cách khắc phục các căn bệnh này là phải thông qua học tập, tự phê bình và phê bình: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế, phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông…. Phải học cách nói của quần chúng... Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng. Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ “Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói”. Về phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ, cho nên khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải theo nguyên tắc “phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”, người được phê bình vui lòng nhận để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu sáu kinh nghiệm để cán bộ, đảng viên làm tốt công việc của mình. Những kinh nghiệm này đều gắn với yêu cầu khắc phục các khuyết điểm đã được chỉ ra ở phần phê bình và sửa chữa. Đặc biệt, Người đề cao vai trò của cán bộ, muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Người cũng chỉ ra rất nhiều chính sách của chúng ta thì đúng, nhưng cách làm thì sai. Đặc biệt, Người cho rằng tất cả các công việc mà Đảng, Chính phủ làm đều là vì nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Người khẳng định Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài; phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Người nêu rõ những lý tưởng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng ta; trách nhiệm của người đảng viên, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; phân tích các khuyết điểm, thói tật, căn bệnh cụ thể mà cán bộ, đảng viên thường mắc phải và chỉ ra những biện pháp để khắc phục những khuyết điểm này. Người cũng cho rằng cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ để hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Từ đó, Người đã phân tích sâu sắc 5 nội dung cơ bản trong vấn đề chung về công tác cán bộ; chỉ ra phương hướng, biện pháp mà Đảng, Chính phủ cần thực hiện để sử dụng và phát huy tốt vai trò, tác dụng của đội ngũ cán bộ. Người còn chỉ dẫn cách lãnh đạo: Lãnh đạo đúng là quyết định mọi vấn đề cho đúng, tổ chức thi hành cho đúng, tổ chức kiểm soát cho đúng. Sự lãnh đạo thiết thực trong mọi công việc của Đảng là phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng, học hỏi quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng…
Xuyên suốt Tác phẩm là những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực làm việc và tư cách đạo đức, thực sự là “công bộc” của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một đảng vì dân vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu”. Người cho rằng, tính xấu của một người chỉ có hại cho người đó, nhưng nếu người đó là đảng viên, cán bộ thì tính xấu đó sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân.
Đã trải qua 70 năm, những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và nhấn mạnh phải “sửa đổi” trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc, vẫn luôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cán bộ, đảng viên./.
Nguyễn Thành Nhân