Đồng chí Nguyễn Văn Linh với công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
- Được đăng: Thứ bảy, 27 Tháng 6 2015 04:11
- Lượt xem: 2992
(TG)- Những quan điểm chỉ đạo và việc làm của đồng chí liên quan đến công tác xây dựng Đảng ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị lý luận, thực tiễn, nhất là trong quá trình tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016.
Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Linh rất chú trọng công tác xây dựng Đảng. Từ khi trở thành người cộng sản, đứng ở vị trí cao nhất trong hệ thống các cơ quan quyền lực của Đảng, cho đến khi từ giã cõi đời, đồng chí luôn luôn có một tâm niệm đến cháy bỏng: Làm sao cho Đảng ta, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, thật sự trong sạch, vững mạnh.
1. Đồng chí Nguyễn Văn Linh quan niệm rằng: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đảng ta, dù mang những tên gọi nào, cũng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đó là một việc làm vừa thường xuyên, vừa lâu dài, là quy luật sinh tồn, phát triển Đảng. Thực tế cho thấy, cây dựng, chỉnh đốn sẽ làm cho Đảng tăng thêm nội lực của mình về đạo đức cách mạng, trí tuệ, bản lĩnh, sức chiến đấu, giữ được vai trò lãnh đạo, cầm quyền, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ vủa cách mạng trong toàn bộ tiến trình đi lên cũng như trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, không tụt hậu so với cuộc sống, đủ sức đồng hành cùng dân tộc, nhất là trong những giai đoạn khó khăn, cách mạng phải trải qua những thay đổi có tính chất bước ngoặt. Đảng lãnh đạo dân tộc không phải bằng sự ép buộc, cưỡng chế mà bằng hệ giá trị văn hoá mà Đảng đã tạo lập, tạo niềm tin tuyệt đối trong nhân dân. Uy quyền của Đảng đối với dân tộc, theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, không tự nhiên mà có; nó chỉ có thể ngày càng được củng cố trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua xây dựng Đảng một cách thật sự, kiên trì, thường xuyên, nghiêm túc.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn giúp cho Đảng ta có thể khắc phục, sửa chữa, hạn chế những sai lầm khuyết điểm phạm phải; ngăn chặn và phòng tránh từ xa những nguy cơ tiềm ẩn của một Đảng cầm quyền. Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đảng ta là một Đảng hành động, chiến đấu, hăng hái, tiên phong trong việc giải quyết nhiều vấn đề, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, khổng lồ, nhiều khi rất mới, chắc chắn có hạn chế, sai lầm, khuyết điểm. Thông qua công tác xây dựng mà Đảng nhận thức rõ sai lầm, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục để trưởng thành, phát triển mạnh mẽ hơn, chiếm được niềm tin của nhân dân. Biết tìm ra khuyết điểm, dũng cảm thừa nhận và đẩy lùi chúng, theo đồng chí cũng là biểu hiện phẩm chất của Đảng chân chính, triệt để cách mạng.
Chính nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí của vấn đề xây dựng Đảng gắn liền với sinh mệnh chính trị của Đảng, trên mọi cương vị công tác được giao, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có những cống hiến cụ thể, nhất là những năm đầu thời kỳ đổi mới, giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững bản chất, không rơi vào cơ hội, giáo điều, biệt phái, được bạn bè quốc tế nể trọng, đánh giá cao.
2. Đồng chí Nguyễn Văn Linh nhận thức một cách rất rõ rằng, để thật sự trong sạch, vững mạnh, Đảng ta phải được xây dựng, củng cố toàn diện về mọi mặt: Tư tưởng - lý luận; chính trị; tổ chức gắn với công tác cán bộ.
Trước hết, Đảng phải được xây dựng thật sự trong sạch, vững mạnh về tư tưởng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường, nhận thức tư tưởng thống nhất; Đảng phải nắm chắc diễn biến tâm lý trong xã hội mà tìm cách tháo gỡ từng “nốt thắt”, tạo nên sự thống nhất ý chí để đi đến thống nhất về hành động, triệu người như một. Sức mạnh của Đảng không chỉ là ở số lượng mà chủ yếu là ở sự thống nhất, đoàn kết chặt chẽ từ trên xuống dưới trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng chí cho rằng, sự kiên định nền tảng tư tưởng đó tạo cho Đảng có “trí khôn”, thích ứng linh hoạt, tìm thấy lời giải đáp cho nhiều vấn đề mới mẻ của cách mạng nước ta.
Đồng chí thường xuyên chỉ đạo công tác giáo dục lý luận cho mọi cán bộ, đảng viên, thậm chí có lúc, đồng chí trực tiếp đứng lớp làm giảng viên lý luận; tăng cường tổng kết thực tiễn góp phần hiện thực hoá các nguyên lý phổ biến, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tế, điều kiện cụ thể. Đồng chí có những bài viết sâu sắc, có giá trị định hướng cho việc vận dụng, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đứng trên nền hiện thực dân tộc, thời đại, nhạy cảm nắm bắt cái mới, tổng kết thực tiễn, đồng chí đã có công rất lớn trong việc vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hoạch định, hoàn thiện đường lối đổi mới với những bước đi, cách làm phù hợp, tạo lập thế và lực xứng đáng của dân tộc. Đối với đồng chí Nguyễn Văn Linh, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải một thứ kinh thánh, giáo điều mà thật sự là một học thuyết cách mạng, khoa học, sáng tạo, chứa đựng các giá trị nhân văn sâu sắc; không chỉ là học thuyết soi đường thắng lợi của công cuộc đổi mới mà còn là cẩm nang giúp tất cả mọi người, trước hết là người cộng sản tự hoàn thiện nhân cách. Đồng chí đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ứng xử với hệ tư tưởng - lý luận đó trên bình diện văn hoá và đạt đến chiều sâu văn hoá, nhân văn.
Nguyễn Văn Linh quan tâm xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch về chính trị. Đồng chí yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên xem xét, suy ngẫm để giữ vững lập trường quan điểm; trung thành với mục tiêu, lý tưởng, con đường đã chọn, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện cơ hội, biệt phái, cục bộ. Trên cương vị công tác của mình, đồng chí chỉ đạo xác lập, từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, vừa đáp ứng được các nhu cầu của dân tộc, vừa phản ánh xu thế khách quan của thời đại. Từ đường lối chung, Nguyễn Văn Linh đã làm cho sức mạnh, uy tín của Đảng được tăng lên thông qua hệ thống chính sách thực tiễn đồng bộ, vừa hợp quy luật, vừa hợp lòng dân, bao quát mọi mặt đời sống xã hội. Đồng chí yêu cầu mỗi cấp bộ Đảng năng động, sáng tạo tìm tòi những biện pháp cụ thể thực hiện đường lối, chính sách, làm cho nó phát huy hiệu quả, tính ưu trội trong việc thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của quảng đại quần chúng.
Mặt khác, đồng chí đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra từ trên xuống, từ dưới lên, đồng bộ, thường xuyên, nhằm khuyến khích những nhân tố tích cực; hạn chế và kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết trong triển khai thực hiện. Đồng chí nhận thức rằng, kiểm tra là một mặt công tác Đảng, chế độ công tác của Đảng cầm quyền.
Đối với công tác tổ chức của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh bao quát các mặt: Hệ thống tổ chức; các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt; cán bộ và công tác cán bộ. Đồng chí luôn tự hào là thành viên của một Đảng có tổ chức chặt chẽ, có mặt khắp mọi vùng, miền, lĩnh vực hoạt động; ở đâu có dân là ở đó có Đảng, có tổ chức đảng. Tổ chức làm cho Đảng ta mạnh lên gấp nhiều lần; sâu sát, gắn bó máu thịt với quần chúng, được dân tin, dân phục, dân yêu, nên phía sau Đảng bao giờ cũng là cả dân tộc.
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nguyễn Văn Linh chú ý nhiều nhất đến đổi mới, nâng cao chất lượng của đại hội Đảng các cấp, đại hội Đảng toàn quốc và sinh hoạt của chi bộ. Đồng chí mong muốn mỗi kỳ đại hội phải làm thật tốt cả hai khâu quan trọng nhất: Xây dựng văn kiện, thông qua nghị quyết và lựa chọn nhân sự vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Văn kiện, nghị quyết đại hội Đảng phải là kết quả của điều tra, nghiên cứu, khảo sát, tổng kết sâu sắc, toàn diện mọi mặt cuộc sống, phải thấm đẫm hơi thở của hiện thực và kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Nhân sự của các kỳ đại hội phải chủ động chuẩn bị lâu dài, không làm theo kiểu “du kích”, gần đến kỳ đại hội mới “thắp đuốc đi tìm”.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh rất coi trọng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là mục tiêu, động lực phát triển của Đảng ta. Đồng chí hiểu dân chủ giản dị mà sâu sắc: Mọi vấn đề trong Đảng được trao đổi rộng rãi; ai cũng có quyền phát biểu hết quan điểm, chính kiến của mình; chấp nhận cả những ý kiến trái chiều, phản biện; nghĩ thế nào, dám nói thẳng thế ấy, không vòng vo, che chắn. Thực hành dân chủ trong trao đổi, đối thoại về những vấn đề lý luận, thực tiễn là con đường phát triển tư duy sáng tạo, tìm kiếm cái mới, tiếp cận chân lý được đồng chí coi là phương thức nâng cao trí tuệ của Đảng cầm quyền. Nhưng khi đã trao đổi hết mọi nhẽ, nghị quyết đã được thông qua thì tất cả phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, không làm theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, nói một đường, làm một nẻo.
Trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh là người biết lắng nghe. Đồng chí khuyến khích tranh luận, không trù dập, định kiến với những người có quan điểm khác với mình. Chính vì vậy, nhiều người tin tưởng, mạnh dạn trao đổi với đồng chí các vấn đề mới; đồng chí ghi nhận các ý kiến đó, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, suy ngẫm và lựa chọn những điều hợp lý bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng. Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, trên cương vị người lãnh đạo và trong sinh hoạt, đồng chí Nguyễn Văn Linh là mẫu người có phong cách, phương pháp làm việc dân chủ như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn. Nhờ đó, đồng chí đã góp phần hoàn thiện phong cách lãnh đạo dân chủ của Đảng ta với các đặc trưng nổi bật là: Có cái chân biết đi; có cái mắt biết nhìn; có cái tai biết nghe; có cái óc biết nghĩ; chấp nhận sự đa dạng để vươn tới tinh thần khoan dung hiện thực.
Với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong quá trình đổi mới, nhất là những năm đầu đầy phức tạp, khó khăn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã khơi nguồn cho cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, khắc phục những hành vi sai trái và tiếp sức thêm cho dòng chảy dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội. Chính ở lĩnh vực này, đồng chí đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét, được nhiều người biết đến, đánh giá cao qua chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân Dân.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn gắn vấn đề tổ chức, sinh hoạt với cán bộ, công tác cán bộ của Đảng. Lĩnh hội tinh thần, phương pháp luận khoa học, cách mạng của Hồ Chí Minh, đồng chí nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, trong tiến trình đổi mới, luôn coi cán bộ là khâu then chốt, là điều kiện tiên quyết, sống còn, là khâu quyết định nhất để biến đường lối thành hiện thực: “Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”; “công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng”. Đồng chí luôn nhắc nhở: “Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi cán bộ chúng ta phải không ngừng học tập, phải học nhiều, rất nhiều bằng mọi hình thức mới đảm đương nổi những nhiệm vụ mà thiếu trình độ lý luận thì khó mà làm được”. Nói về mối quan hệ giữa đức và tài của người cán bộ, đồng chí cho rằng “trình độ trí tuệ dù quan trọng đến mấy cũng là một nhân tố trong những điều cần có của một cán bộ. Chú ý rằng phẩm chất cách mạng là yếu tố hết sưc cơ bản”.
Điều có giá trị là từ nhu cầu thực tiễn cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nêu bốn nội dung, yêu cầu về đạo đức của người cán bộ cách mạng trong thời kỳ đổi mới, bao gồm: Một là, người cán bộ phải có lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của giai cấp công nhân. Hai là, có ý chí cách mạng tiến công, sự chiến đấu không mệt mỏi để xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả. Ba là, phải có sự gắn bó và ý thức phục vụ nhân dân lao động, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bốn là, có tính trung thực, có ý thức dám đấu tranh và biết tự phê bình cùng với sinh hoạt cá nhân lành mạnh, trong sáng nêu gương được cho mọi người xung quanh. Và theo đồng chí “điều cần chú ý thêm là những phẩm chất này, chủ yếu phải được đánh giá qua thực hiện nhiệm vụ được giao”(1).
Từ rất sớm, đồng chí đã chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ. Đồng chí yêu cầu, và tự bản thân đồng chí đã làm, là phải hiểu chỗ mạnh, chỗ yếu của từng cán bộ để bồi dưỡng cho hợp lý. Cán bộ được bồi dưỡng học nhiều về lý luận nên giao việc, phân công đi công tác thực tế để hiểu thêm và vận dụng những điều đã học qua thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người hay đặt vấn đề luân chuyển cán bộ, rút cán bộ từ địa phương về Trung ương, đưa cán bộ từ địa phương về Trung ương công tác, đổi vùng hoạt động cho cán bộ. Làm vậy, cán bộ sẽ có kiến thức toàn diện hơn, năng nổ, sáng tạo hơn trong thực tiễn, tránh được sự rập khuôn, xơ cứng, giáo điều, gia trưởng, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
Trong bố trí, đề bạt cán bộ, đồng chí thường nhắc nhở vấn đề chuẩn bị lực lượng dự bị, tạo ra sự tiếp nối liền mạch giữa các thế hệ cán bộ, lấy cán bộ trẻ thay thế cán bộ lớn tuổi. Với cán bộ trẻ, đồng chí yêu cầu phải có cái nhìn khoáng đạt, bao dung, không định kiến, không cầu toàn. Trẻ thì bồng bột có khi xốc nổi nhưng năng nổ, táo bạo, nhạy bén với cái mới hơn. Điểm nào khiếm khuyết ở họ nên bổ sung chớ không nên chê bai rồi không dùng. Chính từ nhận thức đó, đồng chí đã tạo điều kiện, mạnh dạn trao nhiệm vụ cho nhiều cán bộ trẻ; nhắc nhở cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không nên đảm nhận quá lâu một chức vụ, càng không nên giữ chức vụ đó đến suốt đời.
Đồng chí đã nói và làm đúng những gì mình nói. Năm 1992, sau một nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, đồng chí đã xin rút lui không ứng cử làm Tổng Bí thư một nhiệm kỳ nữa để đồng chí khác trẻ hơn thay thế. Và sau đó, đến tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khoá VIII), đồng chí lại viết thư thôi giữ chức Cố vấn vì lý do sức khoẻ.
3. Những cống hiến xuất sắc, trong đó có những cống hiến lý hiến lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, về chăm lo và đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ của đồng chí Nguyễn Văn Linh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta những bài học quý giá, bổ ích. Đồng chí đã đi trọn đến đích cuối cùng sự nghiệp ở đời và làm người, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin để sống với nhau có tình, có nghĩa”. Đồng chí đã nói và đã làm những gì nung nấu, trăn trở, làm cho Đảng ta trong sạch hơn, vững mạnh hơn trên con đường thiên lý quanh co, khúc khuỷu. Những phẩm chất cao đẹp đó của một nhân cách lớn sẽ mãi mãi cùng Đảng và dân tộc ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong quá trình tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh” năm 2015, đặc biệt là gắn việc học tập và làm theo Bác với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", tấm gương đồng chí Nguyễn Văn Linh về xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, vẫn tiếp tục toả sáng và đồng hành cùng chúng ta./.
PGS.TS. Phạm Ngọc Anh
Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Linh rất chú trọng công tác xây dựng Đảng. Từ khi trở thành người cộng sản, đứng ở vị trí cao nhất trong hệ thống các cơ quan quyền lực của Đảng, cho đến khi từ giã cõi đời, đồng chí luôn luôn có một tâm niệm đến cháy bỏng: Làm sao cho Đảng ta, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, thật sự trong sạch, vững mạnh.
1. Đồng chí Nguyễn Văn Linh quan niệm rằng: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đảng ta, dù mang những tên gọi nào, cũng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đó là một việc làm vừa thường xuyên, vừa lâu dài, là quy luật sinh tồn, phát triển Đảng. Thực tế cho thấy, cây dựng, chỉnh đốn sẽ làm cho Đảng tăng thêm nội lực của mình về đạo đức cách mạng, trí tuệ, bản lĩnh, sức chiến đấu, giữ được vai trò lãnh đạo, cầm quyền, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ vủa cách mạng trong toàn bộ tiến trình đi lên cũng như trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, không tụt hậu so với cuộc sống, đủ sức đồng hành cùng dân tộc, nhất là trong những giai đoạn khó khăn, cách mạng phải trải qua những thay đổi có tính chất bước ngoặt. Đảng lãnh đạo dân tộc không phải bằng sự ép buộc, cưỡng chế mà bằng hệ giá trị văn hoá mà Đảng đã tạo lập, tạo niềm tin tuyệt đối trong nhân dân. Uy quyền của Đảng đối với dân tộc, theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, không tự nhiên mà có; nó chỉ có thể ngày càng được củng cố trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua xây dựng Đảng một cách thật sự, kiên trì, thường xuyên, nghiêm túc.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn giúp cho Đảng ta có thể khắc phục, sửa chữa, hạn chế những sai lầm khuyết điểm phạm phải; ngăn chặn và phòng tránh từ xa những nguy cơ tiềm ẩn của một Đảng cầm quyền. Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đảng ta là một Đảng hành động, chiến đấu, hăng hái, tiên phong trong việc giải quyết nhiều vấn đề, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, khổng lồ, nhiều khi rất mới, chắc chắn có hạn chế, sai lầm, khuyết điểm. Thông qua công tác xây dựng mà Đảng nhận thức rõ sai lầm, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục để trưởng thành, phát triển mạnh mẽ hơn, chiếm được niềm tin của nhân dân. Biết tìm ra khuyết điểm, dũng cảm thừa nhận và đẩy lùi chúng, theo đồng chí cũng là biểu hiện phẩm chất của Đảng chân chính, triệt để cách mạng.
Chính nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí của vấn đề xây dựng Đảng gắn liền với sinh mệnh chính trị của Đảng, trên mọi cương vị công tác được giao, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có những cống hiến cụ thể, nhất là những năm đầu thời kỳ đổi mới, giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững bản chất, không rơi vào cơ hội, giáo điều, biệt phái, được bạn bè quốc tế nể trọng, đánh giá cao.
2. Đồng chí Nguyễn Văn Linh nhận thức một cách rất rõ rằng, để thật sự trong sạch, vững mạnh, Đảng ta phải được xây dựng, củng cố toàn diện về mọi mặt: Tư tưởng - lý luận; chính trị; tổ chức gắn với công tác cán bộ.
Trước hết, Đảng phải được xây dựng thật sự trong sạch, vững mạnh về tư tưởng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường, nhận thức tư tưởng thống nhất; Đảng phải nắm chắc diễn biến tâm lý trong xã hội mà tìm cách tháo gỡ từng “nốt thắt”, tạo nên sự thống nhất ý chí để đi đến thống nhất về hành động, triệu người như một. Sức mạnh của Đảng không chỉ là ở số lượng mà chủ yếu là ở sự thống nhất, đoàn kết chặt chẽ từ trên xuống dưới trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng chí cho rằng, sự kiên định nền tảng tư tưởng đó tạo cho Đảng có “trí khôn”, thích ứng linh hoạt, tìm thấy lời giải đáp cho nhiều vấn đề mới mẻ của cách mạng nước ta.
Đồng chí thường xuyên chỉ đạo công tác giáo dục lý luận cho mọi cán bộ, đảng viên, thậm chí có lúc, đồng chí trực tiếp đứng lớp làm giảng viên lý luận; tăng cường tổng kết thực tiễn góp phần hiện thực hoá các nguyên lý phổ biến, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tế, điều kiện cụ thể. Đồng chí có những bài viết sâu sắc, có giá trị định hướng cho việc vận dụng, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đứng trên nền hiện thực dân tộc, thời đại, nhạy cảm nắm bắt cái mới, tổng kết thực tiễn, đồng chí đã có công rất lớn trong việc vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hoạch định, hoàn thiện đường lối đổi mới với những bước đi, cách làm phù hợp, tạo lập thế và lực xứng đáng của dân tộc. Đối với đồng chí Nguyễn Văn Linh, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải một thứ kinh thánh, giáo điều mà thật sự là một học thuyết cách mạng, khoa học, sáng tạo, chứa đựng các giá trị nhân văn sâu sắc; không chỉ là học thuyết soi đường thắng lợi của công cuộc đổi mới mà còn là cẩm nang giúp tất cả mọi người, trước hết là người cộng sản tự hoàn thiện nhân cách. Đồng chí đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ứng xử với hệ tư tưởng - lý luận đó trên bình diện văn hoá và đạt đến chiều sâu văn hoá, nhân văn.
Nguyễn Văn Linh quan tâm xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch về chính trị. Đồng chí yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên xem xét, suy ngẫm để giữ vững lập trường quan điểm; trung thành với mục tiêu, lý tưởng, con đường đã chọn, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện cơ hội, biệt phái, cục bộ. Trên cương vị công tác của mình, đồng chí chỉ đạo xác lập, từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, vừa đáp ứng được các nhu cầu của dân tộc, vừa phản ánh xu thế khách quan của thời đại. Từ đường lối chung, Nguyễn Văn Linh đã làm cho sức mạnh, uy tín của Đảng được tăng lên thông qua hệ thống chính sách thực tiễn đồng bộ, vừa hợp quy luật, vừa hợp lòng dân, bao quát mọi mặt đời sống xã hội. Đồng chí yêu cầu mỗi cấp bộ Đảng năng động, sáng tạo tìm tòi những biện pháp cụ thể thực hiện đường lối, chính sách, làm cho nó phát huy hiệu quả, tính ưu trội trong việc thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của quảng đại quần chúng.
Mặt khác, đồng chí đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra từ trên xuống, từ dưới lên, đồng bộ, thường xuyên, nhằm khuyến khích những nhân tố tích cực; hạn chế và kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết trong triển khai thực hiện. Đồng chí nhận thức rằng, kiểm tra là một mặt công tác Đảng, chế độ công tác của Đảng cầm quyền.
Đối với công tác tổ chức của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh bao quát các mặt: Hệ thống tổ chức; các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt; cán bộ và công tác cán bộ. Đồng chí luôn tự hào là thành viên của một Đảng có tổ chức chặt chẽ, có mặt khắp mọi vùng, miền, lĩnh vực hoạt động; ở đâu có dân là ở đó có Đảng, có tổ chức đảng. Tổ chức làm cho Đảng ta mạnh lên gấp nhiều lần; sâu sát, gắn bó máu thịt với quần chúng, được dân tin, dân phục, dân yêu, nên phía sau Đảng bao giờ cũng là cả dân tộc.
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nguyễn Văn Linh chú ý nhiều nhất đến đổi mới, nâng cao chất lượng của đại hội Đảng các cấp, đại hội Đảng toàn quốc và sinh hoạt của chi bộ. Đồng chí mong muốn mỗi kỳ đại hội phải làm thật tốt cả hai khâu quan trọng nhất: Xây dựng văn kiện, thông qua nghị quyết và lựa chọn nhân sự vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Văn kiện, nghị quyết đại hội Đảng phải là kết quả của điều tra, nghiên cứu, khảo sát, tổng kết sâu sắc, toàn diện mọi mặt cuộc sống, phải thấm đẫm hơi thở của hiện thực và kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Nhân sự của các kỳ đại hội phải chủ động chuẩn bị lâu dài, không làm theo kiểu “du kích”, gần đến kỳ đại hội mới “thắp đuốc đi tìm”.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh rất coi trọng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là mục tiêu, động lực phát triển của Đảng ta. Đồng chí hiểu dân chủ giản dị mà sâu sắc: Mọi vấn đề trong Đảng được trao đổi rộng rãi; ai cũng có quyền phát biểu hết quan điểm, chính kiến của mình; chấp nhận cả những ý kiến trái chiều, phản biện; nghĩ thế nào, dám nói thẳng thế ấy, không vòng vo, che chắn. Thực hành dân chủ trong trao đổi, đối thoại về những vấn đề lý luận, thực tiễn là con đường phát triển tư duy sáng tạo, tìm kiếm cái mới, tiếp cận chân lý được đồng chí coi là phương thức nâng cao trí tuệ của Đảng cầm quyền. Nhưng khi đã trao đổi hết mọi nhẽ, nghị quyết đã được thông qua thì tất cả phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, không làm theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, nói một đường, làm một nẻo.
Trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh là người biết lắng nghe. Đồng chí khuyến khích tranh luận, không trù dập, định kiến với những người có quan điểm khác với mình. Chính vì vậy, nhiều người tin tưởng, mạnh dạn trao đổi với đồng chí các vấn đề mới; đồng chí ghi nhận các ý kiến đó, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, suy ngẫm và lựa chọn những điều hợp lý bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng. Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, trên cương vị người lãnh đạo và trong sinh hoạt, đồng chí Nguyễn Văn Linh là mẫu người có phong cách, phương pháp làm việc dân chủ như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn. Nhờ đó, đồng chí đã góp phần hoàn thiện phong cách lãnh đạo dân chủ của Đảng ta với các đặc trưng nổi bật là: Có cái chân biết đi; có cái mắt biết nhìn; có cái tai biết nghe; có cái óc biết nghĩ; chấp nhận sự đa dạng để vươn tới tinh thần khoan dung hiện thực.
Với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong quá trình đổi mới, nhất là những năm đầu đầy phức tạp, khó khăn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã khơi nguồn cho cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, khắc phục những hành vi sai trái và tiếp sức thêm cho dòng chảy dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội. Chính ở lĩnh vực này, đồng chí đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét, được nhiều người biết đến, đánh giá cao qua chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân Dân.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn gắn vấn đề tổ chức, sinh hoạt với cán bộ, công tác cán bộ của Đảng. Lĩnh hội tinh thần, phương pháp luận khoa học, cách mạng của Hồ Chí Minh, đồng chí nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, trong tiến trình đổi mới, luôn coi cán bộ là khâu then chốt, là điều kiện tiên quyết, sống còn, là khâu quyết định nhất để biến đường lối thành hiện thực: “Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”; “công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng”. Đồng chí luôn nhắc nhở: “Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi cán bộ chúng ta phải không ngừng học tập, phải học nhiều, rất nhiều bằng mọi hình thức mới đảm đương nổi những nhiệm vụ mà thiếu trình độ lý luận thì khó mà làm được”. Nói về mối quan hệ giữa đức và tài của người cán bộ, đồng chí cho rằng “trình độ trí tuệ dù quan trọng đến mấy cũng là một nhân tố trong những điều cần có của một cán bộ. Chú ý rằng phẩm chất cách mạng là yếu tố hết sưc cơ bản”.
Điều có giá trị là từ nhu cầu thực tiễn cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nêu bốn nội dung, yêu cầu về đạo đức của người cán bộ cách mạng trong thời kỳ đổi mới, bao gồm: Một là, người cán bộ phải có lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của giai cấp công nhân. Hai là, có ý chí cách mạng tiến công, sự chiến đấu không mệt mỏi để xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả. Ba là, phải có sự gắn bó và ý thức phục vụ nhân dân lao động, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bốn là, có tính trung thực, có ý thức dám đấu tranh và biết tự phê bình cùng với sinh hoạt cá nhân lành mạnh, trong sáng nêu gương được cho mọi người xung quanh. Và theo đồng chí “điều cần chú ý thêm là những phẩm chất này, chủ yếu phải được đánh giá qua thực hiện nhiệm vụ được giao”(1).
Từ rất sớm, đồng chí đã chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ. Đồng chí yêu cầu, và tự bản thân đồng chí đã làm, là phải hiểu chỗ mạnh, chỗ yếu của từng cán bộ để bồi dưỡng cho hợp lý. Cán bộ được bồi dưỡng học nhiều về lý luận nên giao việc, phân công đi công tác thực tế để hiểu thêm và vận dụng những điều đã học qua thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người hay đặt vấn đề luân chuyển cán bộ, rút cán bộ từ địa phương về Trung ương, đưa cán bộ từ địa phương về Trung ương công tác, đổi vùng hoạt động cho cán bộ. Làm vậy, cán bộ sẽ có kiến thức toàn diện hơn, năng nổ, sáng tạo hơn trong thực tiễn, tránh được sự rập khuôn, xơ cứng, giáo điều, gia trưởng, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
Trong bố trí, đề bạt cán bộ, đồng chí thường nhắc nhở vấn đề chuẩn bị lực lượng dự bị, tạo ra sự tiếp nối liền mạch giữa các thế hệ cán bộ, lấy cán bộ trẻ thay thế cán bộ lớn tuổi. Với cán bộ trẻ, đồng chí yêu cầu phải có cái nhìn khoáng đạt, bao dung, không định kiến, không cầu toàn. Trẻ thì bồng bột có khi xốc nổi nhưng năng nổ, táo bạo, nhạy bén với cái mới hơn. Điểm nào khiếm khuyết ở họ nên bổ sung chớ không nên chê bai rồi không dùng. Chính từ nhận thức đó, đồng chí đã tạo điều kiện, mạnh dạn trao nhiệm vụ cho nhiều cán bộ trẻ; nhắc nhở cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không nên đảm nhận quá lâu một chức vụ, càng không nên giữ chức vụ đó đến suốt đời.
Đồng chí đã nói và làm đúng những gì mình nói. Năm 1992, sau một nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, đồng chí đã xin rút lui không ứng cử làm Tổng Bí thư một nhiệm kỳ nữa để đồng chí khác trẻ hơn thay thế. Và sau đó, đến tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khoá VIII), đồng chí lại viết thư thôi giữ chức Cố vấn vì lý do sức khoẻ.
3. Những cống hiến xuất sắc, trong đó có những cống hiến lý hiến lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, về chăm lo và đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ của đồng chí Nguyễn Văn Linh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta những bài học quý giá, bổ ích. Đồng chí đã đi trọn đến đích cuối cùng sự nghiệp ở đời và làm người, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin để sống với nhau có tình, có nghĩa”. Đồng chí đã nói và đã làm những gì nung nấu, trăn trở, làm cho Đảng ta trong sạch hơn, vững mạnh hơn trên con đường thiên lý quanh co, khúc khuỷu. Những phẩm chất cao đẹp đó của một nhân cách lớn sẽ mãi mãi cùng Đảng và dân tộc ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong quá trình tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh” năm 2015, đặc biệt là gắn việc học tập và làm theo Bác với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", tấm gương đồng chí Nguyễn Văn Linh về xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, vẫn tiếp tục toả sáng và đồng hành cùng chúng ta./.
PGS.TS. Phạm Ngọc Anh
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Học viện Chính trị Hồ Chí Minh