Làm theo gương Bác Hồ
Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ sáu, 24 Tháng 2 2017 08:28
- Lượt xem: 3039
(TGAG)- Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và toàn dân tộc ta; tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Nhân dân ta. Vận dụng và phát triển đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam làm sáng tỏ bài học: Khi nào, ở đâu chúng ta trung thành, vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh thì cách mạng gặt hái thành tựu; ngược lại, nếu xa rời, vận dụng thiếu đúng đắn, thiếu sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiêm trọng hơn là làm sai, thì cách mạng gặp khó khăn, thậm chí là tổn thất.
Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về đạo đức là bộ phận cấu thành quan trọng và nổi bật; một trong những bộ phận được quan tâm quán triệt, vận dụng nhiều nhất trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt ở thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế gần ba mươi năm qua (1986-2015). Khi đạo đức và xây dựng đạo đức ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm thu hút sự quan tâm lo lắng của toàn xã hội, khi suy thoái đạo đức, lối sống có chiều hướng lan rộng và gây ra hệ lụy phức tạp, nguy hiểm đến nhiều khía cạnh của sự nghiệp đổi mới đất nước, đến sự tồn vong của cách mạng, thì hơn lúc nào hết việc vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đặt ra một cách cấp thiết, trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của hệ thống chính trị và toàn dân tộc. Tính chất quan trọng đó không cho phép chúng ta tiến hành vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh một cách qua loa, hình thức, làm cho có, cho xong, làm ít nói nhiều hiệu quả thấp vốn đã tồn tại ở không ít nơi. Thực tiễn cho thấy, nếu không đảm bảo tính đúng đắn và sáng tạo thì thà không vận dụng bởi chẳng những không mang lại hiệu quả mà trong nhiều trường hợp còn phản tác dụng, vừa khiến cho tình trạng suy thoái đạo đức “lờn thuốc”, trở nên nghiêm trọng hơn, vừa khiến cho nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chẳng những không được bổ sung, phát triển mà còn có chiều hướng “nông cạn” dần. Trong khi khẳng định vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt thì cũng cần phải nhấn mạnh yêu cầu “đúng đắn”, “sáng tạo” của nhiệm vụ này. Để đáp ứng được yêu cầu ấy, quá trình vận dụng và phát triển cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
Thế nào là vận dụng? Thế nào là phát triển? Mối quan hệ giữa vận dụng và phát triển như thế nào?
Hiểu rõ về công việc mình cần làm là yêu cầu phải đáp ứng trước tiên nếu muốn đạt được hiệu quả. Ngay cả chưa hiểu việc sẽ làm là gì thì không bao giờ người ta làm tốt được bởi đây là khâu đầu tiên dẫn dắt đến tất cả các khâu tiếp theo trong toàn bộ tiến trình. Khi chưa nắm rõ thế nào là vận dụng và phát triển thì việc vận dụng, phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của tổ chức (cá nhân) hầu như được tiến hành một cách hình thức, qua loa, kinh nghiệm cảm tính; tổ chức (cá nhân) không ý thức được việc mình làm nên chưa tiến hành thực hiện một cách tự giác với tinh thần và nỗ lực cao nhất. Hiểu rõ các quan niệm về “vận dụng”, “phát triển” và mối quan hệ giữa “vận dụng” với “phát triển” là sự khơi mở đầu tiên quy định thái độ tích cực, tự giác và phương thức làm việc “chuyên nghiệp” của chủ thể trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
“Vận dụng” là một trong những thuật ngữ được nói đến nhiều nhất khi nghiên cứu, thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục đích ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cuộc đời Hồ Chí Minh cho thấy giữa tư tưởng cách mạng và thực hành cách mạng được gắn kết, chặt chẽ với nhau bởi cầu nối “vận dụng”. Tư tưởng cách mạng đến được với thực tiễn cách mạng là bởi trong quá trình thực hành cách mạng, tổ chức cách mạng và con người cách mạng biết vận dụng. Thực hành cách mạng chỉ có thể được đảm bảo đúng định hướng và mang lại hiệu quả như mong muốn nếu biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng cách mạng. Hồ Chí Minh là nhà vận dụng các lý thuyết cách mạng, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin, và cả tư tưởng của bản thân mình vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách thuần thục, đạt được hiệu quả. Với Hồ Chí Minh, vận dụng lý thuyết cách mạng vào thực tiễn là một hành động tự giác.
Hiểu theo lối chiết tự, “Vận dụng” là đem (vận) một yếu tố (chủ yếu là tri thức lý thuyết) vào sử dụng (dụng) trong thực tiễn. Vận dụng chính là quá trình từ học đến làm, từ lý thuyết đến thực hành. Giữa “Vận dụng” và “thực hành” có nhiều điểm tương đồng nhưng không đồng nhất. “Thực hành” lý thuyết là sử dụng lý thuyết đã học bằng hành động cụ thể. Việc thực hành lý thuyết có thể mang tính sáng tạo hoặc rập khuôn tùy theo điều kiện của chủ thể và yêu cầu công việc. Trong nhiều trường hợp, lý thuyết như thế nào thì thực hành giống y như vậy là được, không yêu cầu nặng về sáng tạo. Không phải lúc nào thực hành lý thuyết cũng yêu cầu phải sáng tạo. Tuy nhiên, khi đã dùng thuật ngữ “vận dụng” thì phải đáp ứng được yếu tố “chọn lọc” và “sáng tạo”. Tức là không phải cái gì cũng làm và đã làm thì giống y như lý thuyết chỉ dẫn. Chủ thể chỉ “vận” cái cần cho bản thân và công việc (xét trong điều kiện cụ thể) và “dụng” một cách tương thích giữa chỉ dẫn của lý thuyết với điều kiện bản thân và đặc điểm bối cảnh. Có thể xem “vận dụng” là “thực hành” có chọn lọc và sáng tạo. Nếu hiểu được như vậy, chủ thể tiến hành vận dụng buộc lòng phải đầu tư tâm trí để chọn lọc trong lý thuyết của mình điểm gì cần đem ra sử dụng, đồng thời tìm tòi trong lý thuyết ấy những chỉ dẫn về phương thức, lấy đó là kim chỉ nam kết hợp với các phương pháp khác để thực hành lý thuyết đã chọn một cách sáng tạo.
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là chọn lọc trong di sản tư tưởng về đạo đức của Người những nội dung phù hợp với yêu cầu môi trường thực tiễn của chủ thể cần vận dụng; đem nội dung đã chọn lọc ấy đưa vào thực hành một cách sáng tạo trên cơ sở kết hợp những chỉ dẫn các nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức được Hồ Chí Minh nêu ra với điều kiện, đặc điểm của chủ thể và môi trường vận dụng. Nắm chắc quan niệm về “vận dụng” như trên sẽ định hướng cho quá trình vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đảm bảo tính chọn lọc và sáng tạo, mang lại hiệu quả; tránh rơi vào thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theo kiểu hình thức, rập khuôn, thiếu hiệu quả như không ít người, ít nơi đã làm.
Cùng với “vận dụng”, “phát triển” cũng là thuật ngữ hay được đề cập trong nghiên cứu, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Trước đây, nếu như “vận dụng” được sự đồng thuận và thống nhất cao khi nói về thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, thì “phát triển” ít nhiều có những ý kiến băn khoăn, trái ngược. Bên cạnh số đông thống nhất phải đặt ra yêu cầu phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh thì vẫn có ý kiến cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân. Tư tưởng của vĩ nhân ấy rất hoàn thiện, vĩ đại, cao siêu. Chúng ta là những hậu bối thấp kém. Do vậy, chỉ cần đặt ra yêu cầu thực hiện đúng như nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là được rồi, tốt rồi. Không nên có tham vọng, và cũng không có khả năng để bổ sung thêm vào kho tàng di sản ấy mà phát triển. Nhận thức này dẫn đến thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh một cách máy móc, rập khuôn, đi ngược lại với quan điểm của Hồ Chí Minh.
Cũng giống như chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là cái giáo điều. Mặc dù có giá trị vô cùng to lớn và sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn cần phải được bổ sung thêm vào những yếu tố mà đương thời của Người chưa xuất hiện. Thực tiễn luôn vận động và biến đổi. Trong vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, thực tiễn đòi hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh phải được nghiên cứu, bổ sung những dữ kiện mới. Có như thế, tư tưởng Hồ Chí Minh mới gia tăng được sức sống mạnh mẽ, mới làm tốt chức năng soi đường cho sự nghiệp cách mạng. Làm như vậy không phải là xa rời mà chính là trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh. Càng trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh bao nhiêu càng phải phát triển tư tưởng của Người bấy nhiêu. Như vậy, có thể quan niệm, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là quá trình bổ sung vào hệ thống di sản tư tưởng của Người những dữ kiện mới được chọn lọc từ các lý thuyết khác và từ tổng kết thực tiễn trên cơ sở đảm bảo tính tương thích, tiếp nối sao cho ngày càng phát huy tốt hơn vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và toàn dân tộc ta. Phát triển phải là quá trình thường xuyên, không ngừng.
Phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình bổ sung vào di sản tư tưởng về đạo đức của Người những dữ kiện lý luận được chọn lọc từ các lý thuyết khác có liên quan, được đúc rút từ tổng kết thực tiễn đạo đức và xây dựng đạo đức ở Việt Nam, trên thế giới hiện nay, để làm giàu giá trị giúp cho không bị thực tiễn vượt qua, làm tốt chức năng soi đường cho xây dựng đạo đức cách mạng ở Việt Nam.
Giữa vận dụng và phát triển có mối quan hệ mật thiết. Vận dụng phải vươn tới phát triển thì mới đi đến đích; phát triển phải thông qua con đường vận dụng thì mới thật sự đúng hướng, kế thừa. Yêu cầu đảm bảo tính sáng tạo trong quá trình vận dụng sẽ dẫn đến sự bổ sung, phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Khi tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển cũng là lúc đánh dấu vận dụng đạt được kết quả. Do vậy, không có sự vận dụng nào mà không đi đến phát triển và không có sự phát triển nào không thông qua con đường vận dụng. Thiếu một trong hai đều thể hiện sự khập khiễng, dẫn đến không đạt được mục tiêu.
Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về đạo đức là bộ phận cấu thành quan trọng và nổi bật; một trong những bộ phận được quan tâm quán triệt, vận dụng nhiều nhất trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt ở thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế gần ba mươi năm qua (1986-2015). Khi đạo đức và xây dựng đạo đức ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm thu hút sự quan tâm lo lắng của toàn xã hội, khi suy thoái đạo đức, lối sống có chiều hướng lan rộng và gây ra hệ lụy phức tạp, nguy hiểm đến nhiều khía cạnh của sự nghiệp đổi mới đất nước, đến sự tồn vong của cách mạng, thì hơn lúc nào hết việc vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đặt ra một cách cấp thiết, trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của hệ thống chính trị và toàn dân tộc. Tính chất quan trọng đó không cho phép chúng ta tiến hành vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh một cách qua loa, hình thức, làm cho có, cho xong, làm ít nói nhiều hiệu quả thấp vốn đã tồn tại ở không ít nơi. Thực tiễn cho thấy, nếu không đảm bảo tính đúng đắn và sáng tạo thì thà không vận dụng bởi chẳng những không mang lại hiệu quả mà trong nhiều trường hợp còn phản tác dụng, vừa khiến cho tình trạng suy thoái đạo đức “lờn thuốc”, trở nên nghiêm trọng hơn, vừa khiến cho nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chẳng những không được bổ sung, phát triển mà còn có chiều hướng “nông cạn” dần. Trong khi khẳng định vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt thì cũng cần phải nhấn mạnh yêu cầu “đúng đắn”, “sáng tạo” của nhiệm vụ này. Để đáp ứng được yêu cầu ấy, quá trình vận dụng và phát triển cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
Thế nào là vận dụng? Thế nào là phát triển? Mối quan hệ giữa vận dụng và phát triển như thế nào?
Hiểu rõ về công việc mình cần làm là yêu cầu phải đáp ứng trước tiên nếu muốn đạt được hiệu quả. Ngay cả chưa hiểu việc sẽ làm là gì thì không bao giờ người ta làm tốt được bởi đây là khâu đầu tiên dẫn dắt đến tất cả các khâu tiếp theo trong toàn bộ tiến trình. Khi chưa nắm rõ thế nào là vận dụng và phát triển thì việc vận dụng, phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của tổ chức (cá nhân) hầu như được tiến hành một cách hình thức, qua loa, kinh nghiệm cảm tính; tổ chức (cá nhân) không ý thức được việc mình làm nên chưa tiến hành thực hiện một cách tự giác với tinh thần và nỗ lực cao nhất. Hiểu rõ các quan niệm về “vận dụng”, “phát triển” và mối quan hệ giữa “vận dụng” với “phát triển” là sự khơi mở đầu tiên quy định thái độ tích cực, tự giác và phương thức làm việc “chuyên nghiệp” của chủ thể trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
“Vận dụng” là một trong những thuật ngữ được nói đến nhiều nhất khi nghiên cứu, thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục đích ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cuộc đời Hồ Chí Minh cho thấy giữa tư tưởng cách mạng và thực hành cách mạng được gắn kết, chặt chẽ với nhau bởi cầu nối “vận dụng”. Tư tưởng cách mạng đến được với thực tiễn cách mạng là bởi trong quá trình thực hành cách mạng, tổ chức cách mạng và con người cách mạng biết vận dụng. Thực hành cách mạng chỉ có thể được đảm bảo đúng định hướng và mang lại hiệu quả như mong muốn nếu biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng cách mạng. Hồ Chí Minh là nhà vận dụng các lý thuyết cách mạng, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin, và cả tư tưởng của bản thân mình vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách thuần thục, đạt được hiệu quả. Với Hồ Chí Minh, vận dụng lý thuyết cách mạng vào thực tiễn là một hành động tự giác.
Hiểu theo lối chiết tự, “Vận dụng” là đem (vận) một yếu tố (chủ yếu là tri thức lý thuyết) vào sử dụng (dụng) trong thực tiễn. Vận dụng chính là quá trình từ học đến làm, từ lý thuyết đến thực hành. Giữa “Vận dụng” và “thực hành” có nhiều điểm tương đồng nhưng không đồng nhất. “Thực hành” lý thuyết là sử dụng lý thuyết đã học bằng hành động cụ thể. Việc thực hành lý thuyết có thể mang tính sáng tạo hoặc rập khuôn tùy theo điều kiện của chủ thể và yêu cầu công việc. Trong nhiều trường hợp, lý thuyết như thế nào thì thực hành giống y như vậy là được, không yêu cầu nặng về sáng tạo. Không phải lúc nào thực hành lý thuyết cũng yêu cầu phải sáng tạo. Tuy nhiên, khi đã dùng thuật ngữ “vận dụng” thì phải đáp ứng được yếu tố “chọn lọc” và “sáng tạo”. Tức là không phải cái gì cũng làm và đã làm thì giống y như lý thuyết chỉ dẫn. Chủ thể chỉ “vận” cái cần cho bản thân và công việc (xét trong điều kiện cụ thể) và “dụng” một cách tương thích giữa chỉ dẫn của lý thuyết với điều kiện bản thân và đặc điểm bối cảnh. Có thể xem “vận dụng” là “thực hành” có chọn lọc và sáng tạo. Nếu hiểu được như vậy, chủ thể tiến hành vận dụng buộc lòng phải đầu tư tâm trí để chọn lọc trong lý thuyết của mình điểm gì cần đem ra sử dụng, đồng thời tìm tòi trong lý thuyết ấy những chỉ dẫn về phương thức, lấy đó là kim chỉ nam kết hợp với các phương pháp khác để thực hành lý thuyết đã chọn một cách sáng tạo.
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là chọn lọc trong di sản tư tưởng về đạo đức của Người những nội dung phù hợp với yêu cầu môi trường thực tiễn của chủ thể cần vận dụng; đem nội dung đã chọn lọc ấy đưa vào thực hành một cách sáng tạo trên cơ sở kết hợp những chỉ dẫn các nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức được Hồ Chí Minh nêu ra với điều kiện, đặc điểm của chủ thể và môi trường vận dụng. Nắm chắc quan niệm về “vận dụng” như trên sẽ định hướng cho quá trình vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đảm bảo tính chọn lọc và sáng tạo, mang lại hiệu quả; tránh rơi vào thực hành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theo kiểu hình thức, rập khuôn, thiếu hiệu quả như không ít người, ít nơi đã làm.
Cùng với “vận dụng”, “phát triển” cũng là thuật ngữ hay được đề cập trong nghiên cứu, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Trước đây, nếu như “vận dụng” được sự đồng thuận và thống nhất cao khi nói về thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, thì “phát triển” ít nhiều có những ý kiến băn khoăn, trái ngược. Bên cạnh số đông thống nhất phải đặt ra yêu cầu phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh thì vẫn có ý kiến cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân. Tư tưởng của vĩ nhân ấy rất hoàn thiện, vĩ đại, cao siêu. Chúng ta là những hậu bối thấp kém. Do vậy, chỉ cần đặt ra yêu cầu thực hiện đúng như nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là được rồi, tốt rồi. Không nên có tham vọng, và cũng không có khả năng để bổ sung thêm vào kho tàng di sản ấy mà phát triển. Nhận thức này dẫn đến thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh một cách máy móc, rập khuôn, đi ngược lại với quan điểm của Hồ Chí Minh.
Cũng giống như chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là cái giáo điều. Mặc dù có giá trị vô cùng to lớn và sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn cần phải được bổ sung thêm vào những yếu tố mà đương thời của Người chưa xuất hiện. Thực tiễn luôn vận động và biến đổi. Trong vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, thực tiễn đòi hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh phải được nghiên cứu, bổ sung những dữ kiện mới. Có như thế, tư tưởng Hồ Chí Minh mới gia tăng được sức sống mạnh mẽ, mới làm tốt chức năng soi đường cho sự nghiệp cách mạng. Làm như vậy không phải là xa rời mà chính là trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh. Càng trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh bao nhiêu càng phải phát triển tư tưởng của Người bấy nhiêu. Như vậy, có thể quan niệm, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là quá trình bổ sung vào hệ thống di sản tư tưởng của Người những dữ kiện mới được chọn lọc từ các lý thuyết khác và từ tổng kết thực tiễn trên cơ sở đảm bảo tính tương thích, tiếp nối sao cho ngày càng phát huy tốt hơn vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và toàn dân tộc ta. Phát triển phải là quá trình thường xuyên, không ngừng.
Phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình bổ sung vào di sản tư tưởng về đạo đức của Người những dữ kiện lý luận được chọn lọc từ các lý thuyết khác có liên quan, được đúc rút từ tổng kết thực tiễn đạo đức và xây dựng đạo đức ở Việt Nam, trên thế giới hiện nay, để làm giàu giá trị giúp cho không bị thực tiễn vượt qua, làm tốt chức năng soi đường cho xây dựng đạo đức cách mạng ở Việt Nam.
Giữa vận dụng và phát triển có mối quan hệ mật thiết. Vận dụng phải vươn tới phát triển thì mới đi đến đích; phát triển phải thông qua con đường vận dụng thì mới thật sự đúng hướng, kế thừa. Yêu cầu đảm bảo tính sáng tạo trong quá trình vận dụng sẽ dẫn đến sự bổ sung, phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Khi tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển cũng là lúc đánh dấu vận dụng đạt được kết quả. Do vậy, không có sự vận dụng nào mà không đi đến phát triển và không có sự phát triển nào không thông qua con đường vận dụng. Thiếu một trong hai đều thể hiện sự khập khiễng, dẫn đến không đạt được mục tiêu.
Nguyễn Phương An
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng