Làm theo gương Bác Hồ
Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
- Được đăng: Thứ năm, 19 Tháng 8 2021 18:09
- Lượt xem: 2307
(TUAG)- Chiến thắng của Đồng minh trước phe phát xít trong năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành độc lập. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị từ trước thì mới có đủ lực lượng để đón nhận thời cơ này. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tính toán một cách kỹ lưỡng và chu toàn ngay sau khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài (1911 - 1941).
Cách mạng thuộc địa có thể thắng lợi trước
Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927), Người nhấn mạnh: “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước” Để cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi, tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Người đã chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Người cũng nói rõ thêm, Đảng cách mạng sẽ có nhiệm vụ “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức, vô sản giai cấp ở mọi nơi”.
Nhận định và nắm bắt thời cơ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Làm cách mạng phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chiến thắng”. Vì việc nhận định đúng thời cơ và nắm bắt thời cơ để giành độc lập dân tộc là vô cùng quan trọng. Ngày 22/6/1940, Pháp mất nước vào tay phát xít Đức. Nắm được tin này, tại Côn Minh (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập cuộc họp Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Người phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”.
Chuẩn bị cho việc giành độc lập
Năm 1941, sau khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Tiếp đó, thực hiện chỉ thị của Người, ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập bao gồm hai căn cứ lớn trên địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc ngoại vi tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Tân Trào được chọn là Thủ đô lâm thời của Khu giải phóng. Với 1 triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, khu giải phóng đã thực sự là “hình ảnh nước Việt Nam mới”, cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
Việt Minh hợp tác với phe Đồng minh chống phát xít
Tháng 10/1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tuy thời cơ đã xuất hiện, song Đảng vẫn chưa quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa, bởi do cuộc đảo chính diễn ra quá nhanh, các tầng lớp đứng giữa chưa ngả hẳn về cách mạng, đội tiên phong còn đang lúng túng về chuẩn bị khởi nghĩa. Trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, có một đoạn đề cập như sau: “Dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa của ta; vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”. Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Người khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
Ngay trong đêm 13/8/1945, nắm chắc quân đội Nhật sẽ đầu hàng Đồng minh vì Liên Xô đã tham gia tấn công Nhật, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1. Về nhiệm vụ của Quân giải phóng Việt Nam, Quân lệnh số 1 (13/8/1945) ghi rõ: “Dưới mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các đô thị và trong trận của quân địch; đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực các bạn hãy kiên quyết tiến!”. Quân lệnh số 1 còn kêu gọi nhân dân toàn quốc: “Dưới mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo Quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù”.
Tiếp đó, ngày 16 và 17/8/1945 (khi Nhật Bản đã đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945), Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. Trong Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (18/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. Điều này là do Người đã học tập sâu sắc lời dạy của V.I.Lênin: “Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng hôm nay có thể chiến thắng (và nhất định sẽ thắng lợi hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì nếu đợi đến ngày mai thì không khéo sẽ mất nhiều, không khéo lại bị mất tất cả... Lịch sử tất cả các cuộc cách mạng đã chứng minh điều đó. Và những người cách mạng sẽ phạm một tội ác vô cùng lớn, nếu họ bỏ lỡ mất thời cơ”.
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát diễn biến Cách mạng Tháng Tám: “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.
Về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước”. Giáo sư William J.Duiker, nhà sử học nổi tiếng của Mỹ, thì bổ sung thêm với nhận định: “Chỉ riêng các điều kiện khách quan thì không làm nên một cuộc cách mạng, và ở đây công lao thuộc về những người Cộng sản. Họ đã có thể chớp lấy thời cơ được mở ra vô cùng thuận lợi vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh... Chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương sở hữu ý thức về sự kịp thời và thấu hiểu được sự tinh tế có tính chiến lược của hoàn cảnh để vùng lên đúng lúc”./.
Cách mạng thuộc địa có thể thắng lợi trước
Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927), Người nhấn mạnh: “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước” Để cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi, tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Người đã chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Người cũng nói rõ thêm, Đảng cách mạng sẽ có nhiệm vụ “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức, vô sản giai cấp ở mọi nơi”.
Nhận định và nắm bắt thời cơ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Làm cách mạng phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chiến thắng”. Vì việc nhận định đúng thời cơ và nắm bắt thời cơ để giành độc lập dân tộc là vô cùng quan trọng. Ngày 22/6/1940, Pháp mất nước vào tay phát xít Đức. Nắm được tin này, tại Côn Minh (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập cuộc họp Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Người phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”.
Chuẩn bị cho việc giành độc lập
Năm 1941, sau khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Tiếp đó, thực hiện chỉ thị của Người, ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập bao gồm hai căn cứ lớn trên địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc ngoại vi tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái. Tân Trào được chọn là Thủ đô lâm thời của Khu giải phóng. Với 1 triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, khu giải phóng đã thực sự là “hình ảnh nước Việt Nam mới”, cùng với hệ thống các chiến khu trong cả nước tạo thành hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.
Việt Minh hợp tác với phe Đồng minh chống phát xít
Tháng 10/1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tuy thời cơ đã xuất hiện, song Đảng vẫn chưa quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa, bởi do cuộc đảo chính diễn ra quá nhanh, các tầng lớp đứng giữa chưa ngả hẳn về cách mạng, đội tiên phong còn đang lúng túng về chuẩn bị khởi nghĩa. Trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, có một đoạn đề cập như sau: “Dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa của ta; vì như thế là ỷ lại vào người và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”. Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Người khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
Ngay trong đêm 13/8/1945, nắm chắc quân đội Nhật sẽ đầu hàng Đồng minh vì Liên Xô đã tham gia tấn công Nhật, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1. Về nhiệm vụ của Quân giải phóng Việt Nam, Quân lệnh số 1 (13/8/1945) ghi rõ: “Dưới mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các đô thị và trong trận của quân địch; đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực các bạn hãy kiên quyết tiến!”. Quân lệnh số 1 còn kêu gọi nhân dân toàn quốc: “Dưới mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo Quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù”.
Tiếp đó, ngày 16 và 17/8/1945 (khi Nhật Bản đã đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945), Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. Trong Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (18/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. Điều này là do Người đã học tập sâu sắc lời dạy của V.I.Lênin: “Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng hôm nay có thể chiến thắng (và nhất định sẽ thắng lợi hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì nếu đợi đến ngày mai thì không khéo sẽ mất nhiều, không khéo lại bị mất tất cả... Lịch sử tất cả các cuộc cách mạng đã chứng minh điều đó. Và những người cách mạng sẽ phạm một tội ác vô cùng lớn, nếu họ bỏ lỡ mất thời cơ”.
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát diễn biến Cách mạng Tháng Tám: “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.
Về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân, sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Đó là sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước”. Giáo sư William J.Duiker, nhà sử học nổi tiếng của Mỹ, thì bổ sung thêm với nhận định: “Chỉ riêng các điều kiện khách quan thì không làm nên một cuộc cách mạng, và ở đây công lao thuộc về những người Cộng sản. Họ đã có thể chớp lấy thời cơ được mở ra vô cùng thuận lợi vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh... Chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương sở hữu ý thức về sự kịp thời và thấu hiểu được sự tinh tế có tính chiến lược của hoàn cảnh để vùng lên đúng lúc”./.
H.B