Kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Nhớ Bác Tôn ở Trường “Ta Be”
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 8 2020 16:52
- Lượt xem: 1917
(TUAG)- Chúng tôi về Sóc Trăng trong những ngày tháng 8 lịch sử để cảm nhận và tìm lại ký ức của một ngôi trường có tự trăm năm gắn với nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có sự kiện đón đoàn tử tù từ Côn Đảo về đất liền ngày 23/9/1945.
Khu tưởng niệm
Ngôi trường lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động của Bác Tôn
Ngôi trường này xưa có tên là Trường La San Ta Be (La San Taberd) nay tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố Sóc Trăng, sau đó được đổi tên là Trường Trung học phổ thông Lê Lợi và hiện nay mang tên Trường Trung học phổ thông Ischool Sóc Trăng.
Ông Trần Quán, 87 tuổi, ngụ phường 1, thành phố Sóc Trăng kể “… hồi đó tuy còn nhỏ nhưng tôi nhớ rất rõ những người tù chánh trị từ Côn Đảo trở về, người dân Sóc Trăng ùa ra chào mừng với nhiều cờ đỏ trên tay, ngôi Trường “Ta Be” đông nghẹt người ta. Vui hết biết…”.
Tháng 9/1945, theo sự phân công của Đảng, Sóc Trăng được chọn làm điểm tiếp nhận, an dưỡng đoàn quân cách mạng, những tù chính trị từ nhà tù Côn Đảo trở về sau bao tháng ngày đấu tranh gian khổ, trong đó Trường La San Ta Be được Sóc Trăng chọn làm nơi tiếp đón. Lúc này ngôi trường “Ta Be” có diện tích trên 10.000 m2 được xây dựng từ đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc hình vuông, 4 cạnh tiếp giáp với 4 con đường lớn của Sóc Trăng (nay là các đường Tôn Đức Thắng, Calmette, Lê Lợi, Lai Văn Tửng). Trường được xây dựng theo kiểu hình chữ U. Hai dãy nhà hai bên sân trường là hai dãy lầu được xây dựng gần như đối xứng nhau, mỗi dãy có chiều ngang rộng 13,5m, kéo dài 76,80m. Một dãy ngang được xây tiếp giáp hai đầu cuối của hai dãy lầu. Trong sân trường có nhiều cây cổ thụ to, tán lá che mát cả khoảng sân rộng của trường, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tại đây, công tác chuẩn bị tiếp đón Đoàn được tổ chức chặt chẽ với các bộ phận hậu cần, cứu thương, trật tự, vệ sinh… để lo nơi ăn, nghỉ thật chu đáo cho anh em. Nhân dân tỉnh, huyện nô nức, tấp nập tiếp tế thực phẩm, quần áo, thuốc men đem đến điểm Đoàn tập trung. Đặc biệt có rất nhiều tiểu thương đến ủng hộ thực phẩm, thuốc men bồi dưỡng cho các chiến sỹ. Có người mang nhiều con heo nặng hàng trăm ký đến để xẻ thịt phục vụ. Đông đảo chị em phụ nữ cùng với cán bộ, chiến sĩ, dân quân chánh của các ngành, các đơn vị đã xung phong nhận nhiệm vụ nấu ăn, lo cơm nước, bảo vệ, chăm sóc đoàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia, tận tụy phục vụ của các sơ (soeur) của nhà dòng thuộc đạo Công giáo tại Sóc Trăng. Trong số các tử tù này đã có những đồng chí sau này trở thành lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Phan Trọng Tuệ…
Ngôi trường chứng nhân lịch sử
Trong khuôn viên trường, có 1 ngôi nhà khá lớn, mái lợp ngói có diện tích khoảng trên 200m2 làm nhà trưng bày Đón đoàn tù chính trị Côn Đảo. Bên trong nhà trưng bày được chia thành 2 gian. Gian chính là phần trưng bày các sơ đồ, hình ảnh về nhà tù Côn Đảo, cảnh ghi lại hình ảnh đón tiếp đoàn tù chính trị, cảnh sinh hoạt của tù chính trị trong sân trường, mô hình chiếc ca nô do Bác Tôn lái cùng 12 chiến sĩ từ nhà tù trở về đất liền. Ngoài ra, còn có một số hiện vật như 04 cái bát sứ tráng men, 01 cái chậu sành miệng loe có đường kính 40 cm, cao 30 cm do Nhân dân Sóc Trăng quyên góp, dùng để rửa vết thương cho các chiến sĩ Côn Đảo; 01 cái chảo sắt có đường kính 01 m dùng nấu ăn cho Đoàn; một gian nhà nhỏ hơn để trưng bày một một số hình ảnh về cuộc đời hoạt động cùng bức tượng bán thân của Bác Tôn Đức Thắng. Với ý nghĩa lịch sử đó, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 734/QĐ-BVHTT ngày 16/6/1992, công nhận di tích trường “Ta Be” (Taberd) tỉnh Sóc Trăng là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Hàng năm vào ngày kỷ niệm 23 tháng 9, có rất nhiều người đến thắp hương trước vong linh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham quan hình ảnh, thăm lại ngôi trường có nhiều sự kiện lịch sử xưa để nhớ lại hào khí Cách mạng Tháng Tám xưa, nhớ Bác Tôn vượt Côn Đảo về đây trong niềm vui chiến thắng.
Phan Thị Anh Thư
Khu tưởng niệm
Ngôi trường lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động của Bác Tôn
Ngôi trường này xưa có tên là Trường La San Ta Be (La San Taberd) nay tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố Sóc Trăng, sau đó được đổi tên là Trường Trung học phổ thông Lê Lợi và hiện nay mang tên Trường Trung học phổ thông Ischool Sóc Trăng.
Ông Trần Quán, 87 tuổi, ngụ phường 1, thành phố Sóc Trăng kể “… hồi đó tuy còn nhỏ nhưng tôi nhớ rất rõ những người tù chánh trị từ Côn Đảo trở về, người dân Sóc Trăng ùa ra chào mừng với nhiều cờ đỏ trên tay, ngôi Trường “Ta Be” đông nghẹt người ta. Vui hết biết…”.
Tháng 9/1945, theo sự phân công của Đảng, Sóc Trăng được chọn làm điểm tiếp nhận, an dưỡng đoàn quân cách mạng, những tù chính trị từ nhà tù Côn Đảo trở về sau bao tháng ngày đấu tranh gian khổ, trong đó Trường La San Ta Be được Sóc Trăng chọn làm nơi tiếp đón. Lúc này ngôi trường “Ta Be” có diện tích trên 10.000 m2 được xây dựng từ đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc hình vuông, 4 cạnh tiếp giáp với 4 con đường lớn của Sóc Trăng (nay là các đường Tôn Đức Thắng, Calmette, Lê Lợi, Lai Văn Tửng). Trường được xây dựng theo kiểu hình chữ U. Hai dãy nhà hai bên sân trường là hai dãy lầu được xây dựng gần như đối xứng nhau, mỗi dãy có chiều ngang rộng 13,5m, kéo dài 76,80m. Một dãy ngang được xây tiếp giáp hai đầu cuối của hai dãy lầu. Trong sân trường có nhiều cây cổ thụ to, tán lá che mát cả khoảng sân rộng của trường, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tại đây, công tác chuẩn bị tiếp đón Đoàn được tổ chức chặt chẽ với các bộ phận hậu cần, cứu thương, trật tự, vệ sinh… để lo nơi ăn, nghỉ thật chu đáo cho anh em. Nhân dân tỉnh, huyện nô nức, tấp nập tiếp tế thực phẩm, quần áo, thuốc men đem đến điểm Đoàn tập trung. Đặc biệt có rất nhiều tiểu thương đến ủng hộ thực phẩm, thuốc men bồi dưỡng cho các chiến sỹ. Có người mang nhiều con heo nặng hàng trăm ký đến để xẻ thịt phục vụ. Đông đảo chị em phụ nữ cùng với cán bộ, chiến sĩ, dân quân chánh của các ngành, các đơn vị đã xung phong nhận nhiệm vụ nấu ăn, lo cơm nước, bảo vệ, chăm sóc đoàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia, tận tụy phục vụ của các sơ (soeur) của nhà dòng thuộc đạo Công giáo tại Sóc Trăng. Trong số các tử tù này đã có những đồng chí sau này trở thành lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Phan Trọng Tuệ…
Ngôi trường chứng nhân lịch sử
Trong khuôn viên trường, có 1 ngôi nhà khá lớn, mái lợp ngói có diện tích khoảng trên 200m2 làm nhà trưng bày Đón đoàn tù chính trị Côn Đảo. Bên trong nhà trưng bày được chia thành 2 gian. Gian chính là phần trưng bày các sơ đồ, hình ảnh về nhà tù Côn Đảo, cảnh ghi lại hình ảnh đón tiếp đoàn tù chính trị, cảnh sinh hoạt của tù chính trị trong sân trường, mô hình chiếc ca nô do Bác Tôn lái cùng 12 chiến sĩ từ nhà tù trở về đất liền. Ngoài ra, còn có một số hiện vật như 04 cái bát sứ tráng men, 01 cái chậu sành miệng loe có đường kính 40 cm, cao 30 cm do Nhân dân Sóc Trăng quyên góp, dùng để rửa vết thương cho các chiến sĩ Côn Đảo; 01 cái chảo sắt có đường kính 01 m dùng nấu ăn cho Đoàn; một gian nhà nhỏ hơn để trưng bày một một số hình ảnh về cuộc đời hoạt động cùng bức tượng bán thân của Bác Tôn Đức Thắng. Với ý nghĩa lịch sử đó, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 734/QĐ-BVHTT ngày 16/6/1992, công nhận di tích trường “Ta Be” (Taberd) tỉnh Sóc Trăng là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Tượng Bác Tôn tại khu tưởng niệm Bác Tôn trong khuôn viên Trường Ta Be
Hàng năm vào ngày kỷ niệm 23 tháng 9, có rất nhiều người đến thắp hương trước vong linh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham quan hình ảnh, thăm lại ngôi trường có nhiều sự kiện lịch sử xưa để nhớ lại hào khí Cách mạng Tháng Tám xưa, nhớ Bác Tôn vượt Côn Đảo về đây trong niềm vui chiến thắng.
Phan Thị Anh Thư