Đề cương tuyên truyền Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 9 2023 14:21
- Lượt xem: 1186
Trải qua 46 năm (kể từ Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ I, nhiệm kỳ 1977 - 1980), Công đoàn tỉnh An Giang đã tổ chức thành công 10 kỳ Đại hội Công đoàn tỉnh; hiện đang tích cực công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
I. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH AN GIANG
1. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ I (nhiệm kỳ 1977 - 1980)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt tổ chức Công hội đỏ ở An Giang, Đại hội đại biểu lần thứ I Liên hiệp Công đoàn tỉnh An Giang đã diễn ra từ ngày 20 - 24/10/1977, tại Trường Bổ túc văn hóa công nông Võ Thị Sáu (nay là trường Đại học An Giang). Đại hội có 200 đại biểu chính thức tham dự.
Đại hội đã đề mục tiêu, nhiệm vụ: “Tăng cường vận động, tổ chức giáo dục và rèn luyện công nhân, viên chức về mọi mặt, dấy lên phong trào cách mạng sôi nổi, liên tục trong công nhân, viên chức và lao động các ngành nghề, tích cực xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực làm chủ tập thể, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhà nước và thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, trọng tâm là vấn đề lương thực thực phẩm, phục vụ công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tư bản tư doanh, trước mắt là cải tạo ngành Giao thông vận tải và lưu thông phân phối, bảo vệ lợi ích chính đáng và chăm lo đời sống của công nhân, viên chức; xây dựng và củng cố tổ chức Công đoàn mà trọng tâm là công đoàn cơ sở, góp phần tích cực đi hàng đầu trong thực hiện 03 cuộc cách mạng, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ chính trị của địa phương”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn An Giang khóa I gồm 25 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Cỏi, Tỉnh ủy viên được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
2. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ II (nhiệm kỳ 1981 - 1984)
Đại hội diễn ra từ ngày 19 - 22/8/1981, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 237 đại biểu, đại diện cho hơn 26.000 cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: Phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm và thi đua phục vụ nông nghiệp phải nhằm vào việc phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch Nhà nước 05 năm lần thứ III, trước mắt là kế hoạch Nhà nước 1981 - 1982. Trọng tâm là vận động công nhân, viên chức các ngành có liên quan nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm phục vụ nông nghiệp.
Công đoàn phải thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, viên chức. Chú ý thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo đảm đúng đắn kết hợp 03 lợi ích (người lao động, tập thể và nhà nước).
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh An Giang khóa II gồm 29 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu (Bảy Định), Tỉnh ủy viên được bầu giữ chức Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh An Giang.
3. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ III (nhiệm kỳ 1984 - 1988)
Đại hội diễn ra từ ngày 14 - 15/7/1983, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: phát huy tự lực, tự cường với tinh thần chủ động và cách mạng tiến công cho giai cấp công nhân để ra sức khai thác mọi khả năng tiềm tàng, khắc phục mọi khó khăn, thi đua lao động sản xuất và công tác, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước 05 năm (1981 - 1985), trước mắt là năm 1983, nhất là hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ đắc lực có hiệu quả cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tích cực đấu tranh để thực hiện đúng đắn các chính sách trên mặt trận phân phối lưu thông.
Ra sức củng cố kiện toàn tổ chức Công đoàn các cấp, nhất là cơ sở, nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, đẩy mạnh các mặt hoạt động công đoàn, làm cho hoạt động công đoàn ngày càng đi sâu vào chức năng, hoạt động ngày càng thiết thực, cụ thể và đạt kết quả cao.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 33 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu (Bảy Định), Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Thư ký Liên hiệp Công đoàn An Giang.
4. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ IV (nhiệm kỳ 1988 - 1992)
Đại hội diễn ra từ ngày 10 - 11/6/1988, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Đẩy mạnh việc chăm lo đời sống công nhân, viên chức; công đoàn tham gia đề xuất với các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp giải quyết tốt hơn về điều kiện sản xuất, an toàn lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức trong việc thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi. Mỗi cán bộ, công nhân, viên chức tự lực phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, công đoàn cơ sở tận dụng mọi khả năng để sản xuất tự túc, tăng thu nhập cho công nhân, viên chức, đảm bảo mức sống tối thiểu.
Tổ chức và vận động công nhân, viên chức tham gia các phong trào hành động cách mạng trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và đấu tranh chống tiêu cực, phát huy phong trào sáng kiến, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh”.
Trong nhiệm kỳ, tên gọi Liên hiệp Công đoàn An Giang đổi thành Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu (Bảy Định), Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ 14 (khóa IV) ngày 28/01/1992 đã bầu đồng chí Lâm Thanh Tùng vào Ban Chấp hành giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay cho đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu chuyển công tác sang đơn vị mới.
5. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ V (nhiệm kỳ 1993 - 1998)
Đại hội diễn ra từ ngày 17 - 18/6/1993, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 211 đại biểu được triệu tập đại diện cho 26.047 cán bộ, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích của người lao động, tập hợp, xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững vàng về chính trị; phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 33 ủy viên. Đồng chí Lâm Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
6. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ VI (nhiệm kỳ 1998 - 2003)
Đại hội diễn ra từ ngày 09 - 10/6/1998, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Tập trung khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1991 - 1995; đồng thời kết hợp pháp triển kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trọng yếu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Nâng cao đời sống các mặt của nhân dân, bảo đảm phát triển ổn định và vững chắc, đồng thời chuẩn bị tích cực các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ sau, biến An Giang trở thành một tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh...
Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp người lao động; quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phượng, Tỉnh ủy viên được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ 8 (khóa VI), ngày 09/7/2001 đã bầu đồng chí Từ Quý Ngọc vào Ban chấp hành giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Phượng chuyển công tác sang đơn vị mới.
7. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ VII (nhiệm kỳ 2003 - 2008)
Đại hội diễn ra từ ngày 26 - 27/7/2003, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 242 đại biểu đại diện cho 42.673 cán bộ, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, củng cố và phát triển khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” sôi nổi, thiết thực và hiệu quả trong CNVCLĐ, tiếp tục phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, nâng cao trình độ cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xứng đáng là lực lượng đi đầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn tỉnh nhà”.
Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động: “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tình nhà, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Thái Hữu Phúc, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 12 (khóa VII) ngày 05/3/2007 bầu bổ sung đồng chí Võ Văn Khanh, Tỉnh ủy viên vào Ban Chấp hành giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay đồng chí Thái Hữu Phúc chuyển công tác sang đơn vị mới.
8. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2008 - 2013)
Đại hội diễn ra từ ngày 20 - 21/5/2008 tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 250 đại biểu đại diện cho 68.609 công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động lớn mạnh, có cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, tổ chức sâu rộng các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước.
Đẩy mạnh phát triển tổ chức Công đoàn và đội ngũ đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh. Tích cực tham gia xây dựng đảng, chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh”.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 10/KH-TU, ngày 05/5/2008 thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Võ Văn Khanh, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
9. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013 - 2018)
Đại hội diễn ra từ ngày 23 - 25/01/2013, tại Hội trường Tỉnh An Giang. Đại hội có 254 đại biểu đại diện cho 94.790 công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng, nâng cao chất lượng, từng bước tri thức hóa đội ngũ công nhân lao động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và đẩy mạnh phát triển tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh”.
Khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết, đổi mới, nâng chất lượng hoạt động công đoàn, vì quyền và lợi ích của người lao động”.
Với khẩu hiệu hành động, Công đoàn An Giang đã không ngừng đổi mới, đẩy mạnh các hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Cùng với kinh phí công đoàn, vận động các doanh nghiệp đối ứng, Liên đoàn Lao động tỉnh đã trao gần 800 căn Nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên, nhà Mái ấm công đoàn cho tập thể giáo viên rất khang trang và tràn đầy tình cảm. Đánh dấu Công đoàn An Giang thực sự là chỗ dựa, là niềm tin, là tổ ấm cho đoàn viên.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 39 đồng chí. Đồng chí Võ Văn Khanh, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ VII nhiệm kỳ 2013 - 2018, ngày 25/12/2015 đã bầu đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Tỉnh ủy viên vào Ban Chấp hành, giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
10. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2018 - 2023)
Đại hội diễn ra từ ngày 08 - 09/3/2018, tại Hội trường Tỉnh. Đại hội có 297 đại biểu đại diện cho 103.129 công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, tăng cường vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; nâng cao nhận thức chính trị, ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng công đoàn vững mạnh; thúc đẩy hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tham gia xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động:“Đổi mới, sáng tạo, hành động, trách nhiệm; nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 39 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
II. KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG NHIỆM KỲ 2018 - 2023
1. Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và người lao động
Với phương châm “nơi nào có đoàn viên, người lao động gặp khó, nơi đó có công đoàn hỗ trợ”, cùng đó với sự năng động, sáng tạo các cấp công đoàn không ngừng triển khai các hoạt động đảm bảo về số lượng và chất lượng, phù hợp theo từng thời điểm, chăm lo kịp thời các trường hợp đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, tạo niềm tin của đoàn viên vào tổ chức Công đoàn.
Nổi bật tại Chương trình “Tết Sum vầy”, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp triển khai hỗ trợ trao tặng trên 400.000 suất quà cho đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, với tổng kinh phí trên 126 tỷ đồng cùng nhiều hoạt động chăm lo thiết thực khác thông qua Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” ,“Bữa cơm Công đoàn”, “Vui Tết cùng công nhân Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân lao động”... Chương trình hỗ trợ Nhà “Mái ấm Công đoàn” tiếp tục duy trì, kịp thời động viên đoàn viên vượt qua khó khăn, “an cư, lạc nghiệp”; 05 năm qua, hỗ trợ cất mới và sửa chữa 555 căn với tổng số tiền 19 tỷ 700 triệu đồng. Chương trình “Phúc lợi, ưu đãi cho đoàn viên” ngày càng mở rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, đã có trên 248.000 lượt đoàn viên, người lao động thụ hưởng lợi ích với số tiền trên 32 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với phương châm “Nhanh chóng, tận tâm vì người lao động khó khăn” các cấp công đoàn khẩn trương phối hợp triển khai, hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động vừa được tiêm ngừa vắc xin Covid-19, vừa được thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động, hỗ trợ “Túi an sinh Công đoàn”… với tổng số tiền gần 200 tỷ đồng; xét hỗ trợ 6.579 đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng với tổng số tiền là 11,395 tỷ đồng.
Công đoàn tỉnh còn không ngừng nâng cao tính đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động với nhiều cách làm hay đem lại hiệu quả thực chất như: thành lập Tổ hỗ trợ công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và đối thoại tại nơi làm việc; mô hình “3 An” gồm “An tâm, An toàn, An ninh”; Tổ tự quản “Nhà trọ công nhân lao động đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự”, “Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật trong công nhân lao động tại tổ tự quản nhà trọ công nhân” và xây dựng các hoạt động văn hóa, thể thao tại các doanh nghiệp có từ 500 công nhân lao động trở lên...
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động
Với phương châm “đi trước mở đường, đi cùng phát triển, đi sau tổng kết”, 05 năm qua công tác tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ tỉnh không ngừng được đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức và hướng về cơ sở; tạo sự đồng thuận và thống nhất về tư tưởng, hành động trong đoàn viên, CNVCLĐ trong việc chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn tỉnh An Giang đã triển khai đầy đủ, định hướng kịp thời các văn bản chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và cấp uỷ địa phương đến đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh. Cụ thể hoá nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn cũng như việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn như: Chương trình Tết Sum vầy, Tháng Công nhân, Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7)… Đồng thời, tích cực tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến người lao động tại doanh nghiệp; từ đó góp phần nắm bắt, giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động, tạo động lực và niềm tin cho người lao động tin tưởng với Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
Đặc biệt, Công đoàn tỉnh An Giang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác truyền thông công đoàn, với trên 5.000 sản phẩm ở các thể loại được đăng phát trên các kênh thông tin báo chí, mạng xã hội, góp phần lan toả những thông tin, những việc làm tích cực đến cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; tạo được tiếng nói, hình ảnh, vị thể của tổ chức Công đoàn tỉnh An Giang đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp và người lao động. Đây còn là kênh thông tin góp phần phản bác các tư tưởng sai trái, các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn tỉnh An Giang trong tình hình mới.
Đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động tiếp tục được quan tâm nâng chất, đầu tư xây dựng nhiều thiết chế văn hoá, thể thao với quy mô lớn (Nhà Văn hoá Lao động tỉnh, thiết chế văn hoá thể thao công đoàn tại Khu công nghiệp Bình Hoà, huyện Châu Thành). Các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, hội diễn, sân chơi phát triển mạnh mẽ hướng về cơ sở, đáp ứng nhu cầu về thụ hưởng văn hoá tinh thần cho người lao động.
3. Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn thường xuyên đổi mới thích ứng với những khó khăn, thách thức của giai đoạn hội nhập và phát triển. Triển khai nhiều mô hình mới như: ký kết Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh với Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động công đoàn ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh; mô hình “sát cơ sở, gần công nhân”; mô hình giao công đoàn cấp huyện ban hành quyết định ủy quyền cho ban chấp hành CĐCS cơ quan xã, phường, thị trấn thực hiện công tác thành lập CĐCS nơi có dưới 25 lao động; mô hình mở rộng đối tượng kết nạp đoàn viên trong lực lượng công an, quân sự, trưởng phó khóm ấp của xã, phường, thị trấn trong tỉnh... được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong cả nước. Kết quả, phát triển mới được 35.010 đoàn viên công đoàn, nâng tổng số 111.258 đoàn viên/122.016 CNVCLĐ vượt 194,5% chỉ tiêu, về đích sớm 01 năm so với chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh của các cấp công đoàn tiếp tục có những đổi mới tích cực. Công tác bồi dưỡng, giới thiệu phát triển đảng được quan tâm. Trong nhiệm kỳ, giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp được 7.772 đoàn viên ưu tú, đạt 102,27% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
4. Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Gắn với việc đẩy mạnh và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước ngày càng khẳng định bước phát triển vượt bậc, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động hưởng ứng, với 3.971 công trình, sản phẩm mang giá trị làm lợi gần 200 tỷ đồng; 392 đề tài, nghiên cứu khoa học giá trị làm lợi 178 tỷ đồng và 27.297 giải pháp, sáng kiến hữu ích góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm lợi cho Nhà nước, cho doanh nghiệp trên 40 tỷ đồng.
Với những đóng góp đó, 05 năm qua có 681 tập thể và 3.519 cá nhân được Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng với tổng số tiền trên 03 tỷ đồng; có 115 công nhân lao động giỏi, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất được Ủy ban nhân dân tỉnh tuyên dương khen thưởng (Hội nghị biểu dương CNLĐ giỏi tỉnh). Đặc biệt, đã tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Giải thưởng Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang; năm 2022, 2023 có 18 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực kinh kế - xã hội được Uỷ ban nhân dân tỉnh vinh danh, khen thưởng. Và nhiều công nhân lao động, cán bộ công đoàn được nhận giải thưởng, danh hiệu bậc cao của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như: Bằng Lao động Sáng tạo, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh; Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ III/2022 và Tuyên dương Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tập thể Liên đoàn Lao động tỉnh được Chính phủ, Tổng Liên đoàn, các bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý.
5. Nâng cao chất lượng công tác nữ công
Tiếp tục được quan tâm đổi mới nội dung, đa dạng về hoạt động góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ và con đoàn viên, người lao động như: tổ chức nói chuyện chuyên đề “Bình đẳng giới”, mở lớp dạy kỹ năng trang điểm cá nhân cho nữ đoàn viên, tổ chức họp mặt, tặng quà, tham quan, mô hình “Sức khỏe của bạn” kết hợp tuyên truyền kỹ năng làm cha, làm mẹ.
Cùng đó, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực vui chơi, giải trí kết hợp thăm hỏi, tặng quà, học bổng Tôn Đức Thắng, tuyên dương, đỡ đầu cho 45.000 lượt con đoàn viên và người lao động nhân dịp khai giảng năm học mới, Ngày Quốc tế thiếu nhi và tết Trung thu; đặc biệt đã trực tiếp trao tặng 41 sổ tiết kiệm Công đoàn cho con đoàn viên có cha (mẹ) tử vong do dịch bệnh Covid-19, tổng trị giá gần 10 tỷ đồng.
III. ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH AN GIANG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023 - 2028
Đại hội XI Công đoàn tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là sự kiện quan trọng, là ngày hội lớn của lực lượng đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn tỉnh nhà. Đại hội dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9/2023 tại Hội trường Tỉnh với khoảng 329 đại biểu, đại diện cho 111.258 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tỉnh tham dự.
Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội XI Công đoàn tỉnh An Giang thể hiện ý chí quyết tâm, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt thử thách, đoàn kết tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra.
1. Mục tiêu tổng quát dự kiến sẽ thông qua đại hội
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn các cấp. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, hiệu quả hoạt động của cán bộ công đoàn; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; làm tốt vai trò cầu nối, mật thiết giữa cấp ủy đảng, chính quyền với công nhân lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh các hoạt động đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và chăm lo lợi ích thiết thực cho người lao động; phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc; động viên đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ dự kiến sẽ thông qua đại hội
- Phát triển tăng thêm 20.000 đoàn viên, toàn tỉnh có 130.000 đoàn viên trở lên; 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên được thành lập công đoàn cơ sở.
- Có từ 96% trở lên doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên, tổ chức Công đoàn có nhu cầu tư vấn, tranh tụng sẽ có đại diện công đoàn tham gia.
- 100% cán bộ công đoàn chuyên trách và ít nhất 90% cán bộ công đoàn cơ sở từ tổ trưởng trở lên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn. Trong đó, 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được đào tạo, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
- Toàn tỉnh thực hiện 500 căn nhà “Mái ấm công đoàn”. Trong đó, xây mới ít nhất 400 căn nhà.
3. Các khâu đột phá dự kiến sẽ thông qua đại hội
(1) Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp; trọng tâm là đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước tập thể, mang đến quyền lợi, phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
(2) Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở có năng lực, bản lĩnh, kỷ năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
(3) Đổi mới phương thức hoạt động của các cấp công đoàn trong tỉnh, trọng tâm là thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.
Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, nêu cao ý chí chiến đấu, năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ nhằm đưa nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra, xây dựng quê hương Bác Tôn ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
I. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH AN GIANG
1. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ I (nhiệm kỳ 1977 - 1980)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt tổ chức Công hội đỏ ở An Giang, Đại hội đại biểu lần thứ I Liên hiệp Công đoàn tỉnh An Giang đã diễn ra từ ngày 20 - 24/10/1977, tại Trường Bổ túc văn hóa công nông Võ Thị Sáu (nay là trường Đại học An Giang). Đại hội có 200 đại biểu chính thức tham dự.
Đại hội đã đề mục tiêu, nhiệm vụ: “Tăng cường vận động, tổ chức giáo dục và rèn luyện công nhân, viên chức về mọi mặt, dấy lên phong trào cách mạng sôi nổi, liên tục trong công nhân, viên chức và lao động các ngành nghề, tích cực xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực làm chủ tập thể, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhà nước và thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, trọng tâm là vấn đề lương thực thực phẩm, phục vụ công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần tư bản tư doanh, trước mắt là cải tạo ngành Giao thông vận tải và lưu thông phân phối, bảo vệ lợi ích chính đáng và chăm lo đời sống của công nhân, viên chức; xây dựng và củng cố tổ chức Công đoàn mà trọng tâm là công đoàn cơ sở, góp phần tích cực đi hàng đầu trong thực hiện 03 cuộc cách mạng, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ chính trị của địa phương”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn An Giang khóa I gồm 25 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Cỏi, Tỉnh ủy viên được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh.
2. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ II (nhiệm kỳ 1981 - 1984)
Đại hội diễn ra từ ngày 19 - 22/8/1981, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 237 đại biểu, đại diện cho hơn 26.000 cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: Phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm và thi đua phục vụ nông nghiệp phải nhằm vào việc phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch Nhà nước 05 năm lần thứ III, trước mắt là kế hoạch Nhà nước 1981 - 1982. Trọng tâm là vận động công nhân, viên chức các ngành có liên quan nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm phục vụ nông nghiệp.
Công đoàn phải thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, viên chức. Chú ý thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo đảm đúng đắn kết hợp 03 lợi ích (người lao động, tập thể và nhà nước).
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh An Giang khóa II gồm 29 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu (Bảy Định), Tỉnh ủy viên được bầu giữ chức Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh An Giang.
3. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ III (nhiệm kỳ 1984 - 1988)
Đại hội diễn ra từ ngày 14 - 15/7/1983, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: phát huy tự lực, tự cường với tinh thần chủ động và cách mạng tiến công cho giai cấp công nhân để ra sức khai thác mọi khả năng tiềm tàng, khắc phục mọi khó khăn, thi đua lao động sản xuất và công tác, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước 05 năm (1981 - 1985), trước mắt là năm 1983, nhất là hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ đắc lực có hiệu quả cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tích cực đấu tranh để thực hiện đúng đắn các chính sách trên mặt trận phân phối lưu thông.
Ra sức củng cố kiện toàn tổ chức Công đoàn các cấp, nhất là cơ sở, nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, đẩy mạnh các mặt hoạt động công đoàn, làm cho hoạt động công đoàn ngày càng đi sâu vào chức năng, hoạt động ngày càng thiết thực, cụ thể và đạt kết quả cao.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 33 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu (Bảy Định), Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Thư ký Liên hiệp Công đoàn An Giang.
4. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ IV (nhiệm kỳ 1988 - 1992)
Đại hội diễn ra từ ngày 10 - 11/6/1988, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Đẩy mạnh việc chăm lo đời sống công nhân, viên chức; công đoàn tham gia đề xuất với các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp giải quyết tốt hơn về điều kiện sản xuất, an toàn lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức trong việc thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi. Mỗi cán bộ, công nhân, viên chức tự lực phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, công đoàn cơ sở tận dụng mọi khả năng để sản xuất tự túc, tăng thu nhập cho công nhân, viên chức, đảm bảo mức sống tối thiểu.
Tổ chức và vận động công nhân, viên chức tham gia các phong trào hành động cách mạng trong lao động, sản xuất, công tác và học tập, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và đấu tranh chống tiêu cực, phát huy phong trào sáng kiến, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh”.
Trong nhiệm kỳ, tên gọi Liên hiệp Công đoàn An Giang đổi thành Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu (Bảy Định), Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ 14 (khóa IV) ngày 28/01/1992 đã bầu đồng chí Lâm Thanh Tùng vào Ban Chấp hành giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay cho đồng chí Trần Thị Ngọc Diệu chuyển công tác sang đơn vị mới.
5. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ V (nhiệm kỳ 1993 - 1998)
Đại hội diễn ra từ ngày 17 - 18/6/1993, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 211 đại biểu được triệu tập đại diện cho 26.047 cán bộ, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích của người lao động, tập hợp, xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững vàng về chính trị; phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 33 ủy viên. Đồng chí Lâm Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
6. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ VI (nhiệm kỳ 1998 - 2003)
Đại hội diễn ra từ ngày 09 - 10/6/1998, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Tập trung khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1991 - 1995; đồng thời kết hợp pháp triển kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trọng yếu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Nâng cao đời sống các mặt của nhân dân, bảo đảm phát triển ổn định và vững chắc, đồng thời chuẩn bị tích cực các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ sau, biến An Giang trở thành một tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh...
Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp người lao động; quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phượng, Tỉnh ủy viên được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ 8 (khóa VI), ngày 09/7/2001 đã bầu đồng chí Từ Quý Ngọc vào Ban chấp hành giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Phượng chuyển công tác sang đơn vị mới.
7. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ VII (nhiệm kỳ 2003 - 2008)
Đại hội diễn ra từ ngày 26 - 27/7/2003, tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 242 đại biểu đại diện cho 42.673 cán bộ, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, củng cố và phát triển khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” sôi nổi, thiết thực và hiệu quả trong CNVCLĐ, tiếp tục phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, nâng cao trình độ cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xứng đáng là lực lượng đi đầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn tỉnh nhà”.
Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động: “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tình nhà, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Thái Hữu Phúc, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 12 (khóa VII) ngày 05/3/2007 bầu bổ sung đồng chí Võ Văn Khanh, Tỉnh ủy viên vào Ban Chấp hành giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay đồng chí Thái Hữu Phúc chuyển công tác sang đơn vị mới.
8. Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2008 - 2013)
Đại hội diễn ra từ ngày 20 - 21/5/2008 tại Hội trường Tỉnh ủy An Giang. Đại hội có 250 đại biểu đại diện cho 68.609 công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động lớn mạnh, có cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, tổ chức sâu rộng các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước.
Đẩy mạnh phát triển tổ chức Công đoàn và đội ngũ đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh. Tích cực tham gia xây dựng đảng, chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh”.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 10/KH-TU, ngày 05/5/2008 thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Đồng chí Võ Văn Khanh, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
9. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013 - 2018)
Đại hội diễn ra từ ngày 23 - 25/01/2013, tại Hội trường Tỉnh An Giang. Đại hội có 254 đại biểu đại diện cho 94.790 công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng, nâng cao chất lượng, từng bước tri thức hóa đội ngũ công nhân lao động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và đẩy mạnh phát triển tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh”.
Khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết, đổi mới, nâng chất lượng hoạt động công đoàn, vì quyền và lợi ích của người lao động”.
Với khẩu hiệu hành động, Công đoàn An Giang đã không ngừng đổi mới, đẩy mạnh các hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Cùng với kinh phí công đoàn, vận động các doanh nghiệp đối ứng, Liên đoàn Lao động tỉnh đã trao gần 800 căn Nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên, nhà Mái ấm công đoàn cho tập thể giáo viên rất khang trang và tràn đầy tình cảm. Đánh dấu Công đoàn An Giang thực sự là chỗ dựa, là niềm tin, là tổ ấm cho đoàn viên.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 39 đồng chí. Đồng chí Võ Văn Khanh, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ VII nhiệm kỳ 2013 - 2018, ngày 25/12/2015 đã bầu đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Tỉnh ủy viên vào Ban Chấp hành, giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
10. Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2018 - 2023)
Đại hội diễn ra từ ngày 08 - 09/3/2018, tại Hội trường Tỉnh. Đại hội có 297 đại biểu đại diện cho 103.129 công nhân, viên chức, lao động tham dự.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, tăng cường vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; nâng cao nhận thức chính trị, ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng công đoàn vững mạnh; thúc đẩy hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tham gia xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động:“Đổi mới, sáng tạo, hành động, trách nhiệm; nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 39 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Tỉnh ủy viên tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
II. KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG NHIỆM KỲ 2018 - 2023
1. Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và người lao động
Với phương châm “nơi nào có đoàn viên, người lao động gặp khó, nơi đó có công đoàn hỗ trợ”, cùng đó với sự năng động, sáng tạo các cấp công đoàn không ngừng triển khai các hoạt động đảm bảo về số lượng và chất lượng, phù hợp theo từng thời điểm, chăm lo kịp thời các trường hợp đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, tạo niềm tin của đoàn viên vào tổ chức Công đoàn.
Nổi bật tại Chương trình “Tết Sum vầy”, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp triển khai hỗ trợ trao tặng trên 400.000 suất quà cho đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, với tổng kinh phí trên 126 tỷ đồng cùng nhiều hoạt động chăm lo thiết thực khác thông qua Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” ,“Bữa cơm Công đoàn”, “Vui Tết cùng công nhân Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân lao động”... Chương trình hỗ trợ Nhà “Mái ấm Công đoàn” tiếp tục duy trì, kịp thời động viên đoàn viên vượt qua khó khăn, “an cư, lạc nghiệp”; 05 năm qua, hỗ trợ cất mới và sửa chữa 555 căn với tổng số tiền 19 tỷ 700 triệu đồng. Chương trình “Phúc lợi, ưu đãi cho đoàn viên” ngày càng mở rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, đã có trên 248.000 lượt đoàn viên, người lao động thụ hưởng lợi ích với số tiền trên 32 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, với phương châm “Nhanh chóng, tận tâm vì người lao động khó khăn” các cấp công đoàn khẩn trương phối hợp triển khai, hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động vừa được tiêm ngừa vắc xin Covid-19, vừa được thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động, hỗ trợ “Túi an sinh Công đoàn”… với tổng số tiền gần 200 tỷ đồng; xét hỗ trợ 6.579 đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng với tổng số tiền là 11,395 tỷ đồng.
Công đoàn tỉnh còn không ngừng nâng cao tính đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động với nhiều cách làm hay đem lại hiệu quả thực chất như: thành lập Tổ hỗ trợ công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và đối thoại tại nơi làm việc; mô hình “3 An” gồm “An tâm, An toàn, An ninh”; Tổ tự quản “Nhà trọ công nhân lao động đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự”, “Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật trong công nhân lao động tại tổ tự quản nhà trọ công nhân” và xây dựng các hoạt động văn hóa, thể thao tại các doanh nghiệp có từ 500 công nhân lao động trở lên...
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động
Với phương châm “đi trước mở đường, đi cùng phát triển, đi sau tổng kết”, 05 năm qua công tác tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ tỉnh không ngừng được đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức và hướng về cơ sở; tạo sự đồng thuận và thống nhất về tư tưởng, hành động trong đoàn viên, CNVCLĐ trong việc chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn tỉnh An Giang đã triển khai đầy đủ, định hướng kịp thời các văn bản chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và cấp uỷ địa phương đến đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh. Cụ thể hoá nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn cũng như việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn như: Chương trình Tết Sum vầy, Tháng Công nhân, Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7)… Đồng thời, tích cực tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến người lao động tại doanh nghiệp; từ đó góp phần nắm bắt, giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động, tạo động lực và niềm tin cho người lao động tin tưởng với Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
Đặc biệt, Công đoàn tỉnh An Giang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác truyền thông công đoàn, với trên 5.000 sản phẩm ở các thể loại được đăng phát trên các kênh thông tin báo chí, mạng xã hội, góp phần lan toả những thông tin, những việc làm tích cực đến cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; tạo được tiếng nói, hình ảnh, vị thể của tổ chức Công đoàn tỉnh An Giang đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp và người lao động. Đây còn là kênh thông tin góp phần phản bác các tư tưởng sai trái, các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn tỉnh An Giang trong tình hình mới.
Đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động tiếp tục được quan tâm nâng chất, đầu tư xây dựng nhiều thiết chế văn hoá, thể thao với quy mô lớn (Nhà Văn hoá Lao động tỉnh, thiết chế văn hoá thể thao công đoàn tại Khu công nghiệp Bình Hoà, huyện Châu Thành). Các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, hội diễn, sân chơi phát triển mạnh mẽ hướng về cơ sở, đáp ứng nhu cầu về thụ hưởng văn hoá tinh thần cho người lao động.
3. Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn thường xuyên đổi mới thích ứng với những khó khăn, thách thức của giai đoạn hội nhập và phát triển. Triển khai nhiều mô hình mới như: ký kết Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh với Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động công đoàn ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh; mô hình “sát cơ sở, gần công nhân”; mô hình giao công đoàn cấp huyện ban hành quyết định ủy quyền cho ban chấp hành CĐCS cơ quan xã, phường, thị trấn thực hiện công tác thành lập CĐCS nơi có dưới 25 lao động; mô hình mở rộng đối tượng kết nạp đoàn viên trong lực lượng công an, quân sự, trưởng phó khóm ấp của xã, phường, thị trấn trong tỉnh... được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong cả nước. Kết quả, phát triển mới được 35.010 đoàn viên công đoàn, nâng tổng số 111.258 đoàn viên/122.016 CNVCLĐ vượt 194,5% chỉ tiêu, về đích sớm 01 năm so với chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh của các cấp công đoàn tiếp tục có những đổi mới tích cực. Công tác bồi dưỡng, giới thiệu phát triển đảng được quan tâm. Trong nhiệm kỳ, giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp được 7.772 đoàn viên ưu tú, đạt 102,27% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
4. Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Gắn với việc đẩy mạnh và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước ngày càng khẳng định bước phát triển vượt bậc, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động hưởng ứng, với 3.971 công trình, sản phẩm mang giá trị làm lợi gần 200 tỷ đồng; 392 đề tài, nghiên cứu khoa học giá trị làm lợi 178 tỷ đồng và 27.297 giải pháp, sáng kiến hữu ích góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm lợi cho Nhà nước, cho doanh nghiệp trên 40 tỷ đồng.
Với những đóng góp đó, 05 năm qua có 681 tập thể và 3.519 cá nhân được Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng với tổng số tiền trên 03 tỷ đồng; có 115 công nhân lao động giỏi, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất được Ủy ban nhân dân tỉnh tuyên dương khen thưởng (Hội nghị biểu dương CNLĐ giỏi tỉnh). Đặc biệt, đã tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Giải thưởng Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang; năm 2022, 2023 có 18 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực kinh kế - xã hội được Uỷ ban nhân dân tỉnh vinh danh, khen thưởng. Và nhiều công nhân lao động, cán bộ công đoàn được nhận giải thưởng, danh hiệu bậc cao của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như: Bằng Lao động Sáng tạo, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh; Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ III/2022 và Tuyên dương Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tập thể Liên đoàn Lao động tỉnh được Chính phủ, Tổng Liên đoàn, các bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý.
5. Nâng cao chất lượng công tác nữ công
Tiếp tục được quan tâm đổi mới nội dung, đa dạng về hoạt động góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ và con đoàn viên, người lao động như: tổ chức nói chuyện chuyên đề “Bình đẳng giới”, mở lớp dạy kỹ năng trang điểm cá nhân cho nữ đoàn viên, tổ chức họp mặt, tặng quà, tham quan, mô hình “Sức khỏe của bạn” kết hợp tuyên truyền kỹ năng làm cha, làm mẹ.
Cùng đó, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực vui chơi, giải trí kết hợp thăm hỏi, tặng quà, học bổng Tôn Đức Thắng, tuyên dương, đỡ đầu cho 45.000 lượt con đoàn viên và người lao động nhân dịp khai giảng năm học mới, Ngày Quốc tế thiếu nhi và tết Trung thu; đặc biệt đã trực tiếp trao tặng 41 sổ tiết kiệm Công đoàn cho con đoàn viên có cha (mẹ) tử vong do dịch bệnh Covid-19, tổng trị giá gần 10 tỷ đồng.
III. ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH AN GIANG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023 - 2028
Đại hội XI Công đoàn tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là sự kiện quan trọng, là ngày hội lớn của lực lượng đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn tỉnh nhà. Đại hội dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9/2023 tại Hội trường Tỉnh với khoảng 329 đại biểu, đại diện cho 111.258 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tỉnh tham dự.
Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội XI Công đoàn tỉnh An Giang thể hiện ý chí quyết tâm, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt thử thách, đoàn kết tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra.
1. Mục tiêu tổng quát dự kiến sẽ thông qua đại hội
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn các cấp. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, hiệu quả hoạt động của cán bộ công đoàn; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; làm tốt vai trò cầu nối, mật thiết giữa cấp ủy đảng, chính quyền với công nhân lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh các hoạt động đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và chăm lo lợi ích thiết thực cho người lao động; phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc; động viên đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ dự kiến sẽ thông qua đại hội
- Phát triển tăng thêm 20.000 đoàn viên, toàn tỉnh có 130.000 đoàn viên trở lên; 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên được thành lập công đoàn cơ sở.
- Có từ 96% trở lên doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên, tổ chức Công đoàn có nhu cầu tư vấn, tranh tụng sẽ có đại diện công đoàn tham gia.
- 100% cán bộ công đoàn chuyên trách và ít nhất 90% cán bộ công đoàn cơ sở từ tổ trưởng trở lên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn. Trong đó, 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được đào tạo, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
- Toàn tỉnh thực hiện 500 căn nhà “Mái ấm công đoàn”. Trong đó, xây mới ít nhất 400 căn nhà.
3. Các khâu đột phá dự kiến sẽ thông qua đại hội
(1) Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp; trọng tâm là đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước tập thể, mang đến quyền lợi, phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
(2) Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở có năng lực, bản lĩnh, kỷ năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
(3) Đổi mới phương thức hoạt động của các cấp công đoàn trong tỉnh, trọng tâm là thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.
Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, nêu cao ý chí chiến đấu, năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ nhằm đưa nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra, xây dựng quê hương Bác Tôn ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH AN GIANG