Chung tay bảo vệ môi trường
Xây dựng môi trường không khói thuốc vì sức khỏe cộng đồng
- Được đăng: Chủ nhật, 24 Tháng 5 2015 18:32
- Lượt xem: 4318
Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây các bệnh không lây nhiễm như: ung thư phổi, đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Những con số báo động
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày Việt Nam có trên 100 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp đến 4 lần số ca tai nạn giao thông đường bộ. Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá hằng ngày, con số đáng báo động này đang có xu hướng tăng và có nguy cơ trẻ hóa ngày một cao. Việc bán thuốc lá diễn ra ở khắp mọi nơi, giá thuốc lá thấp là yếu tố thuận lợi cho thanh thiếu niên và người nghèo dễ dàng tiếp cận với thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, nếu không có biện pháp ngăn chặn, đến năm 2030 có gần 10% dân số Việt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Thanh niên tham gia truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Cũng theo điều tra gần đây nhất của Khảo sát toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) cho thấy, tỉ lệ hút thuốc thụ động tại Việt Nam rất cao với 67,6% số người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Nguy cơ bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động ở gia đình, nhà hàng, quán bar, quán cà phê cũng rất lớn...
Hút thuốc lá gây nên các bệnh lý ở hệ hô hấp như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản; bệnh lý ở phổi như viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. Hút thuốc lá còn gây nên bệnh xơ vữa động mạch, động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não và gây ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động.
Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu tốn khoảng 22.000 tỷ đồng cho thuốc lá. Điều này có nghĩa là mỗi năm phải chi thêm 23.000 tỷ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá (chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan). Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ước tính mỗi năm Việt Nam có 40.000 trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Nhiều quy định được ban hành
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, trong đó nêu rõ nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm, tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra; thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá và bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
Điều 7 của Luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá…
Bên cạnh đó, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ đã quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các điều khoản về việc vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá và vi phạm quy định về việc bán thuốc lá.
Để thực hiện môi trường không khói thuốc, nhiều bộ, ngành đã ký cam kết thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và đẩy mạnh tổ chức việc tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá. Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống thuốc lá. Đặc biệt, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành y tế tiếp tục mở rộng mô hình nơi làm việc và bệnh viện không khói thuốc như Bệnh viện đa khoa Thống nhất, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện phổi, nhi đồng Đồng Nai và nhiều bệnh viện tuyến huyện khác. Nhiều mô hình điểm về xây dựng thành phố không khói thuốc đã được xây dựng tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Nha Trang, Hội An, Huế, Thái Nguyên,…
Mới đây nhất, nhằm tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức chiến dịch truyền thông tăng cường thực hiện môi trường không khói thuốc và thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuốc Trung ương phối hợp tuyên truyền phổ biến và thực thi nghiêm quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; đưa nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan bộ, ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc… Các sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các địa điểm cấm hút thuốc; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng chống tác hại của thuốc lá; nghĩa vụ của người hút thuốc lá.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Sau hai năm thực thi, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Việc thực hiện các quy định của Luật tại nhiều địa phương đã có những chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá chưa cao, ý thức chấp hành Luật chưa nghiêm, bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện không hút thuốc, chế tài không đủ mạnh để xử phạt…
Nghị định số 176/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá đã quy định cá nhân hút thuốc lá ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng, ở những nơi công cộng khác có quy định cấm hút thuốc sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng… Tuy vậy, việc xử phạt gặp nhiều khó khăn bởi số người vi phạm không nhỏ, diễn ra trên địa bàn rộng, mà theo quy định của Luật và các Nghị định liên quan thì chỉ có Chủ tịch UBND các cấp, lực lượng thanh tra, công an mới có thẩm quyền xử phạt…
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, trong thời gian tới, nhằm đưa Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đi sâu vào đời sống, tác động mạnh mẽ tới ý thức của người dân, Bộ Y tế, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia và Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia chú trọng đẩy mạnh truyền thông về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động; về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về môi trường không khói thuốc. Tất cả các hoạt động trên đều nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của mọi người dân đối với các quy định của pháp luật về cấm hút thuốc; nâng cao nhận thức của người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc về trách nhiệm của họ trong việc thi hành các quy định của Luật. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.../.
Những con số báo động
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày Việt Nam có trên 100 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp đến 4 lần số ca tai nạn giao thông đường bộ. Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá hằng ngày, con số đáng báo động này đang có xu hướng tăng và có nguy cơ trẻ hóa ngày một cao. Việc bán thuốc lá diễn ra ở khắp mọi nơi, giá thuốc lá thấp là yếu tố thuận lợi cho thanh thiếu niên và người nghèo dễ dàng tiếp cận với thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, nếu không có biện pháp ngăn chặn, đến năm 2030 có gần 10% dân số Việt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Thanh niên tham gia truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
Cũng theo điều tra gần đây nhất của Khảo sát toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) cho thấy, tỉ lệ hút thuốc thụ động tại Việt Nam rất cao với 67,6% số người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà và 49% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Nguy cơ bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động ở gia đình, nhà hàng, quán bar, quán cà phê cũng rất lớn...
Hút thuốc lá gây nên các bệnh lý ở hệ hô hấp như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản; bệnh lý ở phổi như viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. Hút thuốc lá còn gây nên bệnh xơ vữa động mạch, động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não và gây ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động.
Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu tốn khoảng 22.000 tỷ đồng cho thuốc lá. Điều này có nghĩa là mỗi năm phải chi thêm 23.000 tỷ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá (chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan). Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ước tính mỗi năm Việt Nam có 40.000 trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Nhiều quy định được ban hành
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, trong đó nêu rõ nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm, tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra; thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá và bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
Điều 7 của Luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá…
Bên cạnh đó, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ đã quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các điều khoản về việc vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá và vi phạm quy định về việc bán thuốc lá.
Để thực hiện môi trường không khói thuốc, nhiều bộ, ngành đã ký cam kết thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và đẩy mạnh tổ chức việc tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá. Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống thuốc lá. Đặc biệt, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành y tế tiếp tục mở rộng mô hình nơi làm việc và bệnh viện không khói thuốc như Bệnh viện đa khoa Thống nhất, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện phổi, nhi đồng Đồng Nai và nhiều bệnh viện tuyến huyện khác. Nhiều mô hình điểm về xây dựng thành phố không khói thuốc đã được xây dựng tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Nha Trang, Hội An, Huế, Thái Nguyên,…
Mới đây nhất, nhằm tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức chiến dịch truyền thông tăng cường thực hiện môi trường không khói thuốc và thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuốc Trung ương phối hợp tuyên truyền phổ biến và thực thi nghiêm quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; đưa nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan bộ, ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc… Các sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các địa điểm cấm hút thuốc; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng chống tác hại của thuốc lá; nghĩa vụ của người hút thuốc lá.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Sau hai năm thực thi, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Việc thực hiện các quy định của Luật tại nhiều địa phương đã có những chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá chưa cao, ý thức chấp hành Luật chưa nghiêm, bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện không hút thuốc, chế tài không đủ mạnh để xử phạt…
Nghị định số 176/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá đã quy định cá nhân hút thuốc lá ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng, ở những nơi công cộng khác có quy định cấm hút thuốc sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng… Tuy vậy, việc xử phạt gặp nhiều khó khăn bởi số người vi phạm không nhỏ, diễn ra trên địa bàn rộng, mà theo quy định của Luật và các Nghị định liên quan thì chỉ có Chủ tịch UBND các cấp, lực lượng thanh tra, công an mới có thẩm quyền xử phạt…
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, trong thời gian tới, nhằm đưa Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đi sâu vào đời sống, tác động mạnh mẽ tới ý thức của người dân, Bộ Y tế, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia và Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia chú trọng đẩy mạnh truyền thông về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động; về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các quy định về môi trường không khói thuốc. Tất cả các hoạt động trên đều nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của mọi người dân đối với các quy định của pháp luật về cấm hút thuốc; nâng cao nhận thức của người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc về trách nhiệm của họ trong việc thi hành các quy định của Luật. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.../.
(Theo TTXVN)