Truy cập hiện tại

Đang có 108 khách và không thành viên đang online

Chung tay bảo vệ môi trường

Cảnh giác với trái cây, hoa kiểng có độc chất.

Việc chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng đầu năm của chủ hộ. Ngoài ra, nhiều người còn bài trí các loại hoa kiểng trong nhà, ngoài sân tạo nên không gian hài hòa, rạng rỡ, mang sắc Xuân đầm ấm. Tuy nhiên, bà con cũng nên lưu ý về các loại trái cây, hoa kiểng có chứa độc chất.
ĐỐI VỚI TRÁI CÂY:

Trái thừa (cà vú)
Trái thừa (cà vú)
Thông thường các loại “ngũ quả” hay chưng bày trên bàn thờ thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, cam quýt… Sau 3 ngày Tết, chúng ta có thể mang xuống thưởng thức, xem như hưởng lộc. Ngày nay, một số bà con còn sáng kiến chưng thêm các trái cây lạ như trái cà vú (người bán đặt tên là “củ thừa”) để cầu mong cho năm mới được dư dả tiền bạc hoặc quả hoàng nàn (các tỉnh miền Trung, An Giang gọi là đào tiên núi), quả anh đào... Các quả này có màu đỏ hoặc vàng ánh kim rất đẹp, khiến người ta liên tưởng đến vàng bạc sẽ vào nhà trong năm mới. Các loại này chưng thì được, nhưng ăn thì không!
Đào tiên núi -Độc chất từ trái thừa: (cà vú) có tên khoa học là Solanum mammosum, thuộc họ cà độc dược (Solanaceae). Trái này có chứa các chất solanine, Scopolamine với nồng độ cao nên độc, không ăn được. Trong dân gian, lá của cây cà độc dược dùng xông khói diệt côn trùng hoặc hạt được điều chế làm thuốc trị bệnh (chế phẩm Belladone). Trong quả cà độc dược còn có chứa atropine và hyoscyamine, là những chất có khả năng gây ảo giác và làm liệt cơ. Bà con không nên tự ý dùng lá, hạt để ăn hoặc trị bệnh.

Hoa và trái anh đào
Hoa và trái anh đào
Hoa và trái anh đào
-Độc chất của quả hoàng nàn (tên địa phương là đào tiên núi): Tên khoa học của cây hoàng nàn là Strychnos wallichiana. Trái hoàng nàn có chất strychnin, brucin, là chất alcaloid có độc tính cao.
 -Trái anh đào (nightshade): Hoa màu tím, trái kết chùm màu đỏ mộng rất đẹp. Trái chín có chất solanine… Ăn phải trái của cây này có thể bị khó thở, chóng mặt, chảy nước dãi, co giật, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ (trẻ em các nước châu Âu hay bị ngộ độc loại trái này, vì chúng tưởng nhầm là cà chua hay nho đỏ).

ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOA KIỂNG CÓ ĐỘC CHẤT:

Xương rồng bát tiên Hồng môn
Trúc Đào
Loại gây kích ứng da, niêm mạc:
- Trầu bà: Lá và thân có chất độc Calcium oxalate, gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
- Xương rồng bát tiên: Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
- Hồng môn: Có độc tố Sparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.


Dạ Lan

Lan chuông:
Hoa và quả đều chứa chất độc có thể gây hại.
Vạn niên thanh.
  Các loại hoa gây ngộ độc cấp (đau bụng, co giật, nôn nửa, tiêu chảy…) như: hoa trúc đào (Oleander), hoa đỗ quyên, lan chuông, dạ lan, hoa lưu ly. Ngoài ra, lá của cây vạn niên thanh, cây ngô đồng- thường được chưng bày trong phòng khách, toàn thân cây có chứa chất độc curcin, gây ảo giác mạnh.
  Nói chung, bất kỳ loại trái cây xa lạ, các loài hoa dại có nhiều màu sắc, chúng ta không nên mạo hiểm “ăn thử”. Trong gia đình có trẻ em (dưới 6 tuổi), cần chú ý không cho chúng hái, nhai, nuốt các loại hoa kiểng sẽ rất nguy hiểm!

Nguồn: KH&ĐS


ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOA KIỂNG CÓ ĐỘC CHẤT:
ĐỐI VỚI TRÁI CÂY:
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36731942