Chung tay bảo vệ môi trường
Thế giới nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu
- Được đăng: Thứ sáu, 09 Tháng 7 2021 08:26
- Lượt xem: 1613
(TUAG)- Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), năm 2020, nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính như CO2, methane và NO2 tiếp tục tăng dù lượng khí thải đã giảm. Trong khi đó, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), lượng khí thải CO2 trong năm 2021 sẽ tăng 5% lên mức 33 tỷ tấn, nhu cầu tiêu thụ than đá sẽ tăng 4,5%, cao nhất kể từ năm 2014, khiến Trái Đất tiếp tục ấm lên trong nhiều năm tới. IEA cảnh báo, nếu chính phủ các nước không nhanh chóng có hành động quyết liệt để cắt giảm lượng khí thải carbon theo tinh thần của Hiệp định Paris (Theo đó đến cuối thế kỷ này, hầu hết các quốc gia sẽ phải giảm đáng kể lượng khí thải carbon để hạn chế mức nhiệt tăng toàn cầu ở ngưỡng thấp hơn 2 độ C) thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.
Trước thực trạng trên, nhằm tiếp thêm động lực để cộng đồng quốc tế nỗ lực chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh. Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2021 với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon” do Hàn Quốc chủ trì là một trong những nỗ lực đó. Hội nghị đã diễn ra từ ngày 30 - 31/5/2021 theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tham dự có lãnh đạo các nước, như: Đan Mạch, Colombia, Việt Nam, Hà Lan, Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Áo, Costa Rica, Peru…, đại diện EU, IMF và một số tổ chức quốc tế khác.
Hội nghị nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul gồm 14 điểm, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo P4G và các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm phục hồi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa khí các-bon. Trong số các biện pháp cụ thể được trích dẫn trong Tuyên bố Seoul có việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than hiện có, ngừng tài trợ xây dựng các nhà máy này ở nước ngoài, thúc đẩy việc sử dụng hydro sạch… Các nước dự Hội nghị nhất trí tăng cường hợp tác thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tái khẳng định mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C, hướng tới mục tiêu tăng trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao với tư cách thành viên sáng lập, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã nêu lên 06 giải pháp quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu:
Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh.
Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.
Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch COVID-19, tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vaccine, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế.
Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Các nước tham dự Hội nghị đánh giá cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.
Từ kết quả của Hội nghị P4G, trong thời gian tới, công tác thông tin, tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền kết quả của Hội nghị P4G, trong đó nhấn mạnh những nội dung chính trong Tuyên bố Seoul.
Hai là, tuyên truyền bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội nghị và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong thời gian qua những cam kết trong thời gian tới, khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm cao của Việt Nam trong việc đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi xanh.
Ba là, phổ biến, giáo dục ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân; vận động nhân dân xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, giữ gìn vệ sinh chung, tiến tới xây dựng xã hội hài hòa, thân thiện với môi trường.
Trước thực trạng trên, nhằm tiếp thêm động lực để cộng đồng quốc tế nỗ lực chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh. Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2021 với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon” do Hàn Quốc chủ trì là một trong những nỗ lực đó. Hội nghị đã diễn ra từ ngày 30 - 31/5/2021 theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tham dự có lãnh đạo các nước, như: Đan Mạch, Colombia, Việt Nam, Hà Lan, Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Áo, Costa Rica, Peru…, đại diện EU, IMF và một số tổ chức quốc tế khác.
Hội nghị nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul gồm 14 điểm, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo P4G và các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm phục hồi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa khí các-bon. Trong số các biện pháp cụ thể được trích dẫn trong Tuyên bố Seoul có việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than hiện có, ngừng tài trợ xây dựng các nhà máy này ở nước ngoài, thúc đẩy việc sử dụng hydro sạch… Các nước dự Hội nghị nhất trí tăng cường hợp tác thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tái khẳng định mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C, hướng tới mục tiêu tăng trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao với tư cách thành viên sáng lập, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã nêu lên 06 giải pháp quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu:
Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh.
Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.
Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch COVID-19, tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vaccine, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế.
Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Các nước tham dự Hội nghị đánh giá cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.
Từ kết quả của Hội nghị P4G, trong thời gian tới, công tác thông tin, tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền kết quả của Hội nghị P4G, trong đó nhấn mạnh những nội dung chính trong Tuyên bố Seoul.
Hai là, tuyên truyền bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội nghị và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong thời gian qua những cam kết trong thời gian tới, khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm cao của Việt Nam trong việc đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi xanh.
Ba là, phổ biến, giáo dục ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân; vận động nhân dân xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, giữ gìn vệ sinh chung, tiến tới xây dựng xã hội hài hòa, thân thiện với môi trường.
P.TT