Chung tay bảo vệ môi trường
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, rà soát các dự án năng lượng điện mặt trời ở nước ta
- Được đăng: Thứ hai, 05 Tháng 7 2021 22:45
- Lượt xem: 1838
(TUAG)- Ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời tại Việt Nam với nhiều ưu đãi, nhất là mức giá được cho là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Từ khi Quyết định được ban hành, các dự án điện mặt trời tăng nhanh về số lượng và được đầu tư bài bản, qui mô lớn. Năm 2020 đã chứng kiến sự bứt phá của điện mặt trời mái nhà của Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp. Trong đó, chỉ riêng 03 ngày (từ 29/12 - 31/12/2020) đã có thêm hơn 3.000MW với hơn 10.000 dự án được vận hành.
Với nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà đã và đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm.Nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay, khi nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất tăng cao thì sự phát triển mạnh mẽ của các dự án năng lượng điện mặt trời là một tín hiệu tích cực, góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán thiếu năng lượng điện, nhất là vào những tháng cao điểm trong mùa nắng nóng. Với đặc điểm khí hậu Việt Nam có nhiều thời điểm nắng nóng kéo dài, việc phát triển điện mặt trời là một hướng đi đúng của ngành năng lượng. Bởi thực tế đã chứng minh năng lượng điện mặt trời có những ưu điểm vượt trội trong việc giữ gìn môi trường, để hướng tới giảm hoạt động của các nhà máy nhiệt điện sử dụng than gây tác động tiêu cực đối với môi trường. sự phát triển mạnh mẽ của các dự án điện mặt trời trong thời gian qua sẽ tạo điều kiện cho loại hình năng lượng sạch này ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu điện quốc gia. (Năm 2020, sản lượng điện phát từ điện mặt trời đạt 10,6 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia).
Bên cạnh các yếu tố tích cực của năng lượng điện mặt trời, một số ý kiến băn khoăn trước sự “phát triển nóng” của các dự án điện mặt trời đối với thực tiễn. Đó là việc dự án được đầu tư ồ ạt dẫn đến quá trình làm hồ sơ, thủ tục đã bộc lộ yếu tố vi phạm pháp luật, làm dấy lên lo ngại, điện mặt trời sẽ phá vỡ quy hoạch đất nông nghiệp, làm lãng phí nguồn vốn của Nhà nước cho chương trình phát triển nguồn điện. Do đó, nhiều người dân mong muốn các cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát, rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư điện mặt trời đã và đang thi công, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách về năng lượng để trục lợi, vi phạm trong quá trình đầu tư, xây dựng; đồng thời, tránh phá vỡ quy hoạch đất đai nông nghiệp cũng như nguồn vốn đầu tư cho chương trình phát triển nguồn điện.
Theo các chuyên gia, trong đầu tư các công trình điện không thể phủ nhận ưu điểm của điện mặt trời đối với môi trường. Tuy nhiên, những định hướng lớn về phát triển năng lượng cơ bản cần đề ra tỉ trọng chung cho năng lượng tái tạo. Chính sách không thể đi theo hướng chỉ phát triển một loại hình điện mặt trời mà bỏ qua các nguồn năng lượng sạch khác như: điện gió, sinh học. Nếu so sánh về hiệu quả, điện mặt trời có công suất sử dụng ít hơn điện gió rất nhiều. Đặc biệt, điện gió ngoài khơi với lưu lượng, tốc độ gió lớn hứa hẹn sẽ là nguồn điện của tương lai mà các nhà đầu tư nên quan tâm.
Ngoài ra, điện mặt trời với đặc tính thiếu ổn định sẽ không thể là một nguồn điện chủ chốt trong tổng cơ cấu nguồn. Để phát triển điện mặt trời, không chỉ cần chính sách bắt buộc cho phát triển hệ thống truyền tải mà còn cần chính sách cho các nguồn khởi động nhanh để hỗ trợ điện mặt trời vào những giờ hết nắng như điện khí và thủy điện tích năng. Các chuyên gia khuyến cáo, trừ điện mặt trời áp mái, các công trình điện mặt trời lớn đa phần khi triển khai cần diện tích đất lớn, trong nhiều trường hợp có thể phải phá rừng, do vậy cần tính toán thận trọng. Đồng thời, cũng phải xem xét cơ cấu nguồn điện mặt trời và lưới truyền tải tương ứng trong khả năng có thể thực hiện được để bảo đảm cung ứng đủ điện cho các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội.
Các chuyên gia khẳng định, giá mua điện mặt trời giảm thì khả năng thu hút đầu tư cũng sẽ giảm theo, góp phần chặn đà phát triển quá nhanh của phong trào đầu tư dự án điện mặt trời dẫn đến quá tải trong thời gian qua. Song song với đó, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời để tự dùng dễ dàng, thuận tiện nhằm giảm gánh nặng chi phí cho tiền điện, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Để giúp người dân và doanh nghiệp có nhận thức đúng, tránh tình trạng đổ xô đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho người dân và phá vỡ quy hoạch điện năng của Nhà nước công tác tuyên truyền cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch đến các tầng lớp nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với vấn đề phát triển các loại hình năng lượng điện, trong đó có điện mặt trời.
Hai là, tuyên truyền để người dân hiểu sự cần thiết sử dụng năng lượng điện mặt trời đối với một quốc gia có nhiệt độ trung bình hàng năm cao như Việt Nam để từ đó có ý thức đầu tư, sử dụng năng lượng điện mặt trời, nhất là điện mặt trời áp mái nhằm giải quyết áp lực cung ứng điện vào những thời gian cao điểm; đồng thời tuyên truyền để các nhà đầu tư hiểu, thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước nhằm xây dựng và vận hành đúng các công trình điện mặt trời.
Ba là, từ thực tế của vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, cần tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng điện đúng cách tiết kiệm là góp phần vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Từ khi Quyết định được ban hành, các dự án điện mặt trời tăng nhanh về số lượng và được đầu tư bài bản, qui mô lớn. Năm 2020 đã chứng kiến sự bứt phá của điện mặt trời mái nhà của Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp. Trong đó, chỉ riêng 03 ngày (từ 29/12 - 31/12/2020) đã có thêm hơn 3.000MW với hơn 10.000 dự án được vận hành.
Với nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà đã và đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm.Nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay, khi nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất tăng cao thì sự phát triển mạnh mẽ của các dự án năng lượng điện mặt trời là một tín hiệu tích cực, góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán thiếu năng lượng điện, nhất là vào những tháng cao điểm trong mùa nắng nóng. Với đặc điểm khí hậu Việt Nam có nhiều thời điểm nắng nóng kéo dài, việc phát triển điện mặt trời là một hướng đi đúng của ngành năng lượng. Bởi thực tế đã chứng minh năng lượng điện mặt trời có những ưu điểm vượt trội trong việc giữ gìn môi trường, để hướng tới giảm hoạt động của các nhà máy nhiệt điện sử dụng than gây tác động tiêu cực đối với môi trường. sự phát triển mạnh mẽ của các dự án điện mặt trời trong thời gian qua sẽ tạo điều kiện cho loại hình năng lượng sạch này ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu điện quốc gia. (Năm 2020, sản lượng điện phát từ điện mặt trời đạt 10,6 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia).
Bên cạnh các yếu tố tích cực của năng lượng điện mặt trời, một số ý kiến băn khoăn trước sự “phát triển nóng” của các dự án điện mặt trời đối với thực tiễn. Đó là việc dự án được đầu tư ồ ạt dẫn đến quá trình làm hồ sơ, thủ tục đã bộc lộ yếu tố vi phạm pháp luật, làm dấy lên lo ngại, điện mặt trời sẽ phá vỡ quy hoạch đất nông nghiệp, làm lãng phí nguồn vốn của Nhà nước cho chương trình phát triển nguồn điện. Do đó, nhiều người dân mong muốn các cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát, rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư điện mặt trời đã và đang thi công, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách về năng lượng để trục lợi, vi phạm trong quá trình đầu tư, xây dựng; đồng thời, tránh phá vỡ quy hoạch đất đai nông nghiệp cũng như nguồn vốn đầu tư cho chương trình phát triển nguồn điện.
Theo các chuyên gia, trong đầu tư các công trình điện không thể phủ nhận ưu điểm của điện mặt trời đối với môi trường. Tuy nhiên, những định hướng lớn về phát triển năng lượng cơ bản cần đề ra tỉ trọng chung cho năng lượng tái tạo. Chính sách không thể đi theo hướng chỉ phát triển một loại hình điện mặt trời mà bỏ qua các nguồn năng lượng sạch khác như: điện gió, sinh học. Nếu so sánh về hiệu quả, điện mặt trời có công suất sử dụng ít hơn điện gió rất nhiều. Đặc biệt, điện gió ngoài khơi với lưu lượng, tốc độ gió lớn hứa hẹn sẽ là nguồn điện của tương lai mà các nhà đầu tư nên quan tâm.
Ngoài ra, điện mặt trời với đặc tính thiếu ổn định sẽ không thể là một nguồn điện chủ chốt trong tổng cơ cấu nguồn. Để phát triển điện mặt trời, không chỉ cần chính sách bắt buộc cho phát triển hệ thống truyền tải mà còn cần chính sách cho các nguồn khởi động nhanh để hỗ trợ điện mặt trời vào những giờ hết nắng như điện khí và thủy điện tích năng. Các chuyên gia khuyến cáo, trừ điện mặt trời áp mái, các công trình điện mặt trời lớn đa phần khi triển khai cần diện tích đất lớn, trong nhiều trường hợp có thể phải phá rừng, do vậy cần tính toán thận trọng. Đồng thời, cũng phải xem xét cơ cấu nguồn điện mặt trời và lưới truyền tải tương ứng trong khả năng có thể thực hiện được để bảo đảm cung ứng đủ điện cho các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội.
Các chuyên gia khẳng định, giá mua điện mặt trời giảm thì khả năng thu hút đầu tư cũng sẽ giảm theo, góp phần chặn đà phát triển quá nhanh của phong trào đầu tư dự án điện mặt trời dẫn đến quá tải trong thời gian qua. Song song với đó, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời để tự dùng dễ dàng, thuận tiện nhằm giảm gánh nặng chi phí cho tiền điện, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Để giúp người dân và doanh nghiệp có nhận thức đúng, tránh tình trạng đổ xô đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho người dân và phá vỡ quy hoạch điện năng của Nhà nước công tác tuyên truyền cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch đến các tầng lớp nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với vấn đề phát triển các loại hình năng lượng điện, trong đó có điện mặt trời.
Hai là, tuyên truyền để người dân hiểu sự cần thiết sử dụng năng lượng điện mặt trời đối với một quốc gia có nhiệt độ trung bình hàng năm cao như Việt Nam để từ đó có ý thức đầu tư, sử dụng năng lượng điện mặt trời, nhất là điện mặt trời áp mái nhằm giải quyết áp lực cung ứng điện vào những thời gian cao điểm; đồng thời tuyên truyền để các nhà đầu tư hiểu, thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước nhằm xây dựng và vận hành đúng các công trình điện mặt trời.
Ba là, từ thực tế của vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, cần tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng điện đúng cách tiết kiệm là góp phần vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
P.TT (tổng hợp)