Hoạt động khoa giáo
Thầy thuốc đông y cần tích cực phát hiện, bảo tồn và phát triển các cây dược liệu
- Được đăng: Thứ ba, 29 Tháng 12 2015 15:14
- Lượt xem: 3562
(TGAG)- Sáng 29-12, tại Hội trường Thư viện tỉnh An Giang, Thường trực Hội Đông y tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến “Bảo tồn và phát triển cây dược liệu” năm 2015. Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Mặt trận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và trên 100 đại biểu là lương y, thầy thuốc, hội viên Hội Đông y trong tỉnh.
Tại Hội nghị, Ban tổ chức đã chọn 10/16 bài báo cáo tham luận trình bày chia sẻ kinh nghiệm về việc vận động các hội viên và người dân trồng, bảo tồn, sử dụng cây thuốc chữa bệnh thông thường tại các địa phương trong tỉnh. Các tham luận đều có chung nhận định: “Cây dược liệu có từ lâu đời, phân bổ tự nhiên và đều khắp vùng đất trong tỉnh, được các lương y, lương dược và người dân sử dụng để chữa bệnh”. Trong đó, vùng Bảy Núi với nguồn dược liệu quý hiếm, phong phú và đa dạng. Từ năm 1980 nhu cầu thuốc nam trong tỉnh nói riêng, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung rất lớn, đã thúc đẩy việc khai thác làm cho cạn kiệt, một số loại có nguy cơ tiệt chủng như sâm núi, ngải móng trâu… Vì vậy, việc trồng, bảo tồn và phát triển cây dược liệu là rất cần thiết.
Phát biểu tại Hội nghị, bác sĩ Nguyễn Trung Lập -Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh đánh giá cao hoạt động của Hội Đông y các cấp trong việc kết hợp với tây y trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là đối với người nghèo. Đồng thời khẳng định: Việc bảo tồn và phát triển dược liệu là hướng đi đúng đắn của tỉnh, bởi vì, An Giang là tỉnh có nguồn cây thuốc nam dồi dào, nhất là vùng Bảy Núi. Người dân An Giang rất ưa chuộng thuốc nam để chữa bệnh tại nhà, việc trồng, bảo tồn, sử dụng và phát triển cây dược liệu là rất cần thiết. Hiện nay, việc khai thác cây thuốc quý diễn ra tràn lan, có nguy cơ bị tận diệt. Bác sĩ Nguyễn Trung Lập mong muốn các cấp hội, lương y, thầy thuốc trong tỉnh tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết các loại cây thuốc quý, cách dùng để chữa bệnh, đồng thời vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị và người dân tham gia trồng, bảo tồn cây thuốc quý để phục vụ chữa bệnh thông thường cho người dân, nhất là người dân nghèo.
Tại Hội nghị, Thường trực Hội Đông y tỉnh đã tặng giấy khen và tiền cho 16 cán bộ Hội, lương y, lương dược có bài tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại các địa phương./.
Tại Hội nghị, Ban tổ chức đã chọn 10/16 bài báo cáo tham luận trình bày chia sẻ kinh nghiệm về việc vận động các hội viên và người dân trồng, bảo tồn, sử dụng cây thuốc chữa bệnh thông thường tại các địa phương trong tỉnh. Các tham luận đều có chung nhận định: “Cây dược liệu có từ lâu đời, phân bổ tự nhiên và đều khắp vùng đất trong tỉnh, được các lương y, lương dược và người dân sử dụng để chữa bệnh”. Trong đó, vùng Bảy Núi với nguồn dược liệu quý hiếm, phong phú và đa dạng. Từ năm 1980 nhu cầu thuốc nam trong tỉnh nói riêng, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung rất lớn, đã thúc đẩy việc khai thác làm cho cạn kiệt, một số loại có nguy cơ tiệt chủng như sâm núi, ngải móng trâu… Vì vậy, việc trồng, bảo tồn và phát triển cây dược liệu là rất cần thiết.
Phát biểu tại Hội nghị, bác sĩ Nguyễn Trung Lập -Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh đánh giá cao hoạt động của Hội Đông y các cấp trong việc kết hợp với tây y trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là đối với người nghèo. Đồng thời khẳng định: Việc bảo tồn và phát triển dược liệu là hướng đi đúng đắn của tỉnh, bởi vì, An Giang là tỉnh có nguồn cây thuốc nam dồi dào, nhất là vùng Bảy Núi. Người dân An Giang rất ưa chuộng thuốc nam để chữa bệnh tại nhà, việc trồng, bảo tồn, sử dụng và phát triển cây dược liệu là rất cần thiết. Hiện nay, việc khai thác cây thuốc quý diễn ra tràn lan, có nguy cơ bị tận diệt. Bác sĩ Nguyễn Trung Lập mong muốn các cấp hội, lương y, thầy thuốc trong tỉnh tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết các loại cây thuốc quý, cách dùng để chữa bệnh, đồng thời vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị và người dân tham gia trồng, bảo tồn cây thuốc quý để phục vụ chữa bệnh thông thường cho người dân, nhất là người dân nghèo.
Tại Hội nghị, Thường trực Hội Đông y tỉnh đã tặng giấy khen và tiền cho 16 cán bộ Hội, lương y, lương dược có bài tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại các địa phương./.
Tin, ảnh: Trường Giang