Làm theo gương Bác Hồ
Thương binh Thái Văn Hoàng vượt khó vươn lên phát triển kinh tế
- Được đăng: Thứ sáu, 19 Tháng 7 2024 09:49
- Lượt xem: 523
(TUAG)- Thương binh Thái Văn Hoàng, ngụ ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú luôn vượt qua bệnh tật, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, là tấm gương sáng trong thời chiến cũng như thời bình, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Ở tuổi 71, thương binh 3/4 Thái Văn Hoàng vẫn còn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Với chú, đó là khoảng thời gian đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng rất tự hào của tuổi đôi mươi, rèn luyện cho chú ý chí, nghị lực vượt khó khăn, gian khổ.
Thương binh Thái Văn Hoàng, ngụ ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu vượt khó vươn lên nhờ sản xuất nông nghiệp (ảnh phải)
“Tham gia chiến tranh Biên giới Tây Nam từ năm 1972, lúc đó chú mới 19 tuổi. Đến năm 1977, chú bị địch bắn bị thương nặng ở cánh tay. Sau thời gian điều trị hơn 2 tháng, chú Hoàng vẫn tiếp tục tham gia chiến tranh. Đến cuối năm 1977, chú tiếp tục bị thương ở bàn tay. Sau nhiều lần bị thương nặng nhưng vẫn không làm lay động ý chí chiến đấu, chú quyết không lùi bước trước nguy hiểm, tiếp tục tham gia cho đến năm 1987. Sau hơn 15 năm hoạt động cách mạng, chú Hoàng đã trở về quê ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu (năm 1987) phát triển kinh tế gia đình. Lúc này chú đã có vợ và 6 người con”.
Trở về quê hương, mặc dù mang trong mình thương tích của chiến tranh, sức khỏe hạn chế, nhưng chú vẫn hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Chú luôn khắc ghi lời Bác Hồ "Thương binh tàn nhưng không phế”. Chú nghĩ: “Là người lính, bản thân tôi luôn tự nhủ, thời chiến sẵn sàng cầm súng đánh giặc, thời bình phải nỗ lực chiến đấu trên mặt trận chống đói, nghèo”.
Thương tật không cản ý chí của người lính, chàng trai trẻ 22 tuổi cùng với vợ bắt đầu khởi nghiệp cuộc sống riêng bằng đôi bàn tay trắng. Ông bà xưa thường nói: “Phải an cư thì mới lạc nghiệp”, với 2 công đất ruộng, chú chăm chỉ lao động, chi tiêu tiết kiệm, siêng năng học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất từ bạn bè, kinh tế dần ổn định và phát triển. Đến nay, vợ chồng chú được 20 công đất và nuôi dạy 6 người con lớn khôn. Người con thứ 3 đang công tác tại Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang; người con út đang công tác tại Công an huyện Châu Thành. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, chú Hoàng phải trải qua bao gian nan, thử thách.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, những năm qua, chú Hoàng còn tích cực tham gia làm công tác từ thiện, các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân xã,...
Chú Thái Văn Hoàng (áo dài tay), rất siêng năng học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất từ bạn bè, kinh tế dần ổn định và phát triển
Nói về chú Thái Văn Hoàng, anh Nguyễn Chế Linh - Trưởng ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu cho biết:“Chú Hoàng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương Vĩnh Hậu. Sau khi về hưu, chú vẫn tiên phong, gương mẫu trong các phong trào thi đua của địa phương như đóng góp làm đường bêtông nông thôn, giúp đỡ đồng đội gặp hoạn nạn, khó khăn. Từ đó, chú luôn được mọi người tin yêu, quý mến”.
Từng xông pha trong lửa đạn, cống hiến tuổi trẻ, xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh tiếp tục nỗ lực trên “mặt trận” phát triển kinh tế - xã hội để làm giàu cho gia đình và góp sức xây dựng địa phương. Họ là những “thương binh tàn nhưng không phế”, tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Ở tuổi 71, thương binh 3/4 Thái Văn Hoàng vẫn còn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Với chú, đó là khoảng thời gian đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng rất tự hào của tuổi đôi mươi, rèn luyện cho chú ý chí, nghị lực vượt khó khăn, gian khổ.
Thương binh Thái Văn Hoàng, ngụ ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu vượt khó vươn lên nhờ sản xuất nông nghiệp (ảnh phải)
“Tham gia chiến tranh Biên giới Tây Nam từ năm 1972, lúc đó chú mới 19 tuổi. Đến năm 1977, chú bị địch bắn bị thương nặng ở cánh tay. Sau thời gian điều trị hơn 2 tháng, chú Hoàng vẫn tiếp tục tham gia chiến tranh. Đến cuối năm 1977, chú tiếp tục bị thương ở bàn tay. Sau nhiều lần bị thương nặng nhưng vẫn không làm lay động ý chí chiến đấu, chú quyết không lùi bước trước nguy hiểm, tiếp tục tham gia cho đến năm 1987. Sau hơn 15 năm hoạt động cách mạng, chú Hoàng đã trở về quê ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu (năm 1987) phát triển kinh tế gia đình. Lúc này chú đã có vợ và 6 người con”.
Trở về quê hương, mặc dù mang trong mình thương tích của chiến tranh, sức khỏe hạn chế, nhưng chú vẫn hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Chú luôn khắc ghi lời Bác Hồ "Thương binh tàn nhưng không phế”. Chú nghĩ: “Là người lính, bản thân tôi luôn tự nhủ, thời chiến sẵn sàng cầm súng đánh giặc, thời bình phải nỗ lực chiến đấu trên mặt trận chống đói, nghèo”.
Thương tật không cản ý chí của người lính, chàng trai trẻ 22 tuổi cùng với vợ bắt đầu khởi nghiệp cuộc sống riêng bằng đôi bàn tay trắng. Ông bà xưa thường nói: “Phải an cư thì mới lạc nghiệp”, với 2 công đất ruộng, chú chăm chỉ lao động, chi tiêu tiết kiệm, siêng năng học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất từ bạn bè, kinh tế dần ổn định và phát triển. Đến nay, vợ chồng chú được 20 công đất và nuôi dạy 6 người con lớn khôn. Người con thứ 3 đang công tác tại Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang; người con út đang công tác tại Công an huyện Châu Thành. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, chú Hoàng phải trải qua bao gian nan, thử thách.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, những năm qua, chú Hoàng còn tích cực tham gia làm công tác từ thiện, các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân xã,...
Chú Thái Văn Hoàng (áo dài tay), rất siêng năng học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất từ bạn bè, kinh tế dần ổn định và phát triển
Nói về chú Thái Văn Hoàng, anh Nguyễn Chế Linh - Trưởng ấp Vĩnh Ngữ, xã Vĩnh Hậu cho biết:“Chú Hoàng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương Vĩnh Hậu. Sau khi về hưu, chú vẫn tiên phong, gương mẫu trong các phong trào thi đua của địa phương như đóng góp làm đường bêtông nông thôn, giúp đỡ đồng đội gặp hoạn nạn, khó khăn. Từ đó, chú luôn được mọi người tin yêu, quý mến”.
Từng xông pha trong lửa đạn, cống hiến tuổi trẻ, xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều thương binh tiếp tục nỗ lực trên “mặt trận” phát triển kinh tế - xã hội để làm giàu cho gia đình và góp sức xây dựng địa phương. Họ là những “thương binh tàn nhưng không phế”, tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Ngọc Cẩm