Công tác Khoa giáo
Bác Hồ chỉ dạy về y đức
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 2 2019 08:32
- Lượt xem: 1779
(TGAG)- Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y. Không có nghề nào như nghề y mà một lỗi lầm hay một thiếu sót, dù nhỏ nhất, lại có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khỏe và tính mạng của con người. Từ ngàn xưa, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.
Chính vì vị trí đặc biệt của ngành y, mà ngay từ thời trước Công nguyên, loài người đã ý thức được vấn đề nêu cao y đức. Năm 1924, trong Hội nghị cán bộ y tế Liên Xô trước đây, M.I. Kalinin, một nhà chính trị lỗi lạc đã trả lời một câu hỏi về luân lý nghề y như sau: "Không thể đem so sánh người cán bộ y tế với những người làm công tác khác được. Những đức tính mà các nghề khác cần đến thì lại chưa đủ đối với người làm công tác y tế. Còn những đức tính vừa đủ cho những người lao động khác để có thể đạt được những kết quả tốt thì lại còn là rất ít ỏi đối với người cán bộ y tế".
Cách đây hơn 200 năm, nhà đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: "Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: sống chết trong tay mình nắm, phúc hoạ trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!".
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức - đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản của Người những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y càng dễ nhận rõ điều đó. Sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, có lẽ đạo đức ngành y được Người bàn đến nhiều nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu cao quý: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Hầu như mỗi lần có dịp tiếp cận với ngành y, điều đầu tiên Bác nhắc tới vẫn là: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền" và không phải ngẫu nhiên mà Người hay trở đi trở lại với luận điểm này. Bởi lẽ, trong tình thương yêu, có lẽ không có tình thương yêu nào đầm ấm, sâu sắc bằng tình thương của người mẹ. Trong cuộc sống, không có mối tình nào so sánh được với tình mẫu tử. Nếu người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống những người bệnh thập tử nhất sinh thì cũng có thể được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho họ là điều không khó hiểu.
Bác quan niệm vấn đề quyết định y đức của người thầy thuốc là lương tâm, là trách nhiệm của người thầy thuốc “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”. Theo Người, nhân ái hay bác ái là nét nổi bậc trong nhân cách của người thầy thuốc, một nền y học tiến bộ phải tồn tại trên cái nền của lòng nhân ái. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của cán bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh.
Trong những năm qua, nhiều cán bộ ưu tú của ngành y tế đã mang trong tim mình những hình ảnh, những lời giáo huấn về y đức vô cùng sâu sắc của Người, tự nguyện đi theo con đường vì nước, vì dân mà Người đã vạch ra. Đó là, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Người Bộ trưởng Y tế đáng kính, người thầy thuốc có tấm lòng Bồ Tát. Đó là, Giáo sư Tôn Thất Tùng với hai bàn tay vàng đã cứu sống biết bao nhiêu người, đã nhiều năm, ngày đêm miệt mài nghiên cứu phương pháp mổ gan không chảy máu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là, Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ... Điểm chung ở họ là luôn luôn làm việc quên mình, xả thân vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đã trở thành niềm tự hào của ngành y tế nước nhà, được nhân dân quý trọng và ngưỡng mộ.
Không chỉ bộ trưởng, giáo sư nổi tiếng mới thấm nhuần và hành động theo tư tưởng y đức Người mà trong y tá, hộ lý cũng xuất hiện những người tiêu biểu về y đức, được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận, khen ngợi.
Vào năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết mang tựa đề: Một anh "mẹ thương binh", biểu dương y tá Đàm Văn Hoạch. Người viết: đồng chí Hoạch tận tụy trong chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ, dũng cảm cứu chữa thương binh, tích cực, chủ động trong vệ sinh phòng bệnh. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: đồng chí Hoạch xứng đáng với danh hiệu "Người làm thuốc phải như người hiền, chị tốt", xứng đáng là đại biểu dự Đại hội toàn quốc chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu.
Ngày nay, trong bối cảnh mới của đất nước, y đức cũng đang được đặt ra như một vấn đề bức xúc. Sự chuyển đổi từ một nền y tế bao cấp sang một nền y tế trong cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực của nó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giữ gìn đạo đức, phẩm chất của người thầy thuốc. Trước những cám dỗ của đồng tiền, trước đối tượng phục vụ là đủ mọi thành phần giai cấp, đủ mọi tầng lớp của xã hội, với mạng lưới y tế Nhà nước và mạng lưới y tế tư nhân song song tồn tại, y đức thực sự đứng trước những thách thức. Khi việc hành nghề y bây giờ ngoài việc cứu người còn vì là mục đích kiếm sống... Song, dù thế nào người thầy thuốc cũng không thể sao nhãng việc phải coi trọng tính mạng người bệnh, quyền lợi người bệnh hơn quyền lợi của bản thân mình.
Đảng, Nhà nước ta đã và luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế, người thầy thuốc làm tốt chức năng, nhiệm vụ cao cả của mình. Nhưng, trước hết, hơn lúc nào hết, những người thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên y tế phải chủ động tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xem đó là một yêu cầu có tính chuyên nghiệp y học và ngày càng phải được chuẩn hóa nâng lên.
Nghề thầy thuốc là nghề cao quý. Người thầy thuốc thực hiện sứ mệnh thiêng liêng và cao quý. Các thế hệ thầy thuốc sẽ mãi mãi xứng đáng với truyền thống "Thầy thuốc như mẹ hiền"; xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân./.
Thái Thúy Xuân
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chính vì vị trí đặc biệt của ngành y, mà ngay từ thời trước Công nguyên, loài người đã ý thức được vấn đề nêu cao y đức. Năm 1924, trong Hội nghị cán bộ y tế Liên Xô trước đây, M.I. Kalinin, một nhà chính trị lỗi lạc đã trả lời một câu hỏi về luân lý nghề y như sau: "Không thể đem so sánh người cán bộ y tế với những người làm công tác khác được. Những đức tính mà các nghề khác cần đến thì lại chưa đủ đối với người làm công tác y tế. Còn những đức tính vừa đủ cho những người lao động khác để có thể đạt được những kết quả tốt thì lại còn là rất ít ỏi đối với người cán bộ y tế".
Cách đây hơn 200 năm, nhà đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: "Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: sống chết trong tay mình nắm, phúc hoạ trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!".
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức - đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản của Người những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y càng dễ nhận rõ điều đó. Sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, có lẽ đạo đức ngành y được Người bàn đến nhiều nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu cao quý: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Hầu như mỗi lần có dịp tiếp cận với ngành y, điều đầu tiên Bác nhắc tới vẫn là: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền" và không phải ngẫu nhiên mà Người hay trở đi trở lại với luận điểm này. Bởi lẽ, trong tình thương yêu, có lẽ không có tình thương yêu nào đầm ấm, sâu sắc bằng tình thương của người mẹ. Trong cuộc sống, không có mối tình nào so sánh được với tình mẫu tử. Nếu người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống những người bệnh thập tử nhất sinh thì cũng có thể được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho họ là điều không khó hiểu.
Bác quan niệm vấn đề quyết định y đức của người thầy thuốc là lương tâm, là trách nhiệm của người thầy thuốc “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”. Theo Người, nhân ái hay bác ái là nét nổi bậc trong nhân cách của người thầy thuốc, một nền y học tiến bộ phải tồn tại trên cái nền của lòng nhân ái. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của cán bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh.
Trong những năm qua, nhiều cán bộ ưu tú của ngành y tế đã mang trong tim mình những hình ảnh, những lời giáo huấn về y đức vô cùng sâu sắc của Người, tự nguyện đi theo con đường vì nước, vì dân mà Người đã vạch ra. Đó là, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Người Bộ trưởng Y tế đáng kính, người thầy thuốc có tấm lòng Bồ Tát. Đó là, Giáo sư Tôn Thất Tùng với hai bàn tay vàng đã cứu sống biết bao nhiêu người, đã nhiều năm, ngày đêm miệt mài nghiên cứu phương pháp mổ gan không chảy máu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là, Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ... Điểm chung ở họ là luôn luôn làm việc quên mình, xả thân vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đã trở thành niềm tự hào của ngành y tế nước nhà, được nhân dân quý trọng và ngưỡng mộ.
Không chỉ bộ trưởng, giáo sư nổi tiếng mới thấm nhuần và hành động theo tư tưởng y đức Người mà trong y tá, hộ lý cũng xuất hiện những người tiêu biểu về y đức, được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận, khen ngợi.
Vào năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết mang tựa đề: Một anh "mẹ thương binh", biểu dương y tá Đàm Văn Hoạch. Người viết: đồng chí Hoạch tận tụy trong chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ, dũng cảm cứu chữa thương binh, tích cực, chủ động trong vệ sinh phòng bệnh. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: đồng chí Hoạch xứng đáng với danh hiệu "Người làm thuốc phải như người hiền, chị tốt", xứng đáng là đại biểu dự Đại hội toàn quốc chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu.
Ngày nay, trong bối cảnh mới của đất nước, y đức cũng đang được đặt ra như một vấn đề bức xúc. Sự chuyển đổi từ một nền y tế bao cấp sang một nền y tế trong cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực của nó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giữ gìn đạo đức, phẩm chất của người thầy thuốc. Trước những cám dỗ của đồng tiền, trước đối tượng phục vụ là đủ mọi thành phần giai cấp, đủ mọi tầng lớp của xã hội, với mạng lưới y tế Nhà nước và mạng lưới y tế tư nhân song song tồn tại, y đức thực sự đứng trước những thách thức. Khi việc hành nghề y bây giờ ngoài việc cứu người còn vì là mục đích kiếm sống... Song, dù thế nào người thầy thuốc cũng không thể sao nhãng việc phải coi trọng tính mạng người bệnh, quyền lợi người bệnh hơn quyền lợi của bản thân mình.
Đảng, Nhà nước ta đã và luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế, người thầy thuốc làm tốt chức năng, nhiệm vụ cao cả của mình. Nhưng, trước hết, hơn lúc nào hết, những người thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên y tế phải chủ động tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xem đó là một yêu cầu có tính chuyên nghiệp y học và ngày càng phải được chuẩn hóa nâng lên.
Nghề thầy thuốc là nghề cao quý. Người thầy thuốc thực hiện sứ mệnh thiêng liêng và cao quý. Các thế hệ thầy thuốc sẽ mãi mãi xứng đáng với truyền thống "Thầy thuốc như mẹ hiền"; xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân./.
Thái Thúy Xuân
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy