Truy cập hiện tại

Đang có 78 khách và không thành viên đang online

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2015-2020

Hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020”

(TGAG)- Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đánh giá: Năm năm qua, cùng với khó khăn chung của cả nước, kinh tế An Giang cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo và sự nỗ lực chung của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh từng bước vượt qua thách thức và duy trì sự phát triển ổn định.

 
Tuy nhiên, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 cho thấy còn một số chỉ tiêu của Nghị quyết thực hiện không đạt, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với 5 năm trước. Một số lĩnh vực, tỉnh ta đang tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp còn chậm. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh kém, chưa xây dựng được thương hiệu. Khoa học công nghệ chưa được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp chậm phát triển. Dịch vụ, du lịch chưa khai thác hết thế mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Môi trường đầu tư kém hấp dẫn, chưa huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Công tác xã hội hóa, việc đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công còn chậm. Thiếu cơ chế, chính sách để nhân rộng những mô hình có hiệu quả....

Do đó, để khắc phục những khó khăn, hạn chế và để định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nhà được lâu dài, bền vững, dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung trong giai đoạn 2015-2020 là phải “Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới”.

Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chuyển từ tư duy phát triển theo diện tích, năng suất, sản lượng sang tư duy về giá trị và hiệu quả kinh tế đạt được trên đơn vị diện tích đất, từ đó, cơ cấu lại các sản phẩm nông nghiệp theo thị trường và lợi thế so sánh theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Phối hợp với các địa phương trong vùng thực hiện có hiệu quả Đề án “Liên kết vùng đồng bằng Sông Cửu Long phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và nâng cao năng lực nông dân”. Tập trung 04 nhóm sản phẩm chiến lược của tỉnh là gạo, cá, rau màu và cây dược liệu, trong đó, cấu trúc lại cây lúa, con cá để thích ứng với thị trường. Xây dựng trung tâm giống lúa, cá, rau màu tầm khu vực. Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.

Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp, các trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác, tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, khu (vùng) nông nghiệp công nghệ cao và khu công nghiệp - nông nghiệp hình thành các vùng nông nghiệp quy mô lớn, khép kín. Hoàn thiện, phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (chiều dọc và ngang) để có mối liên kết bền vững; nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn” trên nhiều sản phẩm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.

Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, đặc biệt là chính sách về cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, đất đai, tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ và thị trường; ưu đãi đối với tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển mạnh công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản, dược liệu; khuyến khích phát triển các loại hình công nghiệp chế biến có hàm lượng khoa học, công nghệ nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm chủ lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 phần lớn các sản phẩm nông nghiệp đều qua chế biến trước khi ra thị trường. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống ở các địa phương. Đề xuất Trung ương cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng trung tâm chế biến khí tại tỉnh để cung cấp cho vùng và cả khu vực.

Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng nguồn lực cho Quỹ đầu tư phát triển hỗ trợ doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp theo chuẩn toàn cầu hóa, phấn đấu hình thành một số doanh nghiệp lớn, có khả năng vươn ra thị trường quốc tế với vai trò đầu tàu, dẫn dắt, đặt hàng cho sản xuất nông sản và thủy sản. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút mạnh đầu tư của các doanh nghiệp. Có chính sách và hỗ trợ về kiến thức giúp các doanh nghiệp chủ động nắm bắt, hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới mô hình quản trị, ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng thương hiệu cạnh tranh có hiệu quả khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Có giải pháp đột phá huy động các nguồn lực đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY

_______________
Biên soạn theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X


An Giang 24 giờ
An Giang thực hiện mô hình “Tăng thêm 30 phút vì người dân, doanh nghiệp” năm 2024
06-05-2024 | 20:51

(TUAG)- Trên cơ sở kết quả công bố xếp loại các đơn vị theo Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua và các văn bản chỉ
đạo của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thời sự tổng hợp
Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc với Công ty Điện lực An Giang
07-05-2024 | 16:22

(TUAG)- Chiều 7/5, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh chủ trì buổi làm việc với Ban Giám đốc Công ty Điện lực An Giang, nắm tình hình sản xuất - kinh doanh, cung ứng điện năm 2024, làm cơ sở trình tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Tiến tới đại hội đảng
Xây dựng Đảng
Công bố quyết định công tác cán bộ tại Đảng bộ thị xã Tịnh Biên
07-05-2024 | 10:14

(TUAG)- Ngày 06/5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ tại Đảng bộ TX. Tịnh Biên. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang Ngô Hồng Yến; Tỉnh ủy viên - Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức cùng chủ trì buổi lễ.
Tuyên truyền
An Giang: Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
06-05-2024 | 20:26

(TUAG)- Hòa cùng không khí thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Sáng ngày 06/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đại tá Nguyễn Thúc Linh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì buổi tuyên truyền.
Dư luận Xã hội
Thống nhất khu vực chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh An Giang năm 2024
06-05-2024 | 20:36

(TUAG)- Sáng ngày 04/5, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã đến khảo sát thực tế, thống nhất các vị trí chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh An Giang năm 2024.
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng
An Giang hưởng ứng Chiến dịch Điện Biên Phủ
07-05-2024 | 10:10

(TUAG)- Sau thất bại ở chiến trường Tây Bắc và Thượng Lào, thực dân Pháp lại cầu cứu Mỹ tăng cường viện trợ, cố giành thế mạnh về quân sự để thương thuyết với ta trên mặt trận ngoại giao. Với kế hoạch quân sự của tướng Nava (Navarre) - Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương- Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trông chờ vào "Kế hoạch Nava", với hy vọng chỉ 18 tháng sẽ giành thế chủ động trên chiến trường.

Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37328813