Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 7 2017 08:59
- Lượt xem: 3586
(TGAG)- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước bao gồm hai bộ phận là: hệ thống doanh nghiệp và bộ phận phi doanh nghiệp.
Thời gian qua, mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nhưng nhìn tổng thể, doanh nghiệp nhà nước đã nỗ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mới, đạt được nhiều kết quả. Cùng với cơ chế, chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát; đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Điều đáng chú ý là quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được thu gọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp nhà nước được nâng lên (Đến cuối năm 2008, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ chỉ còn 14,3% so với đầu những năm 1990, nhưng mức trang bị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 39,91 tỷ đồng (năm 2000) lên 257,75 tỷ đồng (năm 2008). Các DNNN chiếm gần 50% tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính của các loại hình doanh nghiệp; 80% số dư vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước; 70% vốn cho vay nước ngoài và 11,5% lực lượng lao động xã hội. Năm 2008, các DNNN (chủ yếu là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đóng góp trên 35% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu; đóng góp khoảng 50% ngân sách, góp phần tăng đầu tư và giải quyết các vấn đề xã hội).
Tuy nhiên, đến nay vai trò của doanh nghiệp nhà nước (lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế) còn hạn chế. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn. Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế…
Những hạn chế, yếu kém nêu trên trước nhất là do nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ; một số vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được kịp thời tổng kết thực tiễn, kết luận, dẫn đến chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.
Cùng với đó là do việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Chủ quan, nóng vội trong thực hiện chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động đa ngành. Lúng túng trong xác định mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu. Kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Thể chế quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước còn không ít hạn chế, yếu kém, tạo kẽ hở để hình thành "nhóm lợi ích", thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng, lãng phí; không rõ ràng về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; quyền hạn chưa gắn với trách nhiệm trong quản trị, điều hành doanh nghiệp nhà nước; thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực…
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư…”.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) đã ra Nghị quyết “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Trong quá trình thực hiện phải nắm vững các quan điểm chỉ đạo, mà trước hết phải hiểu rõ: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật… Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản trị, phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Mục tiêu tổng quát là: Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Trung ương đã đề ra các nhiệm vụ giải pháp thực hiện như sau.
Trong đó cần chú ý thực hiện tốt việc đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Thực hiện công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán việc thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước hoặc không cần tham gia đầu tư để tập trung vốn cho đầu tư phát triển các công trình, dự án quan trọng khác thuộc những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản.
Cơ cấu lại, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao được triển khai theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai; xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang được giao quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khi cổ phần hoá, Nhà nước kiểm soát theo nguyên tắc: Nhà nước thống nhất sở hữu các công trình hạ tầng quan trọng; doanh nghiệp cổ phần hoá, nhà đầu tư nhận quyền khai thác chỉ được quyền quản lý, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng. Việc lựa chọn nhà đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, công khai, minh bạch. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp nói chung với chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và cá nhân chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn của Nhà nước, ban điều hành trong hệ thống quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và Nhà nước về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu, hoạt động độc lập và không chịu sự chi phối vô lý nào về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành của doanh nghiệp. Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành của doanh nghiệp nhà nước do hội đồng thành viên, hội đồng quản trị bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động.
Hoàn thiện các hệ thống khuyến khích, đòn bẩy kinh tế đi đôi với việc nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương đối với lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí việc làm khác trong doanh nghiệp nhà nước...
Doanh nghiệp nhà nước phải giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội./.
Thời gian qua, mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nhưng nhìn tổng thể, doanh nghiệp nhà nước đã nỗ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mới, đạt được nhiều kết quả. Cùng với cơ chế, chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát; đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Điều đáng chú ý là quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được thu gọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp nhà nước được nâng lên (Đến cuối năm 2008, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ chỉ còn 14,3% so với đầu những năm 1990, nhưng mức trang bị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 39,91 tỷ đồng (năm 2000) lên 257,75 tỷ đồng (năm 2008). Các DNNN chiếm gần 50% tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính của các loại hình doanh nghiệp; 80% số dư vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước; 70% vốn cho vay nước ngoài và 11,5% lực lượng lao động xã hội. Năm 2008, các DNNN (chủ yếu là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đóng góp trên 35% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu; đóng góp khoảng 50% ngân sách, góp phần tăng đầu tư và giải quyết các vấn đề xã hội).
Tuy nhiên, đến nay vai trò của doanh nghiệp nhà nước (lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế) còn hạn chế. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn. Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế…
Những hạn chế, yếu kém nêu trên trước nhất là do nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ; một số vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được kịp thời tổng kết thực tiễn, kết luận, dẫn đến chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.
Cùng với đó là do việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Chủ quan, nóng vội trong thực hiện chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động đa ngành. Lúng túng trong xác định mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu. Kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Thể chế quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước còn không ít hạn chế, yếu kém, tạo kẽ hở để hình thành "nhóm lợi ích", thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng, lãng phí; không rõ ràng về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; quyền hạn chưa gắn với trách nhiệm trong quản trị, điều hành doanh nghiệp nhà nước; thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực…
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư…”.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) đã ra Nghị quyết “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Trong quá trình thực hiện phải nắm vững các quan điểm chỉ đạo, mà trước hết phải hiểu rõ: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật… Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản trị, phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Mục tiêu tổng quát là: Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Trung ương đã đề ra các nhiệm vụ giải pháp thực hiện như sau.
Một là: Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Hai là: Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường
Ba là: Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
Bốn là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
Năm là: Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước
Trong đó cần chú ý thực hiện tốt việc đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Thực hiện công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán việc thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước hoặc không cần tham gia đầu tư để tập trung vốn cho đầu tư phát triển các công trình, dự án quan trọng khác thuộc những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản.
Cơ cấu lại, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao được triển khai theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai; xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang được giao quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khi cổ phần hoá, Nhà nước kiểm soát theo nguyên tắc: Nhà nước thống nhất sở hữu các công trình hạ tầng quan trọng; doanh nghiệp cổ phần hoá, nhà đầu tư nhận quyền khai thác chỉ được quyền quản lý, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng. Việc lựa chọn nhà đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, công khai, minh bạch. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp nói chung với chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và cá nhân chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn của Nhà nước, ban điều hành trong hệ thống quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và Nhà nước về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu, hoạt động độc lập và không chịu sự chi phối vô lý nào về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành của doanh nghiệp. Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành của doanh nghiệp nhà nước do hội đồng thành viên, hội đồng quản trị bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động.
Hoàn thiện các hệ thống khuyến khích, đòn bẩy kinh tế đi đôi với việc nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương đối với lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí việc làm khác trong doanh nghiệp nhà nước...
Doanh nghiệp nhà nước phải giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội./.
TRUNG THÀNH