Tăng cường đấu tranh với những biểu hiện cơ hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
- Được đăng: Thứ năm, 11 Tháng 6 2015 05:34
- Lượt xem: 2495
Trong đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay chủ nghĩa cơ hội, xét lại đã xuất hiện với nhiều sắc thái biểu hiện rất khác nhau, khó nhận diện. Do vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay là tiếp tục phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, kiên trì đấu tranh với mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa.
Nhận diện chủ nghĩa cơ hội ở nước ta hiện nay
Chủ nghĩa cơ hội là một trào lưu tư tưởng chính trị hình thành trong phong trào công nhân, thể hiện sự thích nghi với lợi ích của tầng lớp tiểu tư sản và bộ phận giai cấp công nhân đã bị tư sản hóa. Chủ nghĩa cơ hội thể hiện ở quan điểm tư tưởng chính trị mơ hồ, không nhất quán, lu mờ tính giai cấp, tính đảng và tính nguyên tắc về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc... Theo mô tả của C. Mác, những kẻ cơ hội chủ nghĩa “dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn”. Bởi vậy, cần sáng suốt nhận diện, chỉ rõ chân tướng để có các giải pháp phòng, chống, đẩy lùi và khắc phục ảnh hưởng của nó đối với các tổ chức đảng và sự nghiệp cách mạng.
V.I. Lê-nin còn cảnh báo rằng cơ hội về chính trị là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của chủ nghĩa cơ hội. Bởi đó là sự thể hiện không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu được. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát, bao giờ cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này và quan điểm kia... Nói cách khác, những người theo chủ nghĩa cơ hội thường có biểu hiện lập trường tư tưởng bấp bênh, thái độ né tránh trước những vấn đề lý luận, thực tiễn nổi lên trong thời cuộc. Phản ứng của họ lúc thế này, lúc thế khác và sẵn sàng thay đổi giọng điệu, thay đổi thái độ, lập trường để đạt được mục đích và vì lợi ích của mình. Thậm chí những kẻ cơ hội chính trị còn tuyên truyền xuyên tạc, phản bác, phủ nhận chủ nghĩa xã hội trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Họ đề cao, ca tụng khuynh hướng chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Vì lợi ích của phe nhóm và cá nhân, những kẻ cơ hội chủ nghĩa sẵn sàng thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tầng lớp, giai cấp phi vô sản, từ bỏ con đường đấu tranh cách mạng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đến nay, chủ nghĩa cơ hội không còn biểu hiện đơn thuần là mâu thuẫn giữa hai luồng tư tưởng nữa, mà đã hóa thân thành “muôn hình vạn trạng”, hòa vào xã hội như một “căn bệnh” quái ác, ăn dần ăn mòn lập trường, tư tưởng của người bị tiêm nhiễm nó. Kẻ cơ hội, xét lại chỉ khoác áo Mác-xít, “trung thành” với chủ nghĩa Mác - Lê-nin trên lời nói, còn về thực chất, từ lâu họ đã phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Trong bối cảnh mới, sự biến động chính trị ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, cách mạng thế giới đang lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa đế quốc coi đây là thời cơ lớn, đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” để nhanh chóng xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam khỏi bản đồ chính trị thế giới với tham vọng đạt mục tiêu “không đánh mà thắng”, “chiến thắng không cần chiến tranh”. Chúng chú trọng thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lấy đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng, bộ máy Nhà nước làm trọng điểm. Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc, chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách tác động, móc nối, câu kết với các phần tử thoái hóa, biến chất chống đối, cơ hội chủ nghĩa ở trong nước để tập hợp lực lượng, lập mặt trận thống nhất chống phá cách mạng Việt Nam từ cả hai hướng ngoài đánh vào, trong phá ra - “nội công, ngoại kích”.
Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương xã hội, đi đôi với kiên trì đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội
Thực tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước đã cho thấy, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đất nước đã có những đổi thay rõ rệt, từ một nước chậm phát triển trở thành nước phát triển trung bình với nhiều tiềm năng đang được đánh thức, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao. Dẫu những kẻ cơ hội chủ nghĩa có cố tình xuyên tạc thực tế lịch sử, thì chúng vẫn không thể làm thay đổi được lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không thể chia rẽ được mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Trái lại, chính sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân sẽ trở thành nguồn sức mạnh vô địch để vạch trần, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với những biểu hiện nguy hại của chủ nghĩa cơ hội hiện nay. Để tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh này, đòi hỏi sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp:
Thứ nhất, thường xuyên chăm lo tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ cả đức và tài, trong đó lấy đức là “gốc”. Qua đó, không ngừng nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biến quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn dân thành tinh thần cống hiến hy sinh, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vì thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cần kết hợp chặt chẽ giáo dục, rèn luyện toàn diện với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là then chốt, gắn tư tưởng với tổ chức. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(1); “Vì chưa gột rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, cho nên có đảng viên còn “kể công” với Đảng. Có ít nhiều thành tích, thì họ muốn Đảng “cảm ơn” họ. Họ đòi ưu đãi, họ đòi danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ “không có tiền đồ”, họ “bị hy sinh”(2); “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”(3); “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”(4). Chủ nghĩa cá nhân là cội nguồn của tư tưởng cơ hội chủ nghĩa.
Thứ hai, tiếp tục thực hành và nâng cao dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyền. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã nghiên cứu, chỉ rõ tính tất yếu ra đời của nền dân chủ vô sản thay thế nền dân chủ tư sản. Trong mỗi cuộc cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản nhất thiết phải đoạt lấy dân chủ từ tay giai cấp tư sản: “Dân chủ tức là chính quyền của nhân dân”(5). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan niệm “dân chủ” trong mối quan hệ không tách rời với các quan niệm “dân là gốc”, “dân là chủ”, “dân làm chủ”. Và theo Người, phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế. Phải làm cho người dân có điều kiện và biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ đúng lúc, đúng chỗ, dám nói, dám làm, phát huy hết khả năng của mình; mỗi người dân cần có năng lực thực hiện quyền làm chủ. Đó là cái đích cao nhất của dân chủ, tránh tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cửa miệng.
Thực hành dân chủ trong Đảng, phát huy sức mạnh lãnh đạo của Đảng làm mẫu mực để phát huy cao nhất sức mạnh làm chủ của nhân dân. Mở rộng dân chủ trong Đảng làm cơ sở tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo lập và định hướng hoạt động của xã hội theo hướng ngày càng mở rộng các quyền và quy chế thực thi dân chủ. Sự thống nhất về tư tưởng và hành động của Đảng, giai cấp công nhân và dân tộc là cơ sở để thực hành, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Có thực hành dân chủ rộng rãi mới có tự do sáng tạo, khơi dậy, phát huy được tiềm năng trí tuệ của mỗi tổ chức và cá nhân trong toàn Đảng, làm cho Đảng trở nên sáng suốt đủ sức làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý tưởng của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”(6).
Thứ ba, dân chủ gắn liền với kỷ cương, có khuôn khổ, trật tự; chỉ có thể thực hiện dân chủ đi đôi với kiên quyết chống các biểu hiện đối lập với dân chủ. Hơn nữa, không thể có dân chủ mà lại thiếu hệ thống pháp luật, trật tự, kỷ cương để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Những yêu cầu dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội khác. Mọi hoạt động của các cơ quan quyền lực và công chức nhà nước đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Các tổ chức và cá nhân đại diện cho nhân dân có nghĩa vụ báo cáo trước nhân dân mọi hoạt động liên quan đến lợi ích của họ; nhân dân có quyền chất vấn; các cơ quan và công chức có nghĩa vụ trả lời một cách trung thực, kịp thời; mọi yêu cầu dân chủ chính đáng của dân phải được thể chế hóa và thực thi trên thực tế.
Thực hành dân chủ trong Đảng là làm cho tính dân chủ trong Đảng được mở rộng, phát huy cao độ trí tuệ tập thể xây dựng nghị quyết lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo để đưa sự nghiệp cách mạng đi đúng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dân chủ trong Đảng xa lạ với những tư tưởng thủ cựu, độc đoán, chuyên quyền, độc quyền chân lý, cũng như thói quen tự do vô kỷ luật, không chấp hành nghị quyết, không phục tùng chân lý. Như vậy, dân chủ gắn với tập trung, chấp hành kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Đây là nguyên tắc tổ chức cơ bản của chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, yếu tố cơ bản để phân biệt một Đảng cách mạng chân chính với các đảng phái cơ hội, hữu khuynh trong phong trào công nhân, mảnh đất dung dưỡng các phần tử cơ hội, xét lại hoạt động phá hoại. Phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng Cộng sản từ bản chất. Đảng chống tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, song triệt để tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ. “Chỉ có thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mới… bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng, chỉ có như vậy Đảng mới có sức mạnh và sức chiến đấu”(7).
Trong công tác tư tưởng, sinh hoạt chính trị: khuyến khích tự do tư tưởng, không áp đặt khi có các ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến đa số, đồng thời có cơ chế bảo lưu ý kiến của thiểu số; tôn trọng ý kiến cấp trên nhưng cũng có cơ chế bảo lưu ý kiến cấp dưới; định rõ thời hạn xem xét, kết luận, thông báo về các ý kiến thiểu số. Nghiêm cấm việc lạm dụng quyền tự do, dân chủ tuyên truyền quan điểm cá nhân đối lập với đường lối, nghị quyết của Đảng. Khắc phục tình trạng thiếu trật tự, kỷ cương, kỷ luật, mất đoàn kết kéo dài ở không ít cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là góp phần phòng ngừa, đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội ngay từ mầm mống phát sinh./.
----------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 557 - 558
(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 296
(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 300
(4) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 439
(5) V.I. Lê-nin Toàn tập, t. 39, Nxb Tiến Bộ, M. 1977, tr. 86
(6) Hồ Chí Minh Toàn tập, t. 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 216
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr. 130
Nhận diện chủ nghĩa cơ hội ở nước ta hiện nay
Chủ nghĩa cơ hội là một trào lưu tư tưởng chính trị hình thành trong phong trào công nhân, thể hiện sự thích nghi với lợi ích của tầng lớp tiểu tư sản và bộ phận giai cấp công nhân đã bị tư sản hóa. Chủ nghĩa cơ hội thể hiện ở quan điểm tư tưởng chính trị mơ hồ, không nhất quán, lu mờ tính giai cấp, tính đảng và tính nguyên tắc về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc... Theo mô tả của C. Mác, những kẻ cơ hội chủ nghĩa “dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn”. Bởi vậy, cần sáng suốt nhận diện, chỉ rõ chân tướng để có các giải pháp phòng, chống, đẩy lùi và khắc phục ảnh hưởng của nó đối với các tổ chức đảng và sự nghiệp cách mạng.
V.I. Lê-nin còn cảnh báo rằng cơ hội về chính trị là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của chủ nghĩa cơ hội. Bởi đó là sự thể hiện không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu được. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát, bao giờ cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này và quan điểm kia... Nói cách khác, những người theo chủ nghĩa cơ hội thường có biểu hiện lập trường tư tưởng bấp bênh, thái độ né tránh trước những vấn đề lý luận, thực tiễn nổi lên trong thời cuộc. Phản ứng của họ lúc thế này, lúc thế khác và sẵn sàng thay đổi giọng điệu, thay đổi thái độ, lập trường để đạt được mục đích và vì lợi ích của mình. Thậm chí những kẻ cơ hội chính trị còn tuyên truyền xuyên tạc, phản bác, phủ nhận chủ nghĩa xã hội trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Họ đề cao, ca tụng khuynh hướng chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Vì lợi ích của phe nhóm và cá nhân, những kẻ cơ hội chủ nghĩa sẵn sàng thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tầng lớp, giai cấp phi vô sản, từ bỏ con đường đấu tranh cách mạng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đến nay, chủ nghĩa cơ hội không còn biểu hiện đơn thuần là mâu thuẫn giữa hai luồng tư tưởng nữa, mà đã hóa thân thành “muôn hình vạn trạng”, hòa vào xã hội như một “căn bệnh” quái ác, ăn dần ăn mòn lập trường, tư tưởng của người bị tiêm nhiễm nó. Kẻ cơ hội, xét lại chỉ khoác áo Mác-xít, “trung thành” với chủ nghĩa Mác - Lê-nin trên lời nói, còn về thực chất, từ lâu họ đã phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Trong bối cảnh mới, sự biến động chính trị ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, cách mạng thế giới đang lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa đế quốc coi đây là thời cơ lớn, đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” để nhanh chóng xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam khỏi bản đồ chính trị thế giới với tham vọng đạt mục tiêu “không đánh mà thắng”, “chiến thắng không cần chiến tranh”. Chúng chú trọng thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lấy đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng, bộ máy Nhà nước làm trọng điểm. Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc, chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách tác động, móc nối, câu kết với các phần tử thoái hóa, biến chất chống đối, cơ hội chủ nghĩa ở trong nước để tập hợp lực lượng, lập mặt trận thống nhất chống phá cách mạng Việt Nam từ cả hai hướng ngoài đánh vào, trong phá ra - “nội công, ngoại kích”.
Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương xã hội, đi đôi với kiên trì đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội
Thực tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước đã cho thấy, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đất nước đã có những đổi thay rõ rệt, từ một nước chậm phát triển trở thành nước phát triển trung bình với nhiều tiềm năng đang được đánh thức, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao. Dẫu những kẻ cơ hội chủ nghĩa có cố tình xuyên tạc thực tế lịch sử, thì chúng vẫn không thể làm thay đổi được lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không thể chia rẽ được mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Trái lại, chính sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân sẽ trở thành nguồn sức mạnh vô địch để vạch trần, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với những biểu hiện nguy hại của chủ nghĩa cơ hội hiện nay. Để tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh này, đòi hỏi sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp:
Thứ nhất, thường xuyên chăm lo tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ cả đức và tài, trong đó lấy đức là “gốc”. Qua đó, không ngừng nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biến quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn dân thành tinh thần cống hiến hy sinh, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vì thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cần kết hợp chặt chẽ giáo dục, rèn luyện toàn diện với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là then chốt, gắn tư tưởng với tổ chức. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(1); “Vì chưa gột rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, cho nên có đảng viên còn “kể công” với Đảng. Có ít nhiều thành tích, thì họ muốn Đảng “cảm ơn” họ. Họ đòi ưu đãi, họ đòi danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ “không có tiền đồ”, họ “bị hy sinh”(2); “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”(3); “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”(4). Chủ nghĩa cá nhân là cội nguồn của tư tưởng cơ hội chủ nghĩa.
Thứ hai, tiếp tục thực hành và nâng cao dân chủ trong điều kiện một Đảng cầm quyền. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã nghiên cứu, chỉ rõ tính tất yếu ra đời của nền dân chủ vô sản thay thế nền dân chủ tư sản. Trong mỗi cuộc cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản nhất thiết phải đoạt lấy dân chủ từ tay giai cấp tư sản: “Dân chủ tức là chính quyền của nhân dân”(5). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan niệm “dân chủ” trong mối quan hệ không tách rời với các quan niệm “dân là gốc”, “dân là chủ”, “dân làm chủ”. Và theo Người, phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế. Phải làm cho người dân có điều kiện và biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ đúng lúc, đúng chỗ, dám nói, dám làm, phát huy hết khả năng của mình; mỗi người dân cần có năng lực thực hiện quyền làm chủ. Đó là cái đích cao nhất của dân chủ, tránh tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cửa miệng.
Thực hành dân chủ trong Đảng, phát huy sức mạnh lãnh đạo của Đảng làm mẫu mực để phát huy cao nhất sức mạnh làm chủ của nhân dân. Mở rộng dân chủ trong Đảng làm cơ sở tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo lập và định hướng hoạt động của xã hội theo hướng ngày càng mở rộng các quyền và quy chế thực thi dân chủ. Sự thống nhất về tư tưởng và hành động của Đảng, giai cấp công nhân và dân tộc là cơ sở để thực hành, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Có thực hành dân chủ rộng rãi mới có tự do sáng tạo, khơi dậy, phát huy được tiềm năng trí tuệ của mỗi tổ chức và cá nhân trong toàn Đảng, làm cho Đảng trở nên sáng suốt đủ sức làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý tưởng của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”(6).
Thứ ba, dân chủ gắn liền với kỷ cương, có khuôn khổ, trật tự; chỉ có thể thực hiện dân chủ đi đôi với kiên quyết chống các biểu hiện đối lập với dân chủ. Hơn nữa, không thể có dân chủ mà lại thiếu hệ thống pháp luật, trật tự, kỷ cương để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Những yêu cầu dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội khác. Mọi hoạt động của các cơ quan quyền lực và công chức nhà nước đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Các tổ chức và cá nhân đại diện cho nhân dân có nghĩa vụ báo cáo trước nhân dân mọi hoạt động liên quan đến lợi ích của họ; nhân dân có quyền chất vấn; các cơ quan và công chức có nghĩa vụ trả lời một cách trung thực, kịp thời; mọi yêu cầu dân chủ chính đáng của dân phải được thể chế hóa và thực thi trên thực tế.
Thực hành dân chủ trong Đảng là làm cho tính dân chủ trong Đảng được mở rộng, phát huy cao độ trí tuệ tập thể xây dựng nghị quyết lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo để đưa sự nghiệp cách mạng đi đúng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dân chủ trong Đảng xa lạ với những tư tưởng thủ cựu, độc đoán, chuyên quyền, độc quyền chân lý, cũng như thói quen tự do vô kỷ luật, không chấp hành nghị quyết, không phục tùng chân lý. Như vậy, dân chủ gắn với tập trung, chấp hành kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Đây là nguyên tắc tổ chức cơ bản của chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, yếu tố cơ bản để phân biệt một Đảng cách mạng chân chính với các đảng phái cơ hội, hữu khuynh trong phong trào công nhân, mảnh đất dung dưỡng các phần tử cơ hội, xét lại hoạt động phá hoại. Phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng Cộng sản từ bản chất. Đảng chống tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, song triệt để tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ. “Chỉ có thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mới… bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng, chỉ có như vậy Đảng mới có sức mạnh và sức chiến đấu”(7).
Trong công tác tư tưởng, sinh hoạt chính trị: khuyến khích tự do tư tưởng, không áp đặt khi có các ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến đa số, đồng thời có cơ chế bảo lưu ý kiến của thiểu số; tôn trọng ý kiến cấp trên nhưng cũng có cơ chế bảo lưu ý kiến cấp dưới; định rõ thời hạn xem xét, kết luận, thông báo về các ý kiến thiểu số. Nghiêm cấm việc lạm dụng quyền tự do, dân chủ tuyên truyền quan điểm cá nhân đối lập với đường lối, nghị quyết của Đảng. Khắc phục tình trạng thiếu trật tự, kỷ cương, kỷ luật, mất đoàn kết kéo dài ở không ít cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là góp phần phòng ngừa, đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội ngay từ mầm mống phát sinh./.
----------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 557 - 558
(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 296
(3) Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 300
(4) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 439
(5) V.I. Lê-nin Toàn tập, t. 39, Nxb Tiến Bộ, M. 1977, tr. 86
(6) Hồ Chí Minh Toàn tập, t. 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 216
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr. 130
Nguồn: TCCS