An Giang đổi mới phương thức nắm bắt, phản ánh, định hướng DLXH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
- Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 11 2022 08:35
- Lượt xem: 1010
(TUAG)- Nắm bắt và định hướng dư luận xã hội (DLXH) là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Chú trọng nắm bắt, định hướng DLXH, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”. Với đặc điểm là tỉnh biên giới, có nhiều dân tộc và tôn giáo , trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh An Giang thường xuyên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng, nắm bắt và định hướng DLXH với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Thảo luận phương án điều tra ở Ban Tuyên giáo Thị ủy Tân Châu
Năm 2022, sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong năm 2022 từng bước phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, năm 2022 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của địa phương, cả nước, đặc biệt là kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022), song song đó nhiều dự án đầu tư ở An Giang được triển khai, trong đó có tuyến đường tránh Long Xuyên, dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua địa phận tỉnh An Giang… đã tạo niềm vui mừng, phấn khởi, đáp ứng được những mong mỏi, nguyện vọng của người dân. Là tiền đề là động lực quan trọng, tạo dựng niềm tin và sự kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của tỉnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, là tỉnh biên giới, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, đời sống người dân trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Sự tác động bởi những diễn biến bất lợi của tình hình thế giới, khu vực cùng với những khó khăn trong nội tại như: Giá cả nông sản còn bấp bênh, chi phí đầu vào tăng cao; tình trạng thiếu hụt xăng dầu, bán cầm chừng, nhỏ giọt… ảnh hưởng việc đi lại, sản xuất của người dân; giá cả hàng hóa tiêu dùng, học phí, giá sách giáo khoa tăng… ; tình hình an ninh trật tự, phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, buôn lậu, hàng gian, hàng giả; tình hình thiên tai, dịch bệnh (sốt xuất huyết), giông lốc, sạt lở bờ sông, cháy nổ gia tăng… và còn nhiều vấn đề khác trong đời sống người người dân trên địa bàn tỉnh phát sinh đã phần nào tác động đến tâm tư, tình cảm của người dân trên địa bàn.
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trên lĩnh vực tư tưởng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang đã không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt, phản ánh, định hướng DLXH.
Chú trọng đổi mới phương pháp điều tra, khảo sát DLXH
Bên cạnh tiếp tục nâng cao chất lượng phương pháp điều tra, khảo sát truyền thống (phiếu giấy); thích ứng trong tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tập trung triển khai phương pháp điều tra, khảo sát DLXH qua thư điện tử, mạng xã hội; qua đó tiết kiệm chi phí, chất lượng dữ liệu cao, kiểm soát tốt tiến trình khảo sát; giảm thiểu sai số do nhập liệu.
Để đảm bảo cho kết quả điều tra xã hội học bằng hình thức trực tuyến có độ chính xác cao, tin cậy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia và ý kiến của người dân song song với triển khai điều tra trực tuyến, việc phỏng vấn sâu cũng được thực hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách thiết kế câu hỏi phỏng vấn và thực hiện bằng cách kết nối trao đổi trực tiếp qua ứng dụng zalo hoặc viber.
Hằng quý, xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra xã hội học nắm bắt DLXH về các chủ trương, chính sách, các vấn đề quan trọng của tỉnh; điều tra đột xuất theo yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (năm 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành thực hiện 05 cuộc điều tra xã hội học và khảo sát nhanh bằng phiếu điện tử trên mạng Internet). Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức khảo sát (3 cuộc). Đồng thời, phối hợp với Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai (4 đợt) điều tra xã hội học với nhiều nội dung, chủ đề khác nhau.
Nét mới là đối với các đợt điều tra, khảo sát DLXH, hiện nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp triển khai cả 2 hình thức trực tiếp (phiếu giấy) kết hợp trực tuyến (phiếu điện tử), qua đó không chỉ tăng số lượng mẫu khảo sát, mà còn đa dạng hóa đối tượng điều tra, khảo sát, giúp cho kết quả được khách quan, khoa học hơn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đội ngũ cộng tác viên DLXH
Nhận thức vai trò quan trọng, nòng cốt của lực lượng cộng tác viên trong công tác DLXH, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận và mạng lưới cộng tác viên DLXH; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp… Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của các địa phương đơn vị; khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai, thực hiện tốt hơn trong công tác DLXH. Phát huy, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác DLXH; không ngừng đổi mới phương pháp, kỹ năng nắm bắt, phản ánh tình hình DLXH, trong đó, đa dạng hóa kênh nắm bắt, đặc biệt là tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông, Internet, mạng xã hội... để tăng cường nắm bắt tình hình DLXH trên địa bàn.
Lực lượng cộng tác viên DLXH trong toàn tỉnh hiện có hơn 520 người (tỉnh 35; huyện 487). Công tác tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên DLXH được tỉnh và các địa phương, đơn vị quan tâm, chú trọng. Trong năm, tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về công tác DLXH gắn với công tác tham mưu BCĐ 35 các cấp cho gần 350 đại biểu tham dự; đồng thời, một số địa phương như: Long Xuyên, Tân Châu, Chợ Mới,… cũng đã mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp trên địa bàn.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc nắm bắt, xử lý, phản hồi, định hướng DLXH
Hàng tuần, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tổng hợp báo cáo tình hình DLXH và báo chí (gửi đến hơn 460 địa chỉ mail, zalo của các đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện), bên cạnh tổng hợp báo cáo tình hình, còn dự báo và đề xuất cụ thể các giải pháp, phương hướng tới, phục vụ, giúp công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương được tốt hơn; tăng cường chỉ đạo định hướng dư luận. Hằng tháng duy trì tốt công tác tổng hợp, báo cáo, yêu cầu các địa phương đơn vị xử lý và phản hồi các vấn đề dư luận đặt ra. Tính đến nay đã có gần 300 nội dung dư luận kiến nghị phản ánh trực tiếp bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; có hàng trăm nội dung đã được các cơ quan, đơn vị phản hồi; ngoài ra, chưa kể còn hàng trăm nội dung kiến nghị của dư luận liên quan đến công tác quản lý, điều hành gửi đến cơ quan, ban ngành Trung ương, tỉnh.
Đặc biệt, khi có vấn đề, điểm nóng dư luận phát sinh trên địa bàn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kịp thời có báo cáo nhanh, đột xuất gửi đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ, xử lý, giải quyết, kịp thời định hướng dư luận. Điển hình cụ thể như: Vụ việc hàng trăm lao động Việt Nam làm việc tại casino ở Campuchia bị cưỡng ép, bóc lột phải trốn chạy về Việt Nam qua địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang vừa qua đã gây nhiều sự chú ý của dư luận trong cả nước, thậm chí quốc tế hay mới nhất là vụ hàng ngàn lao động của Công ty THNH SamHo (Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành) đình công, lãng công, phản ứng với công ty do bị công ty cắt giảm lao động đột ngột gây mất an ninh trật tự tại địa phương thu hút rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận người dân… Nhờ sự vào cuộc kịp thời của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, địa phương, đơn vị kịp thời xử lý, qua đó, nhanh chóng ổn định tình hình tại địa phương, đơn vị; kịp thời định hướng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch liên quan đến các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh… không để phát sinh điểm nóng.
Công tác phản hồi, định hướng dư luận được quan tâm đổi mới, nâng chất theo hướng nhanh chóng, kịp thời và cụ thể. Cơ chế phản hồi dư luận tiếp tục phát huy hiệu quả. Đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giải quyết, phản hồi DLXH giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Ủy ban nhân dân tỉnh, với Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và các địa phương, đơn vị trong tỉnh. Định kỳ (hằng tháng), đột xuất (khi có vấn đề phát sinh), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đều có văn bản gửi UBND tỉnh để chỉ đạo các địa phương, đơn vị giải quyết và phản hồi các vấn đề dư luận đặt ra. Nội dung giải quyết, phản hồi dư luận được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh để người dân biết, qua đó, nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của các tầng lớp nhân dân.
Điều tra dự luận xã hội bằng phiếu hỏi ở huyện An Phú
Xuất hiện nhiều cách làm mới, mô hình sáng tạo
Bên cạnh việc phát huy vai trò của lực lượng cộng tác viên DLXH, các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức thêm nhiều phương thức, kênh mới để nắm bắt, tiếp thu phản ánh của dư luận như: Thông qua mạng xã hội (Nhóm (group) Facebook, Zalo), “diễn đàn lắng nghe dân nói”, các buổi tiếp xúc cử tri, các cuộc họp tổ dân phố, khóm, ấp, chi đảng bộ ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở…; đồng thời, tạo lập các kênh, nhóm… trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, mạng xã hội để chủ động định hướng dư luận, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền lan tỏa những thông tin chính thống trong các tầng lớp nhân dân, qua đó, góp phần ổn định tư tưởng, nâng cao nhận thức, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
Nhiều mô hình mới trong việc đổi mới phương thức nắm bắt, phản ánh, định hướng DLXH mang lại hiệu quả như: Thành phố Long Xuyên, ngoài “Tổ cộng tác viên nắm bắt DLXH” của thành phố với 23 đồng chí, còn xây dựng lực lượng mạng lưới cộng tác viên với trên 1.400 thành viên, là lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên từ các ngành, phường, xã, khóm, ấp, chi bộ cơ sở; thành phố Châu Đốc, hàng quý tổ chức khảo sát nhanh dư luận trên nền tảng Zalo để thu thập ý kiến, đề xuất, kiến nghị của người dân liên quan đến công tác quản lý, điều hành, lãnh chỉ, đạo của chính quyền thành phố; tình hình tư tưởng, tâm trạng, các vấn đề dư luận người dân quan tâm… để qua đó, kịp thời chấn chỉnh, thực hiện tốt hơn, định hướng DLXH trên địa bàn thành phố; huyện Chợ Mới, thành lập một số trang mạng Facebook như “Rao vặt Chợ Mới – An Giang, Dân Chợ Mới - An Giang, BHDX GROUP CHỢ MỚI AN GIANG, Tuyển dụng việc làm Chợ Mới - An Giang”…; huyện Phú Tân, ngoài lực lượng Cộng tác viên DLXH, huyện còn kết hợp lực lượng tuyên truyền 35, Thành viên, Tổ Thư lý BCĐ 35 huyện. Đặc biệt còn thành lập Tổ phản ứng nhanh ở các xã, phường, thị trấn để thực hiện nhiệm vụ nắm bắt, phản ánh tình hình DLXH, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch trên địa bàn huyện; huyện Thoại Sơn, phát huy mô hình “Diễn đàn lắng nghe dân nói”, các buổi tiếp xúc cử tri, dự sinh hoạt các chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, các cuộc họp giao ban; đặc biệt luôn theo dõi, bám, giám sát các trang mạng xã hội để cập nhật, thu thập, ghi nhận các ý kiến phản ánh của người dân, qua đó, kịp thời định hướng, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các ngành quan tâm giải quyết những bức xúc của người dân quan tâm…
Có thể nói mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định: Việc nắm bắt, phản ánh DLXH đôi lúc còn chưa kịp thời; kỹ năng và phương pháp nắm bắt tình hình DLXH trên Internet, mạng xã hội của đội ngũ cộng tác viên đôi lúc còn những hạn chế nhất định... Tuy nhiên, nhờ sự chủ động trong tham mưu cấp uỷ chỉ đạo; tăng cường công tác phối hợp trong công tác DLXH; chú trọng đổi mới phương pháp điều tra, nắm bắt, định hướng DLXH phù hợp với xu hướng cũng như yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn; đặc biệt là việc quan tâm thực hiện tốt quy trình “nắm bắt, xử lý, phản hồi, định hướng DLXH”... đã giúp cho công tác DLXH trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị được người dân ghi nhận, đánh giá cao./.
Thảo luận phương án điều tra ở Ban Tuyên giáo Thị ủy Tân Châu
Tuy nhiên, là tỉnh biên giới, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, đời sống người dân trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Sự tác động bởi những diễn biến bất lợi của tình hình thế giới, khu vực cùng với những khó khăn trong nội tại như: Giá cả nông sản còn bấp bênh, chi phí đầu vào tăng cao; tình trạng thiếu hụt xăng dầu, bán cầm chừng, nhỏ giọt… ảnh hưởng việc đi lại, sản xuất của người dân; giá cả hàng hóa tiêu dùng, học phí, giá sách giáo khoa tăng… ; tình hình an ninh trật tự, phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, buôn lậu, hàng gian, hàng giả; tình hình thiên tai, dịch bệnh (sốt xuất huyết), giông lốc, sạt lở bờ sông, cháy nổ gia tăng… và còn nhiều vấn đề khác trong đời sống người người dân trên địa bàn tỉnh phát sinh đã phần nào tác động đến tâm tư, tình cảm của người dân trên địa bàn.
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trên lĩnh vực tư tưởng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang đã không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt, phản ánh, định hướng DLXH.
Chú trọng đổi mới phương pháp điều tra, khảo sát DLXH
Bên cạnh tiếp tục nâng cao chất lượng phương pháp điều tra, khảo sát truyền thống (phiếu giấy); thích ứng trong tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tập trung triển khai phương pháp điều tra, khảo sát DLXH qua thư điện tử, mạng xã hội; qua đó tiết kiệm chi phí, chất lượng dữ liệu cao, kiểm soát tốt tiến trình khảo sát; giảm thiểu sai số do nhập liệu.
Để đảm bảo cho kết quả điều tra xã hội học bằng hình thức trực tuyến có độ chính xác cao, tin cậy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia và ý kiến của người dân song song với triển khai điều tra trực tuyến, việc phỏng vấn sâu cũng được thực hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách thiết kế câu hỏi phỏng vấn và thực hiện bằng cách kết nối trao đổi trực tiếp qua ứng dụng zalo hoặc viber.
Hằng quý, xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra xã hội học nắm bắt DLXH về các chủ trương, chính sách, các vấn đề quan trọng của tỉnh; điều tra đột xuất theo yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (năm 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành thực hiện 05 cuộc điều tra xã hội học và khảo sát nhanh bằng phiếu điện tử trên mạng Internet). Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức khảo sát (3 cuộc). Đồng thời, phối hợp với Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai (4 đợt) điều tra xã hội học với nhiều nội dung, chủ đề khác nhau.
Nét mới là đối với các đợt điều tra, khảo sát DLXH, hiện nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp triển khai cả 2 hình thức trực tiếp (phiếu giấy) kết hợp trực tuyến (phiếu điện tử), qua đó không chỉ tăng số lượng mẫu khảo sát, mà còn đa dạng hóa đối tượng điều tra, khảo sát, giúp cho kết quả được khách quan, khoa học hơn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đội ngũ cộng tác viên DLXH
Nhận thức vai trò quan trọng, nòng cốt của lực lượng cộng tác viên trong công tác DLXH, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận và mạng lưới cộng tác viên DLXH; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp… Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của các địa phương đơn vị; khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai, thực hiện tốt hơn trong công tác DLXH. Phát huy, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác DLXH; không ngừng đổi mới phương pháp, kỹ năng nắm bắt, phản ánh tình hình DLXH, trong đó, đa dạng hóa kênh nắm bắt, đặc biệt là tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông, Internet, mạng xã hội... để tăng cường nắm bắt tình hình DLXH trên địa bàn.
Lực lượng cộng tác viên DLXH trong toàn tỉnh hiện có hơn 520 người (tỉnh 35; huyện 487). Công tác tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên DLXH được tỉnh và các địa phương, đơn vị quan tâm, chú trọng. Trong năm, tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về công tác DLXH gắn với công tác tham mưu BCĐ 35 các cấp cho gần 350 đại biểu tham dự; đồng thời, một số địa phương như: Long Xuyên, Tân Châu, Chợ Mới,… cũng đã mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp trên địa bàn.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc nắm bắt, xử lý, phản hồi, định hướng DLXH
Hàng tuần, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tổng hợp báo cáo tình hình DLXH và báo chí (gửi đến hơn 460 địa chỉ mail, zalo của các đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện), bên cạnh tổng hợp báo cáo tình hình, còn dự báo và đề xuất cụ thể các giải pháp, phương hướng tới, phục vụ, giúp công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương được tốt hơn; tăng cường chỉ đạo định hướng dư luận. Hằng tháng duy trì tốt công tác tổng hợp, báo cáo, yêu cầu các địa phương đơn vị xử lý và phản hồi các vấn đề dư luận đặt ra. Tính đến nay đã có gần 300 nội dung dư luận kiến nghị phản ánh trực tiếp bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; có hàng trăm nội dung đã được các cơ quan, đơn vị phản hồi; ngoài ra, chưa kể còn hàng trăm nội dung kiến nghị của dư luận liên quan đến công tác quản lý, điều hành gửi đến cơ quan, ban ngành Trung ương, tỉnh.
Đặc biệt, khi có vấn đề, điểm nóng dư luận phát sinh trên địa bàn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kịp thời có báo cáo nhanh, đột xuất gửi đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ, xử lý, giải quyết, kịp thời định hướng dư luận. Điển hình cụ thể như: Vụ việc hàng trăm lao động Việt Nam làm việc tại casino ở Campuchia bị cưỡng ép, bóc lột phải trốn chạy về Việt Nam qua địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang vừa qua đã gây nhiều sự chú ý của dư luận trong cả nước, thậm chí quốc tế hay mới nhất là vụ hàng ngàn lao động của Công ty THNH SamHo (Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành) đình công, lãng công, phản ứng với công ty do bị công ty cắt giảm lao động đột ngột gây mất an ninh trật tự tại địa phương thu hút rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận người dân… Nhờ sự vào cuộc kịp thời của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, địa phương, đơn vị kịp thời xử lý, qua đó, nhanh chóng ổn định tình hình tại địa phương, đơn vị; kịp thời định hướng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch liên quan đến các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh… không để phát sinh điểm nóng.
Công tác phản hồi, định hướng dư luận được quan tâm đổi mới, nâng chất theo hướng nhanh chóng, kịp thời và cụ thể. Cơ chế phản hồi dư luận tiếp tục phát huy hiệu quả. Đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giải quyết, phản hồi DLXH giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Ủy ban nhân dân tỉnh, với Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và các địa phương, đơn vị trong tỉnh. Định kỳ (hằng tháng), đột xuất (khi có vấn đề phát sinh), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đều có văn bản gửi UBND tỉnh để chỉ đạo các địa phương, đơn vị giải quyết và phản hồi các vấn đề dư luận đặt ra. Nội dung giải quyết, phản hồi dư luận được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh để người dân biết, qua đó, nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của các tầng lớp nhân dân.
Điều tra dự luận xã hội bằng phiếu hỏi ở huyện An Phú
Xuất hiện nhiều cách làm mới, mô hình sáng tạo
Bên cạnh việc phát huy vai trò của lực lượng cộng tác viên DLXH, các địa phương, đơn vị trong tỉnh tổ chức thêm nhiều phương thức, kênh mới để nắm bắt, tiếp thu phản ánh của dư luận như: Thông qua mạng xã hội (Nhóm (group) Facebook, Zalo), “diễn đàn lắng nghe dân nói”, các buổi tiếp xúc cử tri, các cuộc họp tổ dân phố, khóm, ấp, chi đảng bộ ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở…; đồng thời, tạo lập các kênh, nhóm… trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, mạng xã hội để chủ động định hướng dư luận, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền lan tỏa những thông tin chính thống trong các tầng lớp nhân dân, qua đó, góp phần ổn định tư tưởng, nâng cao nhận thức, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
Nhiều mô hình mới trong việc đổi mới phương thức nắm bắt, phản ánh, định hướng DLXH mang lại hiệu quả như: Thành phố Long Xuyên, ngoài “Tổ cộng tác viên nắm bắt DLXH” của thành phố với 23 đồng chí, còn xây dựng lực lượng mạng lưới cộng tác viên với trên 1.400 thành viên, là lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên từ các ngành, phường, xã, khóm, ấp, chi bộ cơ sở; thành phố Châu Đốc, hàng quý tổ chức khảo sát nhanh dư luận trên nền tảng Zalo để thu thập ý kiến, đề xuất, kiến nghị của người dân liên quan đến công tác quản lý, điều hành, lãnh chỉ, đạo của chính quyền thành phố; tình hình tư tưởng, tâm trạng, các vấn đề dư luận người dân quan tâm… để qua đó, kịp thời chấn chỉnh, thực hiện tốt hơn, định hướng DLXH trên địa bàn thành phố; huyện Chợ Mới, thành lập một số trang mạng Facebook như “Rao vặt Chợ Mới – An Giang, Dân Chợ Mới - An Giang, BHDX GROUP CHỢ MỚI AN GIANG, Tuyển dụng việc làm Chợ Mới - An Giang”…; huyện Phú Tân, ngoài lực lượng Cộng tác viên DLXH, huyện còn kết hợp lực lượng tuyên truyền 35, Thành viên, Tổ Thư lý BCĐ 35 huyện. Đặc biệt còn thành lập Tổ phản ứng nhanh ở các xã, phường, thị trấn để thực hiện nhiệm vụ nắm bắt, phản ánh tình hình DLXH, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch trên địa bàn huyện; huyện Thoại Sơn, phát huy mô hình “Diễn đàn lắng nghe dân nói”, các buổi tiếp xúc cử tri, dự sinh hoạt các chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, các cuộc họp giao ban; đặc biệt luôn theo dõi, bám, giám sát các trang mạng xã hội để cập nhật, thu thập, ghi nhận các ý kiến phản ánh của người dân, qua đó, kịp thời định hướng, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các ngành quan tâm giải quyết những bức xúc của người dân quan tâm…
Có thể nói mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định: Việc nắm bắt, phản ánh DLXH đôi lúc còn chưa kịp thời; kỹ năng và phương pháp nắm bắt tình hình DLXH trên Internet, mạng xã hội của đội ngũ cộng tác viên đôi lúc còn những hạn chế nhất định... Tuy nhiên, nhờ sự chủ động trong tham mưu cấp uỷ chỉ đạo; tăng cường công tác phối hợp trong công tác DLXH; chú trọng đổi mới phương pháp điều tra, nắm bắt, định hướng DLXH phù hợp với xu hướng cũng như yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn; đặc biệt là việc quan tâm thực hiện tốt quy trình “nắm bắt, xử lý, phản hồi, định hướng DLXH”... đã giúp cho công tác DLXH trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị được người dân ghi nhận, đánh giá cao./.
PHƯỚC HÙNG