Chủ động nắm bắt, phân tích dư luận xã hội
- Được đăng: Thứ sáu, 18 Tháng 9 2015 16:52
- Lượt xem: 3831
“Trong thời gian qua, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp, đã giúp các cơ quan lãnh đạo các cấp có thêm thông tin, đánh giá đúng hơn, sát thực hơn tình hình tâm trạng, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, giải quyết những vấn đề được dư luận quan tâm, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Đồng chí Lâm Phương Thanh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ Dư luận xã hội năm 2015 được tổ chức sáng 17/9 tại Hà Nội
Dự hội nghị có các đại biểu của 48 tỉnh, thành phố và đại biểu của hơn 10 bộ, ban, ngành Trung ương.
Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên giáo trong năm 2015, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác dư luận xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác này tại ban tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội, nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức, phương pháp cần thiết cơ bản, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền các cấp.
Tại hội nghị tập huấn này, các đại biểu sẽ được nghe 5 chuyên đề, trong đó:
Chuyên đề về “Vai trò của nghiên cứu dư luận xã hội trong đấu tranh, phản bác thông tin, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch”, do PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trình bày.
Chuyên đề về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội”, do PGS.TS. Lương Khắc Hiếu, nguyên Q. Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày.
Đặc biệt, các đại biểu còn nghe báo cáo 3 chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ cộng tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, sử dụng kết quả nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý do lãnh đạo Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội trình bày.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lâm Phương Thanh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo trung ương yêu cầu: sau Hội nghị tập huấn này, đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc trung ương, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội quan tâm, chỉ đạo tốt một số nội dung:
Một là, chủ động, kịp thời nắm bắt, tổng hợp, phân tích tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trước, trong và sau Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố đang diễn ra và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào đầu năm 2016, đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp ý của các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng; bảo đảm phản ánh nhanh, khách quan, toàn diện tình hình dư luận của các tầng lớp nhân dân, nhất là tại các địa bàn phức tạp, nhạy cảm; đề xuất các giải pháp định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội; tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết của đại hội đảng các cấp, hoặc làm cơ sở để cụ thể hoá thành các chủ trương, chính sách, các chương trình hành động trước mắt và lâu dài.
Hai là, nghiên cứu và thực hiện đổi mới về nội dung, phương pháp điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình ở địa phương, đơn vị. Coi đây là nội dung quan trọng của đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo. Coi trọng hình thức nắm bắt dư luận xã hội từ thực tế, sát dân, gần dân, nghe dân, hiểu dân; đồng thời, cũng quan tâm kênh thông tin qua đơn thư góp ý, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan hữu trách của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đề cao tính khoa học trong hoạt động điều tra xã hội học về dư luận xã hội; nghiên cứu mở rộng phương pháp điều tra dư luận xã hội qua điện thoại, qua internet đối với một số đối tượng cựu chiến binh, lực lượng vũ trang, học sinh sinh viên…Trên cơ sở quan trọng nhất là nắm chắc, sát tình hình thực tế, đồng thời cũng cần tăng cường nghiên cứu lý luận về các cơ chế hình thành dư luận xã hội để tham mưu cách thức định hướng dư luận xã hội có hiệu quả.
Ba là, rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội, bảo đảm chất lượng, sự hợp lý về cơ cấu, phù hợp với tình hình thực tế của trung ương và địa phương; kịp thời động viên, khen thưởng những cộng tác viên có nhiều nỗ lực trong việc nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội; kịp thời thay thế các cộng tác viên không phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu.
Bốn là, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phải là đầu mối làm công tác nghiên cứu, điều tra, nắm bắt dư luận xã hội trong hệ thống tuyên giáo; tăng cường các hoạt động trao đổi, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ phận làm công tác dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ.
Năm là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kết luận 100 của Ban Bí thư. Trong quá trình thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, cần coi trọng việc vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phù hợp với tình hình thực tế của trung ương và địa phương; địa phương học tập cách làm của trung ương, trung ương tham khảo cách làm hay của địa phương; đồng thời, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nhiều thành tựu trên lĩnh vực này.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã cùng nhau trao đổi, thảo luận những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết phục vụ công tác dư luận xã hội. Nhiều đồng chí qua thực tiễn tham gia công tác dư luận xã hội tại cơ quan, đơn vị mình đã trách nhiệm góp thêm những kinh nghiệm và nêu ra những vấn đề cần làm rõ để các báo cáo viên lớp học giải đáp.
Dự kiến, hội nghị tập huấn sẽ kết thúc vào ngày 18/9./.
Đồng chí Lâm Phương Thanh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ Dư luận xã hội năm 2015 được tổ chức sáng 17/9 tại Hà Nội
Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên giáo trong năm 2015, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác dư luận xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác này tại ban tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội, nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức, phương pháp cần thiết cơ bản, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền các cấp.
Tại hội nghị tập huấn này, các đại biểu sẽ được nghe 5 chuyên đề, trong đó:
Chuyên đề về “Vai trò của nghiên cứu dư luận xã hội trong đấu tranh, phản bác thông tin, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch”, do PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trình bày.
Chuyên đề về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội”, do PGS.TS. Lương Khắc Hiếu, nguyên Q. Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày.
Đặc biệt, các đại biểu còn nghe báo cáo 3 chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ cộng tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, sử dụng kết quả nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý do lãnh đạo Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội trình bày.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lâm Phương Thanh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo trung ương yêu cầu: sau Hội nghị tập huấn này, đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc trung ương, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội quan tâm, chỉ đạo tốt một số nội dung:
Một là, chủ động, kịp thời nắm bắt, tổng hợp, phân tích tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trước, trong và sau Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố đang diễn ra và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào đầu năm 2016, đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp ý của các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng; bảo đảm phản ánh nhanh, khách quan, toàn diện tình hình dư luận của các tầng lớp nhân dân, nhất là tại các địa bàn phức tạp, nhạy cảm; đề xuất các giải pháp định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội; tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết của đại hội đảng các cấp, hoặc làm cơ sở để cụ thể hoá thành các chủ trương, chính sách, các chương trình hành động trước mắt và lâu dài.
Hai là, nghiên cứu và thực hiện đổi mới về nội dung, phương pháp điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình ở địa phương, đơn vị. Coi đây là nội dung quan trọng của đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo. Coi trọng hình thức nắm bắt dư luận xã hội từ thực tế, sát dân, gần dân, nghe dân, hiểu dân; đồng thời, cũng quan tâm kênh thông tin qua đơn thư góp ý, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan hữu trách của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đề cao tính khoa học trong hoạt động điều tra xã hội học về dư luận xã hội; nghiên cứu mở rộng phương pháp điều tra dư luận xã hội qua điện thoại, qua internet đối với một số đối tượng cựu chiến binh, lực lượng vũ trang, học sinh sinh viên…Trên cơ sở quan trọng nhất là nắm chắc, sát tình hình thực tế, đồng thời cũng cần tăng cường nghiên cứu lý luận về các cơ chế hình thành dư luận xã hội để tham mưu cách thức định hướng dư luận xã hội có hiệu quả.
Ba là, rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội, bảo đảm chất lượng, sự hợp lý về cơ cấu, phù hợp với tình hình thực tế của trung ương và địa phương; kịp thời động viên, khen thưởng những cộng tác viên có nhiều nỗ lực trong việc nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội; kịp thời thay thế các cộng tác viên không phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu.
Bốn là, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phải là đầu mối làm công tác nghiên cứu, điều tra, nắm bắt dư luận xã hội trong hệ thống tuyên giáo; tăng cường các hoạt động trao đổi, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ phận làm công tác dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ.
Năm là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kết luận 100 của Ban Bí thư. Trong quá trình thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, cần coi trọng việc vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phù hợp với tình hình thực tế của trung ương và địa phương; địa phương học tập cách làm của trung ương, trung ương tham khảo cách làm hay của địa phương; đồng thời, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nhiều thành tựu trên lĩnh vực này.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã cùng nhau trao đổi, thảo luận những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết phục vụ công tác dư luận xã hội. Nhiều đồng chí qua thực tiễn tham gia công tác dư luận xã hội tại cơ quan, đơn vị mình đã trách nhiệm góp thêm những kinh nghiệm và nêu ra những vấn đề cần làm rõ để các báo cáo viên lớp học giải đáp.
Dự kiến, hội nghị tập huấn sẽ kết thúc vào ngày 18/9./.
Tuấn Nghĩa/BTGTW