Cảnh giác và thận trọng với các luận điệu xuyên tạc sai trái trên mạng xã hội
- Được đăng: Chủ nhật, 03 Tháng 11 2019 16:43
- Lượt xem: 1815
(TGAG)- Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, gây mất phương hướng, sa sút niềm tin, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... đó thực sự là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta.
Do đặc thù của Internet là tốc độ truyền tải thông tin nhanh nhạy, thông tin gần như tức thì, việc lập một địa chỉ mail, một Blog cá nhân, một địa chỉ Facebook, một nick zalo... chỉ mất vài phút và gần như không tốn bất kỳ chi phí gì, chưa kể thông tin đăng ký tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin... nên những quan điểm "chẳng biết đúng sai", "không rõ thật hay giả", "chẳng biết từ đâu"... trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, sâu và rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, gây mất phương hướng, sa sút niềm tin, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... đó thực sự là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta.
Vấn đề là ở chỗ, những âm mưu, thủ đoạn xảo trá, những điều vô nghĩa, phi lý được tung lên mạng toàn cầu lại có "khả năng" lung lạc không ít người truy cập. Không phải ai và lúc nào cũng đủ tỉnh táo và có thể phân biệt được thật - giả, đúng - sai, trong khối lượng thông tin khổng lồ và dày đặc được tung lên mạng toàn cầu.
Để nâng cao tinh thần cảnh giác với thông tin xấu, độc, khi sử dụng mạng Internet, nhất là khi sử dụng mạng xã hội, quần chúng nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên cần chú ý nâng cao kiến thức xã hội trên tất cả các lĩnh vực, nhằm xây dựng cho mình nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều; không nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blog, video của những phần tử chống đối, phản động. Không tán phát, chia sẻ thông tin kích động biểu tình hay hình ảnh, video clip về cảnh tụ tập đông người, biểu tình gây rối. Không tin, nghe, làm theo hay ủng hộ lời xúi giục của kẻ xấu có những hành động vi phạm pháp luật (gây mất an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp...). Khi tiếp nhận các thông tin, nên thận trọng xem xét, đánh giá đúng, sai trước khi có những hành động bình luận hay chia sẻ, bởi biết đâu, chính những hành động tưởng như đơn giản đó chúng ta đã tiếp tay cho tội phạm thực hiện hành động phạm tội của mình. Chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng. Đồng thời tích cực tham gia vạch trần, cảnh báo đến người dùng mạng xã hội những biểu hiện xào xáo thông tin, lưu truyền thông tin xấu, độc, thông tin thất thiệt…
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị thực hiện một số giải pháp sau nhằm ngăn chặn, vô hiệu hóa những âm mưu và thủ đoạn phá hoại đó của các thế lực thù địch:
Một là, cấp ủy đảng các địa phương, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên nắm chắc âm mưu và thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; kịp thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phản bác; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, góp phần phòng, chống tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng.
Hai là, nâng cao cảnh giác không tin theo, không truy cập và tán phát những thông tin xấu độc đó; chủ động đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái không để các thế lực thù địch lợi dụng mạng internet chống phá ta; đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mở rộng việc cung cấp thông tin chính thức, kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ nhận thức, tạo sức đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân chống lại, vô hiệu hóa những thông tin và luận điệu sai trái, thù địch.
Ba là, các cơ quan thông tin đại chúng duy trì thường xuyên chuyên trang, chuyên mục đăng tải các tin, bài đấu tranh phản bác các thông tin và luận điệu sai trái, thù địch; siết chặt quy trình làm báo không để xảy ra sai sót về chính trị, nhất là những tin, bài liên quan những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, các sự kiện chính trị của đất nước, của các địa phương, đơn vị mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để thổi phồng, vu cáo chống phá ta; đồng thời thường xuyên đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, lấy “cái tốt” đẩy lùi “cái xấu”.
Bốn là, ban tuyên giáo các cấp, các ngành phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình; kịp thời phát hiện, đề xuất tham mưu với cấp ủy các giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng, tác hại của những thông tin xấu độc, luận điệu sai trái do các thế lực thù địch tung lên mạng internet nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Do đặc thù của Internet là tốc độ truyền tải thông tin nhanh nhạy, thông tin gần như tức thì, việc lập một địa chỉ mail, một Blog cá nhân, một địa chỉ Facebook, một nick zalo... chỉ mất vài phút và gần như không tốn bất kỳ chi phí gì, chưa kể thông tin đăng ký tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin... nên những quan điểm "chẳng biết đúng sai", "không rõ thật hay giả", "chẳng biết từ đâu"... trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, sâu và rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, gây mất phương hướng, sa sút niềm tin, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... đó thực sự là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta.
Vấn đề là ở chỗ, những âm mưu, thủ đoạn xảo trá, những điều vô nghĩa, phi lý được tung lên mạng toàn cầu lại có "khả năng" lung lạc không ít người truy cập. Không phải ai và lúc nào cũng đủ tỉnh táo và có thể phân biệt được thật - giả, đúng - sai, trong khối lượng thông tin khổng lồ và dày đặc được tung lên mạng toàn cầu.
Để nâng cao tinh thần cảnh giác với thông tin xấu, độc, khi sử dụng mạng Internet, nhất là khi sử dụng mạng xã hội, quần chúng nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên cần chú ý nâng cao kiến thức xã hội trên tất cả các lĩnh vực, nhằm xây dựng cho mình nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều; không nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blog, video của những phần tử chống đối, phản động. Không tán phát, chia sẻ thông tin kích động biểu tình hay hình ảnh, video clip về cảnh tụ tập đông người, biểu tình gây rối. Không tin, nghe, làm theo hay ủng hộ lời xúi giục của kẻ xấu có những hành động vi phạm pháp luật (gây mất an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp...). Khi tiếp nhận các thông tin, nên thận trọng xem xét, đánh giá đúng, sai trước khi có những hành động bình luận hay chia sẻ, bởi biết đâu, chính những hành động tưởng như đơn giản đó chúng ta đã tiếp tay cho tội phạm thực hiện hành động phạm tội của mình. Chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng. Đồng thời tích cực tham gia vạch trần, cảnh báo đến người dùng mạng xã hội những biểu hiện xào xáo thông tin, lưu truyền thông tin xấu, độc, thông tin thất thiệt…
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị thực hiện một số giải pháp sau nhằm ngăn chặn, vô hiệu hóa những âm mưu và thủ đoạn phá hoại đó của các thế lực thù địch:
Một là, cấp ủy đảng các địa phương, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên nắm chắc âm mưu và thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; kịp thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phản bác; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, góp phần phòng, chống tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng.
Hai là, nâng cao cảnh giác không tin theo, không truy cập và tán phát những thông tin xấu độc đó; chủ động đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái không để các thế lực thù địch lợi dụng mạng internet chống phá ta; đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mở rộng việc cung cấp thông tin chính thức, kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ nhận thức, tạo sức đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân chống lại, vô hiệu hóa những thông tin và luận điệu sai trái, thù địch.
Ba là, các cơ quan thông tin đại chúng duy trì thường xuyên chuyên trang, chuyên mục đăng tải các tin, bài đấu tranh phản bác các thông tin và luận điệu sai trái, thù địch; siết chặt quy trình làm báo không để xảy ra sai sót về chính trị, nhất là những tin, bài liên quan những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, các sự kiện chính trị của đất nước, của các địa phương, đơn vị mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để thổi phồng, vu cáo chống phá ta; đồng thời thường xuyên đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, lấy “cái tốt” đẩy lùi “cái xấu”.
Bốn là, ban tuyên giáo các cấp, các ngành phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình; kịp thời phát hiện, đề xuất tham mưu với cấp ủy các giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng, tác hại của những thông tin xấu độc, luận điệu sai trái do các thế lực thù địch tung lên mạng internet nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Hòa Bình