Xuyên tạc lịch sử- một thủ đoạn thâm độc!
- Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 10 2015 13:36
- Lượt xem: 4470
(TGAG)- Thời gian gần đây, những “nhà dân chủ” tự xưng cứ liên tục “nhai lại” cái gọi là “xét lại lịch sử”, lớn tiếng vu cáo Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đặt lợi ích Đảng lên trên lợi ích dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào con đường binh đao máu lửa hơn 30 năm”, “Đảng chỉ lấy dân làm vật thí nghiệm, vật hi sinh cho chủ nghĩa xã hội hư vô, đưa dân tộc Việt Nam vào con đường máu lửa”…
Chắc rằng không mấy ai tin những bịa đặt nhảm nhí kiểu đó! Nhưng sẽ là nguy hiểm vô cùng đối với một số ít người, đáng chú ý là lớp trẻ, bởi những lý do khác nhau thiếu hiểu biết về lịch sử đất nước! Bị tác động, lôi kéo, dao động,… dẫn tới mất lòng tin vào chế độ!
Một “nhà dân chủ” tự xưng đã viết : “Phan Châu Trinh mất sớm, con đường cứu nước đúng đắn Phan Châu Trinh vừa khởi xướng, đành bỏ dở! Sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thôi đành phó thác cho những người Cộng sản! Và dân tộc Việt Nam phải trải qua con đường đấu tranh bạo lực dằng dặc máu lửa”.
Luận điệu nói trên thật là tráo trở! Sự thật, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, không ngừng khắp cả nước. Từ Cần Vương, sau đó là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc vận động Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, đến các phong trào Đông Du, Tây Du, rồi cuộc khởi nghĩa Yên Bái… Tất cả đều sáng ngời tinh thần yêu nước, anh dũng, kiên cường, song đều lâm vào bế tắc và cuối cùng đều thất bại. Đó là sự bế tắc và thất bại về đường lối cứu nước. Một chứng nhân đầy uy tín- Cụ Phan Bội Châu đã tổng kết: “May thay! Đương giữa lúc khói đục, mây mù, thình lình mà có một luồng gió xuân thổi tới; đương giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình mà có một tia thái dương mọc ra, luồng gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy”. Chắc không phải bình luận gì thêm!
Còn nói chúng ta “hiếu chiến” thì đúng là “thiếu lương tri”. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Người khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Nhà sử học Pháp Philip Deville đã nhận định: “Trong khi máy bay, xe tăng và binh lính Pháp ùn ùn kéo đến Việt Nam để chuẩn bị xâm lược, thì chỉ có một dân tộc cam chịu để mình bị cắt cổ, chỉ có một dân tộc ươn hèn, thực sự phản bội dân tộc mình mới không chuẩn bị gì, không hành động gì để chống lại”. Tổng thống Pháp F. Mitterrand, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 02-1993 nói rằng: “Cụ Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại nhưng không tìm được, dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, cụ Hồ Chí Minh đã bị đẩy vào cuộc chiến tranh”.
Sau đó, theo Hiệp định Geneve, tháng 7-1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới đã gây ra “cuộc chiến tranh một phía”, rồi “chiến tranh phá hoại”, đe dọa đẩy miền Bắc trở về “thời kỳ đồ đá”… Một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa... Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng... Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!
Vấn đề có ý nghĩa chân lý là: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Cả loài người tiến bộ kể cả nhân dân Mỹ đã đứng về phía chúng ta!
Tổng thống Nixon đã cay đắng thừa nhận: “Sai lầm nghiêm trọng của chúng ta là không biết một trong những quy luật của chiến tranh. Đó là, đừng bao giờ bước vào cuộc chiến tranh, nếu không biết cách nào để ra khỏi cuộc chiến tranh đó”. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ – Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” đã viết: “Chúng tôi ở trong chính quyền Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về Việt Nam,… chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy”. Có thể dẫn chứng nhiều hơn thế nữa!
Sự thật là như vậy, sở dĩ có những phát biểu chống lại là bởi lòng hận thù mù quáng, hoặc do “trở cờ” phản bội lại Tổ quốc, quay lưng lại chống Nhân dân; dã tâm đen tối, âm mưu trục lợi, toan tính cá nhân…hết sức thâm độc! Vô cùng hiểm ác!
Chắc rằng không mấy ai tin những bịa đặt nhảm nhí kiểu đó! Nhưng sẽ là nguy hiểm vô cùng đối với một số ít người, đáng chú ý là lớp trẻ, bởi những lý do khác nhau thiếu hiểu biết về lịch sử đất nước! Bị tác động, lôi kéo, dao động,… dẫn tới mất lòng tin vào chế độ!
Một “nhà dân chủ” tự xưng đã viết : “Phan Châu Trinh mất sớm, con đường cứu nước đúng đắn Phan Châu Trinh vừa khởi xướng, đành bỏ dở! Sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thôi đành phó thác cho những người Cộng sản! Và dân tộc Việt Nam phải trải qua con đường đấu tranh bạo lực dằng dặc máu lửa”.
Luận điệu nói trên thật là tráo trở! Sự thật, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, không ngừng khắp cả nước. Từ Cần Vương, sau đó là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc vận động Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, đến các phong trào Đông Du, Tây Du, rồi cuộc khởi nghĩa Yên Bái… Tất cả đều sáng ngời tinh thần yêu nước, anh dũng, kiên cường, song đều lâm vào bế tắc và cuối cùng đều thất bại. Đó là sự bế tắc và thất bại về đường lối cứu nước. Một chứng nhân đầy uy tín- Cụ Phan Bội Châu đã tổng kết: “May thay! Đương giữa lúc khói đục, mây mù, thình lình mà có một luồng gió xuân thổi tới; đương giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình mà có một tia thái dương mọc ra, luồng gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy”. Chắc không phải bình luận gì thêm!
Còn nói chúng ta “hiếu chiến” thì đúng là “thiếu lương tri”. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Người khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Nhà sử học Pháp Philip Deville đã nhận định: “Trong khi máy bay, xe tăng và binh lính Pháp ùn ùn kéo đến Việt Nam để chuẩn bị xâm lược, thì chỉ có một dân tộc cam chịu để mình bị cắt cổ, chỉ có một dân tộc ươn hèn, thực sự phản bội dân tộc mình mới không chuẩn bị gì, không hành động gì để chống lại”. Tổng thống Pháp F. Mitterrand, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 02-1993 nói rằng: “Cụ Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại nhưng không tìm được, dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, cụ Hồ Chí Minh đã bị đẩy vào cuộc chiến tranh”.
Sau đó, theo Hiệp định Geneve, tháng 7-1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới đã gây ra “cuộc chiến tranh một phía”, rồi “chiến tranh phá hoại”, đe dọa đẩy miền Bắc trở về “thời kỳ đồ đá”… Một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa... Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng... Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!
Vấn đề có ý nghĩa chân lý là: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Cả loài người tiến bộ kể cả nhân dân Mỹ đã đứng về phía chúng ta!
Tổng thống Nixon đã cay đắng thừa nhận: “Sai lầm nghiêm trọng của chúng ta là không biết một trong những quy luật của chiến tranh. Đó là, đừng bao giờ bước vào cuộc chiến tranh, nếu không biết cách nào để ra khỏi cuộc chiến tranh đó”. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ – Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” đã viết: “Chúng tôi ở trong chính quyền Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về Việt Nam,… chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy”. Có thể dẫn chứng nhiều hơn thế nữa!
Sự thật là như vậy, sở dĩ có những phát biểu chống lại là bởi lòng hận thù mù quáng, hoặc do “trở cờ” phản bội lại Tổ quốc, quay lưng lại chống Nhân dân; dã tâm đen tối, âm mưu trục lợi, toan tính cá nhân…hết sức thâm độc! Vô cùng hiểm ác!
TRUNG THÀNH