Công tác kiểm tra
Tịnh Biên quyết tâm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực
- Được đăng: Thứ tư, 01 Tháng 3 2023 08:54
- Lượt xem: 1628
(TUAG)- Nhằm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng (PCTN). Trong năm 2023, huyện Tịnh Biên đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp tăng cường trách nhiệm, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng, triển khai đồng bộ, liên tục các giải pháp phòng ngừa, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.
Công tác triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng luôn được quan tâm thực hiện
Theo đó, năm 2023, huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các chủ trương, chỉ thị của Đảng, quy định của pháp luật, yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót bất cập về cơ chế, chính sách để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, pháp luật về PCTN.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, trọng tâm là Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. Bên cạnh đó, thường xuyên lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên các lĩnh vực (đặc biệt trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm...). Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm, nghiêm minh tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Nghiêm túc triển khai, học tập các nội dung về phòng, chống tham nhũng
Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về PCTN và pháp luật liên quan với phương châm "giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu"; đồng thời gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu tham nhũng.
Tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
Triển khai cụ thể, đồng bộ, có trọng tâm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đảm bảo về nội dung, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính, góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội./.
Nguyễn Hảo
Công tác triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng luôn được quan tâm thực hiện
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, trọng tâm là Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. Bên cạnh đó, thường xuyên lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên các lĩnh vực (đặc biệt trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm...). Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm, nghiêm minh tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Nghiêm túc triển khai, học tập các nội dung về phòng, chống tham nhũng
Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về PCTN và pháp luật liên quan với phương châm "giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu"; đồng thời gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu tham nhũng.
Tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
Triển khai cụ thể, đồng bộ, có trọng tâm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đảm bảo về nội dung, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính, góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội./.
Nguyễn Hảo