Công tác dân vận - mặt trận - đoàn thể
Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc!
- Được đăng: Thứ ba, 08 Tháng 8 2017 08:43
- Lượt xem: 2702
(TGAG)- Tư tưởng dân chủ, tinh thần dân chủ là một trong những tinh hoa văn hóa mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu trong quá trình tìm đường cứu nước. Nó là di sản văn hóa-chính trị đặc biệt quan trọng; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn mà chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp đổi mới. Đúng như Người nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”.
Khi học về tinh thần dân chủ của Bác, chúng ta thấy rõ sự thống nhất giữa tư tưởng với phương pháp và phong cách của Người. Lý luận gắn với thực tiễn, đề cao phương pháp thực hành dân chủ, phong cách dân chủ; kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống với hiện đại. Trong đó nổi bật nhất là vấn đề nêu gương về thực hành và phát huy dân chủ.
Hồ Chí Minh đề cao dân chủ gắn chặt với với tự do, công bằng và bình đẳng. Dân chủ luôn gắn chặt với dân tộc và độc lập dân tộc. Không có dân chủ nói chung mà nó phải gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể, truyền thống, tập quán chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì thế phải kiên quyết chống giáo điều, áp đặt. Đề cao dân chủ, nhưng Người cho rằng dân chủ không chỉ thuần túy là vấn đề chính trị mà còn là những giá trị làm người, giá trị thuộc về phẩm giá, nhân cách, tự trọng và tự chủ của con người.
Hồ Chí Minh coi dân chủ là phương pháp lãnh đạo và quản lý quan trọng hàng đầu cùng với sự gương mẫu của người lãnh đạo. Đây là một nét đặc sắc và vô cùng độc đáo. Người nói: "...thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Rất nhiều lần, Người nhấn mạnh: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, “Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo”. Người còn nói cụ thể: "Lề lối làm việc phải dân chủ, cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phải phê bình cấp trên"; "Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân". Người lên án hiện tượng một số cán bộ "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng" nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng".
Người gọi đó là quan liêu “... là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác”. Do Quan liêu “thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”. Quan liêu là do: “Xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân”. Quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”, là “bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”.
Thực hiện chỉ dạy của Người, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;”. “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân”.
Thực tế những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết.
Đạt được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước coi trọng việc đề ra và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, quy chế, quy định mới nhằm phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên là do: Hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để thực thi dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Không ít cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa là tấm gương về phát huy dân chủ trong xã hội.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta hướng tới xây dựng và hoàn thiện là nền dân chủ rộng rãi, mang tính toàn diện, được thực hiện thông qua hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trước hết là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, thu hút nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và bảo đảm quyền làm chủ của họ cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng, cách thức cơ bản để phát huy dân chủ và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vì Nhà nước đó sẽ bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong những năm tới, Đại hội còn xác định: Phải thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các quy định, quy chế khác.
Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, mỗi cán bộ, đảng viên cần ghi nhớ chỉ dạy của Bác: “…Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”./.
Khi học về tinh thần dân chủ của Bác, chúng ta thấy rõ sự thống nhất giữa tư tưởng với phương pháp và phong cách của Người. Lý luận gắn với thực tiễn, đề cao phương pháp thực hành dân chủ, phong cách dân chủ; kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống với hiện đại. Trong đó nổi bật nhất là vấn đề nêu gương về thực hành và phát huy dân chủ.
Hồ Chí Minh đề cao dân chủ gắn chặt với với tự do, công bằng và bình đẳng. Dân chủ luôn gắn chặt với dân tộc và độc lập dân tộc. Không có dân chủ nói chung mà nó phải gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể, truyền thống, tập quán chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì thế phải kiên quyết chống giáo điều, áp đặt. Đề cao dân chủ, nhưng Người cho rằng dân chủ không chỉ thuần túy là vấn đề chính trị mà còn là những giá trị làm người, giá trị thuộc về phẩm giá, nhân cách, tự trọng và tự chủ của con người.
Hồ Chí Minh coi dân chủ là phương pháp lãnh đạo và quản lý quan trọng hàng đầu cùng với sự gương mẫu của người lãnh đạo. Đây là một nét đặc sắc và vô cùng độc đáo. Người nói: "...thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Rất nhiều lần, Người nhấn mạnh: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, “Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo”. Người còn nói cụ thể: "Lề lối làm việc phải dân chủ, cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phải phê bình cấp trên"; "Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân". Người lên án hiện tượng một số cán bộ "Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng" nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng".
Người gọi đó là quan liêu “... là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác”. Do Quan liêu “thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”. Quan liêu là do: “Xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân”. Quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”, là “bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”.
Thực hiện chỉ dạy của Người, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;”. “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân”.
Thực tế những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết.
Đạt được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước coi trọng việc đề ra và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, quy chế, quy định mới nhằm phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên là do: Hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để thực thi dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Không ít cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa là tấm gương về phát huy dân chủ trong xã hội.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta hướng tới xây dựng và hoàn thiện là nền dân chủ rộng rãi, mang tính toàn diện, được thực hiện thông qua hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trước hết là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, thu hút nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và bảo đảm quyền làm chủ của họ cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng, cách thức cơ bản để phát huy dân chủ và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vì Nhà nước đó sẽ bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong những năm tới, Đại hội còn xác định: Phải thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các quy định, quy chế khác.
Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, mỗi cán bộ, đảng viên cần ghi nhớ chỉ dạy của Bác: “…Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”./.
TRUNG DŨNG