Công tác dân vận - mặt trận - đoàn thể
Đổi mới công tác tuyên truyền trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở An Giang
- Được đăng: Thứ năm, 30 Tháng 4 2015 18:04
- Lượt xem: 3782
(TGAG)- Trong những năm qua, việc đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền, vận động để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới luôn được hệ thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành chức năng quan tâm thực hiện và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên để nâng cao hiệu quả hoạt động. Được thể hiện trên một số lĩnh vực sau:
Đối với MTTQ thì việc tuyên truyền, vận động được tập trung hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, biên soạn đề cương tuyên truyền ngắn gọn hằng tháng cung cấp cho MTTQ và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư; trực tiếp tham dự các buổi tuyên truyền ở cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân; kịp thời hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Kết quả trong năm 2014 đã tuyên truyền được 4.345 cuộc với 180.031 lượt người tham dự.
Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh còn cung cấp “Sổ tay Ban Công tác Mặt trận” cho 888 khóm, ấp trong tỉnh; hằng quý phát hành 01 Bản tin cho 100% MTTQ các cấp và Ban Công tác Mặt trận trong tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền; trong năm 2014, đã có 978 tin và 108 bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đặc biệt, đầu năm 2014, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham mưu Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương sử dụng kinh phí Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của Ban Chỉ đạo các cấp để mua Báo Đại đoàn kết cho MTTQ các xã, phường, thị trấn và Ban Công tác Mặt trận khóm, ấp.
Thường xuyên giữ mối quan hệ, gắn kết với các tổ chức tôn giáo, dân tộc trong tỉnh, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, người có uy tín, duy trì các cuộc gặp gỡ, trao đổi, thăm viếng lẫn nhau giữa các tổ chức tôn giáo, dân tộc nhân những ngày lễ trọng do MTTQ tỉnh tổ chức; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo tôn chỉ, mục đích và đúng với pháp luật; phối hợp Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh quan tâm đổi mới đối tượng tuyên truyền trong các vị chức sắc, chức việc dân tộc, tôn giáo, người có uy tín... từ đó đã tạo được sự đồng tình, phấn khởi của các tôn giáo, dân tộc trong tỉnh.
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và nhân rộng các mô hình “Ấp tự quản về môi trường”; “Xây dựng hành lang giao thông thông thoáng mỗi nhà làm hàng rào cây xanh cột cờ thẳng tắp”; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác tuyên truyền và xây dựng mô hình tại 5 xã điểm của tỉnh; ký kết chương trình phối hợp với 5 tổ chức thành viên (Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Liên đoàn lao động, Cựu Chiến binh) mỗi tổ chức Mặt trận, đoàn thể chọn 1 hoặc 2 tiêu chí cụ thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tập trung tuyên truyền, vận động thực hiện tại các xã điểm của tỉnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền... Kết quả tổ chức được 97 cuộc có 5.047 lượt người tham dự.
Liên đoàn lao động đổi mới hình thức tuyên truyền với nhiều hoạt động bổ ích như sân chơi công nhân cuối tuần; đặc biệt là sân chơi tuyên truyền pháp luật lao động tại doanh nghiệp được đông đảo công nhân nhiệt tình ủng hộ, chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân tham gia, đã tổ chức được 33 cuộc, có 5.620 người dự. Trong đó có 26 cuộc tổ chức tại doanh nghiệp, có 4.520 công nhân tham dự.
Hội Nông dân tỉnh phát huy hiệu quả các loại hình tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở, biên soạn tài liệu bướm về nông thôn mới, Luật Đất đai sửa đổi và tuyên truyền chiều rộng qua chuyên mục “Nông dân thời hội nhập” phát trên sóng Truyền hình An Giang vào tối thứ hai hằng tuần; chuyên mục “Nông dân” trên Báo An Giang định kỳ mỗi tháng 2 lần; trang tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh trong năm 2014 có trên một triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân truy cập; xây dựng các Câu lạc bộ nông dân với pháp luật...
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các ngành chức năng thực hiện nhiều mô hình, hoạt động mới thiết thực, hiệu quả để thu hút, giáo dục cho thế hệ trẻ như: tổ chức hội thi “Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường”; lễ ra quân chương trình “Vì cuộc sống tươi đẹp”; tổ chức 03 đợt chiếu phim tuyên truyền “Sống cùng lịch sử”...
Hội Liên hiệp Phụ nữ có nhiều cải tiến trong công tác tuyên truyền như: tuyên truyền theo hình thức sân khấu hóa, qua tổ chức hội thi hát ru, hát dân ca, tiểu phẩm tuyên truyền phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để giáo dục phẩm chất, đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” cho các chị; hội thi tìm hiểu kiến thức, tiểu phẩm, rung chuông vàng, tuyên truyền viên giỏi, nói chuyện chuyên đề về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam có trên 1.400 người dự; tuyên truyền vận động các chị thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” để chủ động góp phần xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh”, kết quả có 100% hộ gia đình hội viên phụ nữ nắm vững 8 tiêu chí, 202.726/269.414 hộ hội viên phụ nữ đạt 8 tiêu chí, đạt 75,25%...
Hội Cựu chiến binh tập trung xây dựng và củng cố tổ nắm tin từ dư luận xã hội để có cơ sở làm tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp đề ra những chủ trương đối sách phù hợp; thông qua các cuộc trao đổi, nói chuyện chuyên đề giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất của các thế hệ đi trước; thông tin tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch để nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước những thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong thời gian tới, để phát huy kết quả đạt được, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền; MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở vì họ là những người gần dân nhất và có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân; đổi mới và nâng cao hình thức và chất lượng các hoạt động tuyên truyền, đi sâu nghiên cứu từng nhóm đối tượng, thông qua nhiều kênh tuyên truyền để nắm dư luận xã hội, những vấn đề người dân đang quan tâm tham mưu cho cấp ủy Đảng có chủ trương, giải pháp vận động phù hợp. Đồng thời, qua đó tham mưu cho cấp ủy Đảng về công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, điều kiện làm việc của cán bộ cơ sở phù hợp./.
Đối với MTTQ thì việc tuyên truyền, vận động được tập trung hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, biên soạn đề cương tuyên truyền ngắn gọn hằng tháng cung cấp cho MTTQ và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư; trực tiếp tham dự các buổi tuyên truyền ở cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân; kịp thời hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Kết quả trong năm 2014 đã tuyên truyền được 4.345 cuộc với 180.031 lượt người tham dự.
Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh còn cung cấp “Sổ tay Ban Công tác Mặt trận” cho 888 khóm, ấp trong tỉnh; hằng quý phát hành 01 Bản tin cho 100% MTTQ các cấp và Ban Công tác Mặt trận trong tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền; trong năm 2014, đã có 978 tin và 108 bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đặc biệt, đầu năm 2014, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham mưu Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương sử dụng kinh phí Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của Ban Chỉ đạo các cấp để mua Báo Đại đoàn kết cho MTTQ các xã, phường, thị trấn và Ban Công tác Mặt trận khóm, ấp.
Thường xuyên giữ mối quan hệ, gắn kết với các tổ chức tôn giáo, dân tộc trong tỉnh, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, người có uy tín, duy trì các cuộc gặp gỡ, trao đổi, thăm viếng lẫn nhau giữa các tổ chức tôn giáo, dân tộc nhân những ngày lễ trọng do MTTQ tỉnh tổ chức; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo tôn chỉ, mục đích và đúng với pháp luật; phối hợp Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh quan tâm đổi mới đối tượng tuyên truyền trong các vị chức sắc, chức việc dân tộc, tôn giáo, người có uy tín... từ đó đã tạo được sự đồng tình, phấn khởi của các tôn giáo, dân tộc trong tỉnh.
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và nhân rộng các mô hình “Ấp tự quản về môi trường”; “Xây dựng hành lang giao thông thông thoáng mỗi nhà làm hàng rào cây xanh cột cờ thẳng tắp”; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác tuyên truyền và xây dựng mô hình tại 5 xã điểm của tỉnh; ký kết chương trình phối hợp với 5 tổ chức thành viên (Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Liên đoàn lao động, Cựu Chiến binh) mỗi tổ chức Mặt trận, đoàn thể chọn 1 hoặc 2 tiêu chí cụ thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tập trung tuyên truyền, vận động thực hiện tại các xã điểm của tỉnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền... Kết quả tổ chức được 97 cuộc có 5.047 lượt người tham dự.
Liên đoàn lao động đổi mới hình thức tuyên truyền với nhiều hoạt động bổ ích như sân chơi công nhân cuối tuần; đặc biệt là sân chơi tuyên truyền pháp luật lao động tại doanh nghiệp được đông đảo công nhân nhiệt tình ủng hộ, chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân tham gia, đã tổ chức được 33 cuộc, có 5.620 người dự. Trong đó có 26 cuộc tổ chức tại doanh nghiệp, có 4.520 công nhân tham dự.
Hội Nông dân tỉnh phát huy hiệu quả các loại hình tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở, biên soạn tài liệu bướm về nông thôn mới, Luật Đất đai sửa đổi và tuyên truyền chiều rộng qua chuyên mục “Nông dân thời hội nhập” phát trên sóng Truyền hình An Giang vào tối thứ hai hằng tuần; chuyên mục “Nông dân” trên Báo An Giang định kỳ mỗi tháng 2 lần; trang tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh trong năm 2014 có trên một triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân truy cập; xây dựng các Câu lạc bộ nông dân với pháp luật...
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các ngành chức năng thực hiện nhiều mô hình, hoạt động mới thiết thực, hiệu quả để thu hút, giáo dục cho thế hệ trẻ như: tổ chức hội thi “Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường”; lễ ra quân chương trình “Vì cuộc sống tươi đẹp”; tổ chức 03 đợt chiếu phim tuyên truyền “Sống cùng lịch sử”...
Hội Liên hiệp Phụ nữ có nhiều cải tiến trong công tác tuyên truyền như: tuyên truyền theo hình thức sân khấu hóa, qua tổ chức hội thi hát ru, hát dân ca, tiểu phẩm tuyên truyền phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để giáo dục phẩm chất, đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” cho các chị; hội thi tìm hiểu kiến thức, tiểu phẩm, rung chuông vàng, tuyên truyền viên giỏi, nói chuyện chuyên đề về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam có trên 1.400 người dự; tuyên truyền vận động các chị thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” để chủ động góp phần xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh”, kết quả có 100% hộ gia đình hội viên phụ nữ nắm vững 8 tiêu chí, 202.726/269.414 hộ hội viên phụ nữ đạt 8 tiêu chí, đạt 75,25%...
Hội Cựu chiến binh tập trung xây dựng và củng cố tổ nắm tin từ dư luận xã hội để có cơ sở làm tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp đề ra những chủ trương đối sách phù hợp; thông qua các cuộc trao đổi, nói chuyện chuyên đề giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất của các thế hệ đi trước; thông tin tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch để nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước những thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong thời gian tới, để phát huy kết quả đạt được, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền; MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở vì họ là những người gần dân nhất và có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân; đổi mới và nâng cao hình thức và chất lượng các hoạt động tuyên truyền, đi sâu nghiên cứu từng nhóm đối tượng, thông qua nhiều kênh tuyên truyền để nắm dư luận xã hội, những vấn đề người dân đang quan tâm tham mưu cho cấp ủy Đảng có chủ trương, giải pháp vận động phù hợp. Đồng thời, qua đó tham mưu cho cấp ủy Đảng về công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, điều kiện làm việc của cán bộ cơ sở phù hợp./.
Thanh Khiết