Xây dựng Đảng
Xây dựng văn hóa trong Đảng
- Được đăng: Thứ năm, 23 Tháng 3 2017 07:22
- Lượt xem: 2535
(TGAG)- Vấn đề quan trọng và tập trung nhất của xây dựng văn hóa Đảng về tổ chức là thực hiện tốt dân chủ nội bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ; chế độ tự phê bình và phê bình; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đòi hỏi Đảng phải kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy dân chủ nội bộ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; phải coi đó là điều kiện trước hết để bảo đảm cho Đảng thực sự là người đại diện tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân, của dân tộc.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người. Đảng ta nhấn mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân với mục đích đúng đắn; khắc phục trình trạng buông lỏng sự lãnh đạo, hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Đồng thời, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ phức tạp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người là vấn đề nguyên tắc, nhưng điều quan trọng là Đảng phải có phương thức lãnh đạo phù hợp, hiệu quả. Kế thừa quan điểm của các đại hội trước, mà trực tiếp là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.
Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, do đó, văn hóa trong Đảng đòi hỏi toàn Đảng cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong lao động, học tập, công tác, có tinh thần xả thân phục vụ nhân dân, có lối sống giản dị, khiêm tốn, gắn bó máu thịt với nhân dân; là tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, hợp tác, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là tấm gương tiêu biểu về văn hóa: văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong mọi hoạt động; văn hóa trong đạo đức, lối sống; ra sức rèn luyện mình theo các chuẩn mực văn hóa đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Văn hóa trong Đảng là văn hóa của đội tiên phong; kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng phải có trí tuệ của một lãnh tụ chính trị, nắm vững và vận dụng sáng tạo các quy luật vận động của xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại để đề ra đường lối xây dựng, phát triển đất nước đúng đắn, sáng tạo.
Xây dựng văn hóa Đảng về tư tưởng lý luận, chính trị là xây dựng trí tuệ của đội tiên phong, bảo đảm cho Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Xây dựng văn hóa Đảng về tư tưởng, lý luận chính trị được biểu hiện tập trung ở việc nghiên cứu vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra đường lối xây dựng, phát triển đất nước.
Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong tình hình mới. Các cấp ủy đảng cần quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa ở các địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Các tổ chức đảng các cấp cần có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình...
Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người, trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất con người theo quan điểm của Đại hội XII. Để xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đối với xây dựng văn hóa Đảng, tiến hành cuộc vận động xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng. Thường xuyên coi trọng giáo dục, hướng dẫn, cổ vũ, động viên mọi cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện vươn tới các giá trị chân - thiện - mỹ của văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa đạo đức, lối sống. Đảng phải chăm lo lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật, xem đó là công cụ hữu hiệu để lãnh đạo xã hội. Điều quan trọng là các tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải hiểu và phải biết tôn trọng pháp luật, phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Văn hóa Đảng yêu cầu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc các chuẩn mực ấy, áp dụng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ và trở thành lối sống văn hóa của mình. Để tăng cường xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng, trước hết phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc vai trò, nội dung văn hóa trong Đảng; phải cụ thể hóa các giá trị văn hóa Đảng thành tiêu chuẩn cụ thể đối với mọi tổ chức đảng, phù hợp với từng đối tượng. Trên cơ sở những chuẩn mực ấy mà đánh giá, giáo dục, quản lý, rèn luyện, sàng lọc đảng viên. Mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần văn hóa Đảng; phải ham học hỏi, học tập suốt đời, học lý luận, học nhân dân, học trong thực tiễn để không ngừng nâng cao năng lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ; thực sự gương mẫu trong hành động, nói đi đôi với làm, đảng viên đi trước làng nước theo sau. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) nhấn mạnh: “Văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao vai trò gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất theo quan điểm Đại hội XII, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa con người.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người. Đảng ta nhấn mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân với mục đích đúng đắn; khắc phục trình trạng buông lỏng sự lãnh đạo, hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Đồng thời, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ phức tạp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người là vấn đề nguyên tắc, nhưng điều quan trọng là Đảng phải có phương thức lãnh đạo phù hợp, hiệu quả. Kế thừa quan điểm của các đại hội trước, mà trực tiếp là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về "xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.
Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, do đó, văn hóa trong Đảng đòi hỏi toàn Đảng cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong lao động, học tập, công tác, có tinh thần xả thân phục vụ nhân dân, có lối sống giản dị, khiêm tốn, gắn bó máu thịt với nhân dân; là tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, hợp tác, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là tấm gương tiêu biểu về văn hóa: văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong mọi hoạt động; văn hóa trong đạo đức, lối sống; ra sức rèn luyện mình theo các chuẩn mực văn hóa đạo đức: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Văn hóa trong Đảng là văn hóa của đội tiên phong; kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng phải có trí tuệ của một lãnh tụ chính trị, nắm vững và vận dụng sáng tạo các quy luật vận động của xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại để đề ra đường lối xây dựng, phát triển đất nước đúng đắn, sáng tạo.
Xây dựng văn hóa Đảng về tư tưởng lý luận, chính trị là xây dựng trí tuệ của đội tiên phong, bảo đảm cho Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Xây dựng văn hóa Đảng về tư tưởng, lý luận chính trị được biểu hiện tập trung ở việc nghiên cứu vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra đường lối xây dựng, phát triển đất nước.
Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong tình hình mới. Các cấp ủy đảng cần quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa ở các địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Các tổ chức đảng các cấp cần có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình...
Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người, trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất con người theo quan điểm của Đại hội XII. Để xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đối với xây dựng văn hóa Đảng, tiến hành cuộc vận động xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng. Thường xuyên coi trọng giáo dục, hướng dẫn, cổ vũ, động viên mọi cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện vươn tới các giá trị chân - thiện - mỹ của văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa đạo đức, lối sống. Đảng phải chăm lo lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật, xem đó là công cụ hữu hiệu để lãnh đạo xã hội. Điều quan trọng là các tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải hiểu và phải biết tôn trọng pháp luật, phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Văn hóa Đảng yêu cầu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc các chuẩn mực ấy, áp dụng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ và trở thành lối sống văn hóa của mình. Để tăng cường xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng, trước hết phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc vai trò, nội dung văn hóa trong Đảng; phải cụ thể hóa các giá trị văn hóa Đảng thành tiêu chuẩn cụ thể đối với mọi tổ chức đảng, phù hợp với từng đối tượng. Trên cơ sở những chuẩn mực ấy mà đánh giá, giáo dục, quản lý, rèn luyện, sàng lọc đảng viên. Mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần văn hóa Đảng; phải ham học hỏi, học tập suốt đời, học lý luận, học nhân dân, học trong thực tiễn để không ngừng nâng cao năng lực thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ; thực sự gương mẫu trong hành động, nói đi đôi với làm, đảng viên đi trước làng nước theo sau. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) nhấn mạnh: “Văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao vai trò gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất theo quan điểm Đại hội XII, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa con người.
Quốc Hùng