Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Phóng sự: “Chắc ăn như bắp”
- Được đăng: Thứ ba, 10 Tháng 1 2017 05:09
- Lượt xem: 10533
(TGAG)- Người Việt Nam ta có câu “Chắc như bắp” thường được áp dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống khi ai đó muốn khẳng định chắc chắn sự vật hiện tượng trong tương lai sẽ đạt được thành quả. Dựa theo ý nghĩa của câu nói đó mà vài năm gần đây, nhiều người dân đã bổ sung thêm trái bắp tươi trong mâm trái cây trưng bày trong mấy ngày tết hoặc trưng một cặp chậu bắp trước nhà với mong muốn mọi sự tốt đẹp, thuận lợi và tươi mới sẽ đến với gia đình mình trong năm mới.
Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều người nông dân đem bắp tươi ra chợ tết bán. Những cây bắp được người dân sáng kiến cho vào những chậu cảnh rồi đưa ra thì trường hoa, cây cảnh ngày Tết. Kiểng bắp có ý nghĩa: “Chắc ăn như bắp" lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân hiện nay ưa chuộng. Bắp là một loại cây được trồng phổ biến ở khắp nơi. Trái bắp đẹp, hạt bao giờ cũng dày đặc và đều đặn. Đây là loại cây phục vụ cho thị trường Tết nên phải chăm sóc thật kỹ so với việc trồng bắp lấy trái bình thường để trái ra đúng vào thời điểm. Cho nên hạt bắp được gieo trong khay sau đó mới cho vào chậu. Thời gian xuống hạt bắt đầu vào tháng 10 (âm lịch). Sau 3 tháng, những cây bắp trong chậu sẽ trổ bông, quả. Đến mùng 1 Tết, quả bắp bắt đầu nở tơ đỏ, vàng... gợi sự khởi sắc đầu xuân nên nhiều người yêu thích. Đầu năm trưng kiểng bắp, mọi người hy vọng bước sang năm mới gia đình sẽ no đủ, tràn đầy, làm việc gì cũng thành công mỹ mãn và “Chắc ăn như bắp”.
Anh Phạm Hồng Thật, ở xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, người trồng kiểng bắp năm nay cho chúng tôi biết: “Bởi vì, trái bắp có râu vàng, đầu năm cuối năm thì tiếng vàng là may mắn, cho nên người dân cần kiếm mua bắp có râu vàng hay trái bắp có hạt vàng. Hoặc trái bắp xanh tươi tốt, họ cũng cần những điều tươi tốt, mọi việc tốt lành từ đầu năm đến cuối năm,…”.
Việc trồng bắp làm kiểng trưng tết, nhà vườn nhẹ đầu tư công chăm sóc. Đồng thời, đây cũng dịp để những người nông dân trồng bắp có nguồn thu kha khá vào những ngày cận Tết. Anh Thật cho biết, đây là năm đầu tiên anh trồng thử nghiệm khoảng 200 chậu kiểng bắp, chi phí đầu tư khoảng 1 triệu đồng. Hiện tại những chậu kiểng do anh trồng người dân đã đến tận nơi đặt hàng hết, với giá bán một chậu kiểng bắp trên 20 ngàn đồng. Một người dân cho biết, vào thời buổi khó khăn mà bỏ ra số tiền bạc triệu để mua kiểng “khủng” về trưng thì quá phí.
Đây là một loại cây trưng Tết mới lạ, độc đáo mà giá cả lại bình dân, vừa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp vừa hợp túi tiền của người dân. Anh Phạm Hồng Thật, chia sẻ: “Theo tục lệ ông bà, trưng tết là làm bất cứ việc gì cũng muốn chắc ăn như bắp, tôi thấy ông bà nói vậy nên tôi trồng 200 chậu kiểng bắp để bán trong dịp tết năm nay và bán rất là chạy, hàng họ đặt không đủ để tôi cung cấp. Chắc có lẽ sang năm tôi sẽ trồng nhiều hơn nữa, khoảng 500- 700 chậu hoặc 1 ngàn chậu.”
Không chỉ chọn bắp tươi trưng trong ngày tết, nhiều người cúng khai trương làm ăn cũng có trái bắp, bởi vì từ xưa ông bà mình hay nói làm “chắc ăn như bắp”, ý chỉ làm đâu trúng đó, công việc gì làm ăn cũng sẽ thuận lợi và "chắc như bắp".
Trong thị trường hoa kiểng ngày Tết với nhiều loại hoa kiểng khác nhau, như: mai vàng tượng trưng cho điều may mắn, ngũ phúc; sung có ý nghĩa dồi dào, sung túc; các loại trái cây xoài, đu đủ thì cầu cho đủ xài và phát tài có nghĩa là giàu sang,... thì có thêm kiểng bắp khiến cho chợ hoa xuân ngày càng thêm sức sống, đặc biệt với ý nghĩa của nó sẽ đem đến niềm tin và hy vọng cho gia đình trong dịp đầu năm mới./.
Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều người nông dân đem bắp tươi ra chợ tết bán. Những cây bắp được người dân sáng kiến cho vào những chậu cảnh rồi đưa ra thì trường hoa, cây cảnh ngày Tết. Kiểng bắp có ý nghĩa: “Chắc ăn như bắp" lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân hiện nay ưa chuộng. Bắp là một loại cây được trồng phổ biến ở khắp nơi. Trái bắp đẹp, hạt bao giờ cũng dày đặc và đều đặn. Đây là loại cây phục vụ cho thị trường Tết nên phải chăm sóc thật kỹ so với việc trồng bắp lấy trái bình thường để trái ra đúng vào thời điểm. Cho nên hạt bắp được gieo trong khay sau đó mới cho vào chậu. Thời gian xuống hạt bắt đầu vào tháng 10 (âm lịch). Sau 3 tháng, những cây bắp trong chậu sẽ trổ bông, quả. Đến mùng 1 Tết, quả bắp bắt đầu nở tơ đỏ, vàng... gợi sự khởi sắc đầu xuân nên nhiều người yêu thích. Đầu năm trưng kiểng bắp, mọi người hy vọng bước sang năm mới gia đình sẽ no đủ, tràn đầy, làm việc gì cũng thành công mỹ mãn và “Chắc ăn như bắp”.
Anh Phạm Hồng Thật, ở xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, người trồng kiểng bắp năm nay cho chúng tôi biết: “Bởi vì, trái bắp có râu vàng, đầu năm cuối năm thì tiếng vàng là may mắn, cho nên người dân cần kiếm mua bắp có râu vàng hay trái bắp có hạt vàng. Hoặc trái bắp xanh tươi tốt, họ cũng cần những điều tươi tốt, mọi việc tốt lành từ đầu năm đến cuối năm,…”.
Việc trồng bắp làm kiểng trưng tết, nhà vườn nhẹ đầu tư công chăm sóc. Đồng thời, đây cũng dịp để những người nông dân trồng bắp có nguồn thu kha khá vào những ngày cận Tết. Anh Thật cho biết, đây là năm đầu tiên anh trồng thử nghiệm khoảng 200 chậu kiểng bắp, chi phí đầu tư khoảng 1 triệu đồng. Hiện tại những chậu kiểng do anh trồng người dân đã đến tận nơi đặt hàng hết, với giá bán một chậu kiểng bắp trên 20 ngàn đồng. Một người dân cho biết, vào thời buổi khó khăn mà bỏ ra số tiền bạc triệu để mua kiểng “khủng” về trưng thì quá phí.
Đây là một loại cây trưng Tết mới lạ, độc đáo mà giá cả lại bình dân, vừa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp vừa hợp túi tiền của người dân. Anh Phạm Hồng Thật, chia sẻ: “Theo tục lệ ông bà, trưng tết là làm bất cứ việc gì cũng muốn chắc ăn như bắp, tôi thấy ông bà nói vậy nên tôi trồng 200 chậu kiểng bắp để bán trong dịp tết năm nay và bán rất là chạy, hàng họ đặt không đủ để tôi cung cấp. Chắc có lẽ sang năm tôi sẽ trồng nhiều hơn nữa, khoảng 500- 700 chậu hoặc 1 ngàn chậu.”
Không chỉ chọn bắp tươi trưng trong ngày tết, nhiều người cúng khai trương làm ăn cũng có trái bắp, bởi vì từ xưa ông bà mình hay nói làm “chắc ăn như bắp”, ý chỉ làm đâu trúng đó, công việc gì làm ăn cũng sẽ thuận lợi và "chắc như bắp".
Trong thị trường hoa kiểng ngày Tết với nhiều loại hoa kiểng khác nhau, như: mai vàng tượng trưng cho điều may mắn, ngũ phúc; sung có ý nghĩa dồi dào, sung túc; các loại trái cây xoài, đu đủ thì cầu cho đủ xài và phát tài có nghĩa là giàu sang,... thì có thêm kiểng bắp khiến cho chợ hoa xuân ngày càng thêm sức sống, đặc biệt với ý nghĩa của nó sẽ đem đến niềm tin và hy vọng cho gia đình trong dịp đầu năm mới./.
Hải Đăng