Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Đại học An Giang: Chương trình thi kết thúc học phần “Kỹ thuật đạo diễn 4”
- Được đăng: Thứ ba, 27 Tháng 9 2016 08:26
- Lượt xem: 3290
(TGAG)- Tối ngày 23, 24 và 25/9 vừa qua, tại Hội trường 180 khu Ký túc xá Trường Đại học An Giang, Lớp đạo diễn sân khấu khóa 19 (hệ cao đẳng) do trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP. HCM liên kết đào tạo với trường Đại học An Giang đã tổ chức Chương trình thi kết thúc học phần “Kỹ thuật đạo diễn 4” học kỳ VI.

Đạo diễn Trần Đăng Nhân – Giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP. HCM phát biểu
Phát biểu tại chương trình, đạo diễn Trần Đăng Nhân - Giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP. HCM cho biết: năm học qua, học viên khóa 19 đã duy trì số lượng ở mức cao so với các Khóa khác (18/21 học viên trúng tuyển). Học kỳ VI vừa qua, các học viên đã được lĩnh hội các kiến thức chuyên môn trong học phần Kỹ thuật đạo diễn 4 và đã có những bước tiến đáng kể. Theo ông đó là sự cố gắng nỗ lực của cả thầy và trò. Chương trình thi kết thúc học phần “Kỹ thuật đạo diễn 4” làm tiền đề cho những bài thi tốt nghiệp sau này, tất cả các khâu như như kịch bản, diễn viên và các kỹ thuật hỗ trợ… đều do học viên tự chuẩn bị và tập dợt, giáo viên hướng dẫn chỉ giữ vai trò định hướng. Có như vậy sau này về nơi công tác, các học viên mới có đủ sức bền và tự tin để tiếp tục phát triển hơn nữa những kỹ thuật đạo diễn sân khấu.
Nội dung của các kịch bản đề cập đến những vấn đề xã hội quan tâm như: phòng chống tệ nạn xã hội, tình yêu, hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng… Tại các đêm diễn, học viên đã dự thi kết thúc học phần “Kỹ thuật đạo diễn 4” với 19 trích đoạn kịch dài. Các kịch bản được dàn dựng công phu, với nội dung sâu sắc, giàu kịch tính, phản ánh chân thực đời sống xã hội. Đó là bối cảnh sự cách biệt giữa hai thế giới hiện thực và hư ảo, giữa người đang sống và kẻ ra đi còn vương vấn tình cảm của thế gian (Ngôi nhà thiếu đàn bà); đó là tình cảnh éo le của người ở lại vừa thương vừa hận người thân yêu đã tham sang phụ khó (Cây lẻ bạn). Đó là những tác phẩm đề cập đến đạo nghĩa vợ chồng (Sông dài), sự thức tỉnh của phận làm con (Tình mẫu tử) và những vấn đề nan giải của đời sống xã hội, môi trường sống như: Đất lở, Nửa đời hương phấn… Bên cạnh đó, một vài vở kịch xây dựng hình ảnh nhân vật quan tham háo sắc, sợ vợ như Ngao- sò - ốc – hến đã tạo được tiếng cười hả hê cho người xem. Có thể nói, các đạo diễn tương lai không những thể hiện sự tinh tế khi xây dựng kịch bản mà còn trở thành những diễn viên sân khấu nhập tâm với từng vai diễn, để lại trong lòng khán giả nhiều cảm xúc và suy ngẫm.
Tin, ảnh: Huỳnh Cam
Đạo diễn Trần Đăng Nhân – Giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP. HCM phát biểu
Phát biểu tại chương trình, đạo diễn Trần Đăng Nhân - Giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP. HCM cho biết: năm học qua, học viên khóa 19 đã duy trì số lượng ở mức cao so với các Khóa khác (18/21 học viên trúng tuyển). Học kỳ VI vừa qua, các học viên đã được lĩnh hội các kiến thức chuyên môn trong học phần Kỹ thuật đạo diễn 4 và đã có những bước tiến đáng kể. Theo ông đó là sự cố gắng nỗ lực của cả thầy và trò. Chương trình thi kết thúc học phần “Kỹ thuật đạo diễn 4” làm tiền đề cho những bài thi tốt nghiệp sau này, tất cả các khâu như như kịch bản, diễn viên và các kỹ thuật hỗ trợ… đều do học viên tự chuẩn bị và tập dợt, giáo viên hướng dẫn chỉ giữ vai trò định hướng. Có như vậy sau này về nơi công tác, các học viên mới có đủ sức bền và tự tin để tiếp tục phát triển hơn nữa những kỹ thuật đạo diễn sân khấu.
Nội dung của các kịch bản đề cập đến những vấn đề xã hội quan tâm như: phòng chống tệ nạn xã hội, tình yêu, hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng… Tại các đêm diễn, học viên đã dự thi kết thúc học phần “Kỹ thuật đạo diễn 4” với 19 trích đoạn kịch dài. Các kịch bản được dàn dựng công phu, với nội dung sâu sắc, giàu kịch tính, phản ánh chân thực đời sống xã hội. Đó là bối cảnh sự cách biệt giữa hai thế giới hiện thực và hư ảo, giữa người đang sống và kẻ ra đi còn vương vấn tình cảm của thế gian (Ngôi nhà thiếu đàn bà); đó là tình cảnh éo le của người ở lại vừa thương vừa hận người thân yêu đã tham sang phụ khó (Cây lẻ bạn). Đó là những tác phẩm đề cập đến đạo nghĩa vợ chồng (Sông dài), sự thức tỉnh của phận làm con (Tình mẫu tử) và những vấn đề nan giải của đời sống xã hội, môi trường sống như: Đất lở, Nửa đời hương phấn… Bên cạnh đó, một vài vở kịch xây dựng hình ảnh nhân vật quan tham háo sắc, sợ vợ như Ngao- sò - ốc – hến đã tạo được tiếng cười hả hê cho người xem. Có thể nói, các đạo diễn tương lai không những thể hiện sự tinh tế khi xây dựng kịch bản mà còn trở thành những diễn viên sân khấu nhập tâm với từng vai diễn, để lại trong lòng khán giả nhiều cảm xúc và suy ngẫm.
Tin, ảnh: Huỳnh Cam