Cù lao Giêng mời gọi du khách
- Được đăng: Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 08:56
- Lượt xem: 3341
(TGAG)- Người hướng dẫn đoàn tham quan của chúng tôi khẳng định “… đến An Giang thì phải ghé thăm cù lao Giêng, nếu không du khách sẽ rất tiếc nuối vì những cảnh đẹp rất lạ thường đi cùng với nhiều câu chuyện tâm linh được truyền miệng hàng trăm năm qua…”.
Nghe vậy, sự phấn chấn của cả đoàn tăng lên gấp bội. Qua phà An Hòa (TP Long Xuyên) hướng về thị trấn Mỹ Luông, chúng tôi bắt gặp khá nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng bằng gỗ, cơ sở chế biến cưa xẻ gỗ…
Cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ dài hàng trăm mét, to, rộng, khang trang đón chúng tôi đặt chân lên dãi đất cù lao Giêng. Người dẫn đường kể lại: Cù lao Giêng là bãi đất nằm giữa sông Tiền, thuộc 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, An Giang). Về cái tên Cù Lao Giêng có nhiều giả thiết khác nhau như: Diên, Riêng, Den, Ven... riêng người Khmer gọi là Koh-Teng. Chữ “Giêng” do chữ Doanh đọc trại mà ra. Các thư tịch cổ gọi đây là Doanh Châu, theo điển tích, Doanh Châu là một trong ba thắng cảnh thần tiên gồm: Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu là nơi đây có nhiều tiên nữ ở. Đến đầu thế kỷ 19, tên cù lao Giêng chính thức được gọi cho vùng đất nầy.
Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự có mặt liên kề của 3 cơ sở thờ tự thuộc Thiên Chúa giáo với diện tích rộng hàng chục ngàn mét vuông gồm: Nhà thờ Cù Lao Giêng; tu viện Phanxico; tu viện Chúa Quan Phòng.
Bà Thân Thị Thanh, cư dân tại đây gần 90 năm kể lại “… lúc tui lớn lên đã thấy các tu viện, nhà thờ nầy rồi. Người dân ở đây rất “ngoan” đạo, đi lễ thường xuyên, sống tốt đời, đẹp đạo, một lòng kính chúa, yêu nước…”.
Chúng tôi tiếp tục tìm đến chùa Thành Hoa (còn gọi là chùa Đạo nằm) để nghe nhiều người dân kể lại câu chuyện kỳ lạ về người hòa thượng trụ trì suốt 9 năm chỉ nằm để hành đạo, di chuyển. Ngôi chùa khá đẹp, thanh tịnh, nhiều màu sắc lộng lẫy nên thu hút nhiều người đến tham quan, vãng cảnh.
Rời chùa, đoàn chúng tôi có mặt tại đình thần Tấn Mỹ, một khu di tích đã được công nhận di tích cấp tỉnh đã từng nuôi chứa cán bộ, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vũ trang góp phần giải phóng quê hương Chợ Mới. Đình vừa được cải tạo xây dựng mới năm 2013 rất hoành tráng với nhiều hạng mục, đặc biệt ngôi đình còn giữ được nhiều hiện vật “cổ” rất quý hiếm.
Đi Mỹ Hiệp nghe? Người hướng dẫn đề nghị với vẻ hào hứng. Có gì lạ? Chúng tôi thắc mắc và nhận được nụ cười lém lĩnh. Thật bất ngờ khi bắt gặp hàng trăm cơ sở đóng xuồng, ghe đang lao động rất nhộn nhịp khẩn trương đầy ắp tiếng cười. Hai bên đường xanh mịt bóng tre xanh xen lẫn bóng dừa.
Ông Lê Văn Tặng, người đã có trên 50 năm làm nghề vui vẻ nói “Nhà tui đã có tới 4 đời làm xuồng, ghe; xã nầy “sung” lên nhờ cái nghề nầy đây. Làm không “xuể” với đơn đặt hàng khắp nơi, nhiều nhất là miệt Bảy Núi, An Giang, Cà Mau, Rạch Giá, dù “lu bu” cỡ nào nhưng mình làm phải có cái tâm, phải đạt chất lượng cao mới giữ được nghề lâu dài…”.
Hiện nay đã có khá nhiều công ty du lịch đang thực hiện các dự án đầu tư du lịch qui mô lớn với các hoạt động: nghỉ dưỡng, bãi biển nhân tạo, vườn sinh thái, cáp treo, chợ nổi trên sông… với kinh phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Riêng những tháng đầu năm 2019, du lịch ở cù lao Giêng đã thu hút trên 20.000 du khách quốc tế và hàng chục ngàn du khách nội địa. Cầu Vàm Cống đã thông xe dự báo lượng khác đến cù lao Giêng sẽ tăng cao.
Đứng trên cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ nhìn bao quát dãy đất cù lao xanh mượt trong làn gió sông Tiền đang ầm ập tràn về quả là điều thú vị và nghe lòng thư thái, lãng mạn vô ngần. Xa xa tiếng chuông ngân trong trẻo với bao thanh âm huyền bí từ các nhà thờ làm du khách phải xao lòng.
Hấp dẫn quá, ly kỳ quá nhưng thời gian không cho phép chúng tôi có dịp du hành, khám phá nhiều điều bí ẩn khác trên cù lao Giêng, một vùng đất xinh tươi, ngọt ngào mang theo biết bao điều lạ lẫm đang mời gọi du khách gần xa...
Nghe vậy, sự phấn chấn của cả đoàn tăng lên gấp bội. Qua phà An Hòa (TP Long Xuyên) hướng về thị trấn Mỹ Luông, chúng tôi bắt gặp khá nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng bằng gỗ, cơ sở chế biến cưa xẻ gỗ…
Cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ dài hàng trăm mét, to, rộng, khang trang đón chúng tôi đặt chân lên dãi đất cù lao Giêng. Người dẫn đường kể lại: Cù lao Giêng là bãi đất nằm giữa sông Tiền, thuộc 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, An Giang). Về cái tên Cù Lao Giêng có nhiều giả thiết khác nhau như: Diên, Riêng, Den, Ven... riêng người Khmer gọi là Koh-Teng. Chữ “Giêng” do chữ Doanh đọc trại mà ra. Các thư tịch cổ gọi đây là Doanh Châu, theo điển tích, Doanh Châu là một trong ba thắng cảnh thần tiên gồm: Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu là nơi đây có nhiều tiên nữ ở. Đến đầu thế kỷ 19, tên cù lao Giêng chính thức được gọi cho vùng đất nầy.
Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự có mặt liên kề của 3 cơ sở thờ tự thuộc Thiên Chúa giáo với diện tích rộng hàng chục ngàn mét vuông gồm: Nhà thờ Cù Lao Giêng; tu viện Phanxico; tu viện Chúa Quan Phòng.
Bà Thân Thị Thanh, cư dân tại đây gần 90 năm kể lại “… lúc tui lớn lên đã thấy các tu viện, nhà thờ nầy rồi. Người dân ở đây rất “ngoan” đạo, đi lễ thường xuyên, sống tốt đời, đẹp đạo, một lòng kính chúa, yêu nước…”.
Nhà thờ Cù Lao Giêng, tọa lạc tại ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ. Ảnh: TGAG.
Sẵn dịp, bà Thanh kể sơ bộ về 3 công trình độc đáo nầy: Nhà thờ Cù Lao Giêng xây dựng đã trên 137 năm, toàn bộ vật tư và thợ xây dựng đều sang từ nước Pháp, đến nay công trình vẫn còn nguyên vẹn không hề có dấu hiệu xuống cấp. Tu viện Phanxico là nơi huấn luyện các linh mục giáo phận Nam Vang và là cơ sở từ thiện, được hình thành vào cuối thế kỷ XIX. Điều đáng nói đây là nơi đào tạo rất nhiều tu sĩ nổi tiếng và giữ nhiều chức vụ quan trọng của giáo hội Thiên Chúa Việt Nam như: Đức Hồng y Gioan Baoxita, Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, linh mục Trương Bửu Diệp (còn gọi là cha Diệp) ở nhà thờ Tắc Sậy, Giá Rai Bạc Liêu. Tu viện Chúa Quan Phòng được thành lập vào tháng 01/1876, do sáu nữ tu dòng Chúa Quan Phòng người Pháp sang Việt Nam xây dựng, sau đó bắt đầu lập viện mồ côi, nhà hưu dưỡng, tổ chức các hoạt động giáo dục, xã hội, từ thiện. Hiện nay, tu viện gồm khu nhà thờ, nơi học tập, làm việc, trại chăn nuôi, khu trồng trọt và nơi ở cho những nữ tu già yếu. Chúng tôi tiếp tục tìm đến chùa Thành Hoa (còn gọi là chùa Đạo nằm) để nghe nhiều người dân kể lại câu chuyện kỳ lạ về người hòa thượng trụ trì suốt 9 năm chỉ nằm để hành đạo, di chuyển. Ngôi chùa khá đẹp, thanh tịnh, nhiều màu sắc lộng lẫy nên thu hút nhiều người đến tham quan, vãng cảnh.
Rời chùa, đoàn chúng tôi có mặt tại đình thần Tấn Mỹ, một khu di tích đã được công nhận di tích cấp tỉnh đã từng nuôi chứa cán bộ, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vũ trang góp phần giải phóng quê hương Chợ Mới. Đình vừa được cải tạo xây dựng mới năm 2013 rất hoành tráng với nhiều hạng mục, đặc biệt ngôi đình còn giữ được nhiều hiện vật “cổ” rất quý hiếm.
Đi Mỹ Hiệp nghe? Người hướng dẫn đề nghị với vẻ hào hứng. Có gì lạ? Chúng tôi thắc mắc và nhận được nụ cười lém lĩnh. Thật bất ngờ khi bắt gặp hàng trăm cơ sở đóng xuồng, ghe đang lao động rất nhộn nhịp khẩn trương đầy ắp tiếng cười. Hai bên đường xanh mịt bóng tre xanh xen lẫn bóng dừa.
Ông Lê Văn Tặng, người đã có trên 50 năm làm nghề vui vẻ nói “Nhà tui đã có tới 4 đời làm xuồng, ghe; xã nầy “sung” lên nhờ cái nghề nầy đây. Làm không “xuể” với đơn đặt hàng khắp nơi, nhiều nhất là miệt Bảy Núi, An Giang, Cà Mau, Rạch Giá, dù “lu bu” cỡ nào nhưng mình làm phải có cái tâm, phải đạt chất lượng cao mới giữ được nghề lâu dài…”.
Hiện nay đã có khá nhiều công ty du lịch đang thực hiện các dự án đầu tư du lịch qui mô lớn với các hoạt động: nghỉ dưỡng, bãi biển nhân tạo, vườn sinh thái, cáp treo, chợ nổi trên sông… với kinh phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Riêng những tháng đầu năm 2019, du lịch ở cù lao Giêng đã thu hút trên 20.000 du khách quốc tế và hàng chục ngàn du khách nội địa. Cầu Vàm Cống đã thông xe dự báo lượng khác đến cù lao Giêng sẽ tăng cao.
Đứng trên cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ nhìn bao quát dãy đất cù lao xanh mượt trong làn gió sông Tiền đang ầm ập tràn về quả là điều thú vị và nghe lòng thư thái, lãng mạn vô ngần. Xa xa tiếng chuông ngân trong trẻo với bao thanh âm huyền bí từ các nhà thờ làm du khách phải xao lòng.
Hấp dẫn quá, ly kỳ quá nhưng thời gian không cho phép chúng tôi có dịp du hành, khám phá nhiều điều bí ẩn khác trên cù lao Giêng, một vùng đất xinh tươi, ngọt ngào mang theo biết bao điều lạ lẫm đang mời gọi du khách gần xa...
SONG ANH
Liên Hiệp các Hội VHNT TP.Cần Thơ
Liên Hiệp các Hội VHNT TP.Cần Thơ