Truy cập hiện tại

Đang có 82 khách và không thành viên đang online

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm Chăm xã Châu Phong

(TGAG)- Có một làng nghề truyền thống gắn bó rất lâu đồng bào Chăm, đó là nghề dệt thổ cẩm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, những năm hưng thịnh có hơn 200 hộ tham gia. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn lại 03 hộ yêu thích nghề dệt thủ công của ông cha để lại, để bảo tồn nét văn hóa riêng của cộng đồng, phần lớn mặt hàng họ sản xuất ra chủ yếu bán cho khách du lịch đến tham quan tại cơ sở, hay đem bán một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… làm quà lưu niệm. 
 
Với chiếc máy kéo sợ dọc với hàng trăm năm tuổi, từ thời ông nội của anh Mohamad để lại, đến nay anh vẫn còn sử dụng để kéo sợ tại cơ sở của mình (xã Châu Phong), đây là công đoạn thứ 2, sau khi suốt tơ vào ống. Kéo sợ dọc như thế để cho đủ mét, đủ khổ phải mất hết 3 ngày, rồi mới đưa lên khung dệt thành tấm vải. Thay vì đầu tư một thiết bị công nghệ tiên tiến, thời gian dệt sẽ rút ngắn lại chỉ có 01 ngày, theo anh Mohamad làm như thế không còn là đặc trưng của làng nghề dệt thổ cẩm thủ công, hàng sản xuất ra không có nét đặc trưng riêng, du khách sẽ không thích.

Nghề dệt thổ cẩm Chăm ở xã Châu Phong hình thành rất sớm. Trước là phục vụ cho nhu cầu ăn mặc của gia đình, sau là để trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác. Tuy nhiên, giờ đây, cả ấp Phũm Soài chỉ còn 03 hộ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, phần lớn những gia đình còn lại họ chuyển sang nghề thiêu, may với sự hổ trợ thiết bị hiện đại, thu nhập cũng khá hơn, so với cách làm thủ công dệt thổ cẩm trước đây. Không thu hút được lớp trẻ, nhưng sản phẩm thổ cẩm Chăm Châu Phong vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống như: Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác, túi xách luôn là những mặt hàng được khách hàng ưa thích, nhất là du khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề,

Theo chị Maridam, thợ dệt thổ cẩm Chăm xã Châu Phong chia sẻ: Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi được 10-12 tuổi, những thiếu nữ Chăm đã được tập những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều, nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở Châu Phong. Đồng bào Chăm cũng khéo léo, sản phẩm họ làm ra là những chiếc khăn choàng tắm, sà rông đầy màu sắc, thổ cẩm tinh xảo, túi đeo và đặc biệt là những chiếc khăn bịt tóc đẹp mắt. 
 

Có một thời gian, nghề dệt ở Châu Phong bị “chựng” lại do khó khăn trong khâu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Một số bỏ nghề dệt sang làm nghề khác; làng dệt đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Năm 1997, sau khi tìm hiểu nguyện vọng của bà con, Sở Công nghiệp tỉnh An Giang quyết định hỗ trợ nguồn vốn vay từ chương trình khuyến nông của tỉnh, tạo điều kiện cho nơi đây phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề. Đây là quyết định không những tạo điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế địa phương, kinh tế gia đình mà ý nghĩa hơn, đó sẽ là việc làm thiết thực góp phần giúp đồng bào dân tộc Chăm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình. Lợi thế làng nghề nằm cặp trên sông Hậu tiếp giáp với thành phố du lịch Châu Đốc, nên mỗi ngày tại cở sở dệt thổ cẩm Chăm của anh Mohamad đón khoảng 20 du khách đến tham quan mua sắm, giúp những người yêu nghề như anh Mohamad có thu nhập ổn định, duy trì nghề có tuổi thọ hàng trăm năm nay. Nhờ những nét hấp dẫn và độc đáo ấy nên làng Châu Phong được ngành du lịch An Giang chọn làm làng du lịch cộng đồng.

Để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm Chăm ở xã Châu Phong, hiện tại thị xã Tân Châu đã xây dựng các điểm dừng chân du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, có tuyến tham quan danh lam thắng cảnh, nghề truyền thống như: Đi thuyền tham quan sông nước tuyến Châu Phong – Long An – Long Châu – Dọc bờ kè trung tâm thị xã; Dừng chân Trung tâm du lịch cộng đồng dân tộc Chăm Châu Phong gắn với dệt thổ cẩm, dệt khăn choàng đầu phụ nữ Chăm. Đặc biệt đẩy mạnh giới thiệu về du lịch thị xã trên các trang thông tin bằng hình ảnh và phóng sự giới thiệu về các làng nghề, các địa điểm có thể thu hút khách du lịch, cơ sở dệt chiếu UZU, dệt lụa, dệt gấm, dệt khăn choàng cổ của người Chăm, cồn Vĩnh Hòa... các món ăn đặc sản như: mắm cá mè Vinh, bánh bò Út Dứt, Lạp xưởng bò tung lò mò, cải bò của người Chăm…

Hy vọng rằng, sắp tới đây, thông qua các chương trình khuyến công, thị xã Tân Châu sẽ liên kết với các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ nguồn vốn cho các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt gấm,… để đầu tư trang thiết bị, mở rộng làng nghề, xây dựng thương hiệu tìm đầu ra sản phẩm,… để nâng hiểu quả sản xuất kinh doanh, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy hơn nữa các giá trị bản sắc văn hóa văn tộc.

Văn Phô


Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36568648