Làng tranh kiếng ở Chợ Mới
- Được đăng: Thứ hai, 05 Tháng 10 2015 09:46
- Lượt xem: 7793
(TGAG)- Nghề vẽ tranh kiếng xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1950 và phát triển mạnh ở các xã Long Điền (trước đây), Long Kiến, Long Giang… Trong những năm gần đây, nghề tiểu thủ công nghiệp độc đáo này được các cấp chính quyền tạo điều kiện phát huy, trong đó có Long Điền B.
Chợ Mới - An Giang nói riêng, khắp các tỉnh Nam Bộ nói chung, cư dân có truyền thống thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ chư Phật, Bồ tát, mỗi nhà đều có bàn thờ để thể hiện lòng kín ngưỡng, niềm tin tôn giáo, và vì vậy, tranh thờ trở nên cần thiết đối với mọi gia đình ở nông thôn để tôn trí cho không gian tâm linh, vừa tạo thẩm mỹ cho nội thất căn nhà. Tranh kiếng vì thế mà thịnh đạt.
Dân vùng Chợ Mới thường gọi các điểm vẽ tranh là “xóm tranh” hay “làng tranh”. Một xóm tranh kiếng có hàng trăm hộ làm nghề vẽ tranh. Theo các bậc lão niên, hồi khởi thủy, cả làng vẽ tranh lên giấy đem bán, sau thấy giấy mau hư nên vẽ lên vải, lên thiếc và cuối cùng phát hiện ra vẽ tranh lên kiếng lồng vào khung gỗ đạt được màu sắc rực rõ và có độ bền lâu, sau 5-10 năm mới phai màu.
Phần lớn tranh vẽ trên kiếng đều dựa theo điển tích lịch sử như: phật Thích Ca Mâu Ni, truyện Tấm Cám, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Nhị thập tứ hiếu, Phạm Công - Cúc Hoa, Lục Vân Tiên, Dương Lễ - Lưu Bình… hoặc tranh phong cảnh, tranh thờ với những câu đối như “Tổ công, Phụ đức, thiên thiên thịnh/ Tứ hiếu, tôn hôn, vạn đệ vinh”,..v.v. Thường thì một bộ tranh kiếng có 4 khung: một khung hoành phi, một khung lớn ở giữa, hai khung liễn đối ở hai bên. Một sản phẩm tranh vẽ trên kiếng được chia thành 4 công đoạn: trước tiên là cắt kiếng theo quy cách định hình bức tranh, tiếp đến là in lụa trên kiếng bằng mực tàu những đường nét, hoa văn, vành viền… Sau đó, thợ vẽ sẽ tô màu, gắn sao nháy, phơi bản và cuối cùng là vô khuôn gỗ và xuất xưởng.
Những năm từ 1995 - 1998 là thời kỳ thịnh đạt nhất của nghề tranh kiếng, các xóm tranh có hơn 1.000 hộ làm nghề, thu hút khá đông lao động nhàn rỗi ở địa phương và các vùng lân cận. Tranh kiếng được đông đảo người dân nông thôn ưa chuộng, tiêu thụ khắp các tỉnh đDồng bằng sông Cửu Long, từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Mỹ Tho cho đến Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên… Nhưng từ năm 1999 trở về sau tranh kiếng chựn lại, sức tiêu thụ giảm sút mạnh đến nỗi nhiều người phải bỏ nghề. Đến nay, cả làng nghề ở Long Điền B chỉ còn hơn chục hộ gia đình bám trụ với nghề nhưng sản xuất cũng chỉ ở mức độ cầm chừng, vài trăm bộ tranh kiếng một năm.
Thật ra, thị phần của mặt hàng tranh kiếng chỉ bị thu hẹp lại chứ không mất hẳn. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm tranh kiếng chủ yếu là bà con nông dân, khi cất nhà mới hay ra riêng cho con thì có thói quen sắm một bộ tranh thờ để đặt lên bàn thờ ông bà. Ngại một điều là, hiện nay, nhà cửa xây dựng theo kiểu hiện đại thì nhiều người không còn chuộng tranh kiếng để “treo cho sang” như trước nữa, vì vậy những hộ sản xuất chỉ làm theo thời vụ, thường là mùa giáp Tết và mùa thu hoạch lúa, lúc đó nông dân có tiền để mua sắm. Mặt khác, hiện nay khâu tổ chức giới thiệu sản phẩm ở làng nghề còn nhiều hạn chế, sản phẩm chưa nhiều đối tượng sử dụng. Đó cũng là nỗi trăn trở của những hộ dân làm nghề.
Những hình ảnh sinh động, những nét vẽ sắc sảo và màu sắc rực rõ của những bộ tranh kiếng do đôi tay tài hoa của những nghệ nhân chưa từng học qua bất kỳ một lớp mỹ thuật hay hội họa nào, tất cả đều là kinh nghiệm cha truyền con nối từ bao đời kết hợp nhuần nhuyễn với sự khéo léo, óc thẩm mỹ và sự sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ nghệ nhân. Đây cũng là nét độc đáo và những gì tinh hoa nhất của làng nghề mà những nghệ tranh kiếng ở Long Điền B mong muốn truyền lại cho thế hệ con cháu để nghề tranh kiếng không bị mai một, lùi tàn theo thời gian./.
Kim Huê
Chợ Mới - An Giang nói riêng, khắp các tỉnh Nam Bộ nói chung, cư dân có truyền thống thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ chư Phật, Bồ tát, mỗi nhà đều có bàn thờ để thể hiện lòng kín ngưỡng, niềm tin tôn giáo, và vì vậy, tranh thờ trở nên cần thiết đối với mọi gia đình ở nông thôn để tôn trí cho không gian tâm linh, vừa tạo thẩm mỹ cho nội thất căn nhà. Tranh kiếng vì thế mà thịnh đạt.
Dân vùng Chợ Mới thường gọi các điểm vẽ tranh là “xóm tranh” hay “làng tranh”. Một xóm tranh kiếng có hàng trăm hộ làm nghề vẽ tranh. Theo các bậc lão niên, hồi khởi thủy, cả làng vẽ tranh lên giấy đem bán, sau thấy giấy mau hư nên vẽ lên vải, lên thiếc và cuối cùng phát hiện ra vẽ tranh lên kiếng lồng vào khung gỗ đạt được màu sắc rực rõ và có độ bền lâu, sau 5-10 năm mới phai màu.
Phần lớn tranh vẽ trên kiếng đều dựa theo điển tích lịch sử như: phật Thích Ca Mâu Ni, truyện Tấm Cám, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Nhị thập tứ hiếu, Phạm Công - Cúc Hoa, Lục Vân Tiên, Dương Lễ - Lưu Bình… hoặc tranh phong cảnh, tranh thờ với những câu đối như “Tổ công, Phụ đức, thiên thiên thịnh/ Tứ hiếu, tôn hôn, vạn đệ vinh”,..v.v. Thường thì một bộ tranh kiếng có 4 khung: một khung hoành phi, một khung lớn ở giữa, hai khung liễn đối ở hai bên. Một sản phẩm tranh vẽ trên kiếng được chia thành 4 công đoạn: trước tiên là cắt kiếng theo quy cách định hình bức tranh, tiếp đến là in lụa trên kiếng bằng mực tàu những đường nét, hoa văn, vành viền… Sau đó, thợ vẽ sẽ tô màu, gắn sao nháy, phơi bản và cuối cùng là vô khuôn gỗ và xuất xưởng.
Những năm từ 1995 - 1998 là thời kỳ thịnh đạt nhất của nghề tranh kiếng, các xóm tranh có hơn 1.000 hộ làm nghề, thu hút khá đông lao động nhàn rỗi ở địa phương và các vùng lân cận. Tranh kiếng được đông đảo người dân nông thôn ưa chuộng, tiêu thụ khắp các tỉnh đDồng bằng sông Cửu Long, từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Mỹ Tho cho đến Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên… Nhưng từ năm 1999 trở về sau tranh kiếng chựn lại, sức tiêu thụ giảm sút mạnh đến nỗi nhiều người phải bỏ nghề. Đến nay, cả làng nghề ở Long Điền B chỉ còn hơn chục hộ gia đình bám trụ với nghề nhưng sản xuất cũng chỉ ở mức độ cầm chừng, vài trăm bộ tranh kiếng một năm.
Thật ra, thị phần của mặt hàng tranh kiếng chỉ bị thu hẹp lại chứ không mất hẳn. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm tranh kiếng chủ yếu là bà con nông dân, khi cất nhà mới hay ra riêng cho con thì có thói quen sắm một bộ tranh thờ để đặt lên bàn thờ ông bà. Ngại một điều là, hiện nay, nhà cửa xây dựng theo kiểu hiện đại thì nhiều người không còn chuộng tranh kiếng để “treo cho sang” như trước nữa, vì vậy những hộ sản xuất chỉ làm theo thời vụ, thường là mùa giáp Tết và mùa thu hoạch lúa, lúc đó nông dân có tiền để mua sắm. Mặt khác, hiện nay khâu tổ chức giới thiệu sản phẩm ở làng nghề còn nhiều hạn chế, sản phẩm chưa nhiều đối tượng sử dụng. Đó cũng là nỗi trăn trở của những hộ dân làm nghề.
Những hình ảnh sinh động, những nét vẽ sắc sảo và màu sắc rực rõ của những bộ tranh kiếng do đôi tay tài hoa của những nghệ nhân chưa từng học qua bất kỳ một lớp mỹ thuật hay hội họa nào, tất cả đều là kinh nghiệm cha truyền con nối từ bao đời kết hợp nhuần nhuyễn với sự khéo léo, óc thẩm mỹ và sự sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ nghệ nhân. Đây cũng là nét độc đáo và những gì tinh hoa nhất của làng nghề mà những nghệ tranh kiếng ở Long Điền B mong muốn truyền lại cho thế hệ con cháu để nghề tranh kiếng không bị mai một, lùi tàn theo thời gian./.
Kim Huê