Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Hấp dẫn, độc đáo du lịch "Đệ nhất cù lao Giêng"
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 15:00
- Lượt xem: 3924
(TGAG)- UBND huyện Chợ Mới vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch (DL) 3 xã Cù lao Giêng (CLG) huyện Chợ Mới giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tiền đề để khai thác tốt tiềm năng lợi thế, phát triển DL tâm linh, sinh thái cộng đồng, ẩm thực và mua sắm đặc sản, trải nghiệm “thế giới sông nước”, tạo sản phẩm DL đặc thù, định hình thương hiệu, điểm đến hấp dẫn trong khu vực ĐBCSL.
Quy hoạch phát triển DL 3 xã CLG nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện cuộc sống cho Nhân dân. Tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Xem văn hóa địa phương là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt quan trọng. phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện và góp phần giữ gìn, cải tạo cảnh quan vệ sinh môi trường. Trong đó nổi bật là cảnh quan sông nước và sinh thái nông nghiệp.
CLG đã từng được mệnh danh là "đệ nhất cù lao" với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, nhiều phong cảnh đẹp, nhiều lễ hội, nhiều khu sinh thái thuần Nam Bộ. Nhưng thời gian qua, du lịch xứ này gần như không phát triển bởi chưa phát huy hết tiềm năng cũng như chưa có sự đầu tư đúng mức của các ngành, các cấp. Tháng 12-2014, Tạp chí DL nổi tiếng Rough Guides của Anh đã bình chọn ĐBSCL là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2015. Dự báo, khách DL quốc tế tìm đến vùng văn hóa sông nước miệt vườn Cửu Long sẽ tăng cao. khi cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh hoàn thành, việc di chuyển của du khách đến vùng “Cù lao xanh” này sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, với mục tiêu lấy DL trở thành động lực để thu hút và phát triển kinh tế, Quy hoạch phát triển DL 3 xã CLG thật sự cần thiết để có những định hướng về đầu tư, xây dựng nhằm đưa vùng đất này trở thành một điểm đến nổi bật của vùng ĐBSCL về DL sinh thái và văn hóa miệt vườn, đón đầu làn sóng du khách mới đến với đồng bằng sau khi hạ tầng giao thông được xây dựng đồng bộ, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển DL đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành DL tỉnh đến năm 2030.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Ngô Hoàng Hiếu cho biết: "Nằm giữa sông Tiền, một nhánh của sông Mê Kông dài 12 km và chiều rộng 7km, CLG từ lâu được biết đến là một “Cù lao xanh”, một vùng đất đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của của người Việt vùng sông nước Nam Bộ. So với các vùng cù lao khác, CLG nổi bật và đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng đồ sộ, tồn tại uy nghi hàng trăm năm giữa bốn bề sông nước Cửu Long. CLG xứng đáng là một ĐBSCL thu nhỏ, đại diện cho nền văn minh sông nước miệt vườn được nhắc đến nhiều trong các biên khảo về Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam".
Mục tiêu quy hoạch nhằm đưa DL trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP và tăng trưởng bền vững. Xây dựng sản phẩm đặc thù CLG về DL văn hóa tham quan di tích dựa trên các kiến trúc tôn giáo đặc sắc và DL sinh thái cộng đồng tạo điểm đến tiêu biểu cho DL ĐBSCL. Định hình thương hiệu và tạo dựng nhận thức về CLG xanh, đẹp, giàu giá trị văn hóa và những trải nghiệm sinh kế nông nghiệp thân thiện, mến khách. Phấn đấu năm 2020 thu hút 32.000 lượt khách (khách lưu trú đạt 9.600 lượt, khách quốc tế 9.600 lượt khách). Năm 2025, thu hút 65.000 lượt khách tham quan (khách lưu trú đạt 19.500 lượt, khách quốc tế 19.000 lượt). Tổng doanh thu từ DL vào năm 2020 dự kiến đạt khoảng 9 tỷ đồng, năm 2020 lên 26 tỷ đồng, năm 2030, có 120.000 lượt khách đến tham quan DL, doanh thu 72 tỷ đồng.
Tỉnh xác định DL văn hóa - tâm linh là trụ cột trong phát triển DL CLG, bởi tập trung dày đặc các di tích gồm các công trình kiến trúc tôn giáo như quần thể kiến trúc Công giáo xã Tấn Mỹ mà tiêu biểu là thánh đường CLG-một trong những nhà thờ đầu tiên ở Nam Bộ; các chùa Phật giáo; các di tích lịch sử đình Tấn Mỹ, dinh Ba Quan Thượng Đẳng, Khu tưởng niệm cụ Ung Văn Khiêm… Bên cạnh đó, các nhà cổ mang đậm nét kiến trúc những năm đầu thế kỷ XX cũng là những điểm tham quan thu hút khách. Các tour trải nghiệm văn hóa Công giáo kết hợp tổ chức cho các tín đồ tĩnh tâm tại các tu viện; các tour hành hương Phật giáo tìm hiểu về đạo Nằm hay hành hương về chùa Phước Minh (xã Bình Phước Xuân) tìm hiểu về huyền thoại Bà Vú.
DL sinh thái cộng đồng, dựa vào sinh thái và văn hóa bản địa. Cảnh quan sông nước và sinh kế nông nghiệp miệt vườn là bối cảnh chủ đạo và là ưu thế để phát triển. Tỉnh sẽ phát triển các sản phẩm: DL homestay, khám phá văn hóa gia đình của cư dân, vườn cây ăn, các trang trại sinh thái rẫy ven sông, làng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền, làng nghề); trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể như thưởng thức đờn ca tài tử vào buổi chiều kết hợp với ngắm hoàng hôn trên sông Tiền.
DL ẩm thực và mua sắm đặc sản: dưa xoài, dưa cóc, rượu chanh chuối… CLG ở thượng nguồn sông Tiền là nơi tiêu biểu của “thế giới sông nước Mê Kông” thuận lợi phát triển DL trải nghiệm “thế giới sông nước", trải nghiệm sinh kế nông nghiệp theo mùa nước, làng nghề đóng ghe xuồng, khai thác cá bông lau; giúp du khách trải nghiệm về thế giới sông nước như tắm sông, cồn bãi, bơi xuồng. Tại cồn Tấn Long (xã Tấn Mỹ) xây dựng khu DL sinh thái đạt tiêu chuẩn 3 sao, diện tích 66 ha, giúp khách trải nghiệm tắm cồn phù sa, Spa trị liệu bùn khoáng, bungalow sinh thái nghỉ dưỡng ven sông, câu cá giải trí, thể thao dưới nước...
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội được xác định là thị trường trọng điểm của CLG, thu hút khách DL quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Nhật là thị trường khách DL nước ngoài truyền thống của huyện Chợ Mới, dựa trên tài nguyên sinh thái nông nghiệp, di tích lịch sử kiến trúc giao thoa Đông Tây và văn hóa cộng đồng. Trục đường phát triển DL chính của CLG từ chùa Thành Hoa đến nhà thờ Rạch Sâu, gồm 3 tuyến đường nhỏ. Trên trục đường này tập trung dày đặc các điểm tham quan gồm nhà vườn, nhà cổ và các công trình tín ngưỡng tôn giáo, các di tích lịch sử. 3 Trung tâm du lịch ở Cù Lao Giêng: xã Tấn Mỹ DL văn hóa, sinh thái sông nước và mua sắm đặc sản, xã Mỹ Hiệp DL làng nghề đóng ghe xuồng, xã Bình Phước Xuân DL sinh thái nhà vườn.
CLG có khả năng kết nối vùng với các xã, thị trấn của huyện Chợ Mới, với TP. Long Xuyên qua phà An Hòa, kết nối với TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) qua cầu Cao Lãnh trong tương lai và hướng về TP. Hồ Chí Minh. Nhiều tour tuyến kết nối du lịch CLG: Tuyến TP. Hồ Chí Minh-CLG khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đến Cao Lãnh về Cù Lao Giêng. Các điểm tham quan: Thánh đường Cù Lao Giêng, Tu viện Chúa Quan Phòng, làng mộc Chợ Thủ. Nhận phòng tại các cơ sở homestay, tham gia chế biến thưởng thức các món ăn, thức uống từ xoài, các loại bánh đặc trưng Nam Bộ nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng (món xôi phồng, rượu chanh chuối...). Giao lưu đờn ca tài tử trong buổi gala diner. Tuyến Long Xuyên-Chợ Mới-CLG khởi hành từ TP. Long Xuyên qua phà An Hòa về CLG. Các điểm tham quan: Chợ nổi Long Xuyên, hình thức họp chợ đặc trưng văn hóa miền Tây sông nước, làng mộc chợ Thủ (xã Long Điền A), thánh đường Cù Lao Giêng, một trong những nhà thờ cổ nhất khu vực Nam bộ, Tu viện Chúa Quan Phòng, tham quan các nhà vườn và dùng cơm trưa, thưởng thức biểu diễn đờn ca tài tử ngắm các vườn cây ăn trái và thu hoạch trái cây. Mua sắm các mặt hàng lưu niệm tại trung tâm mua sắm khu vực chợ Tấn Mỹ. Tuyến DL khám phá An Giang: Kết hợp 4 trung tâm DL tỉnh An Giang: Trung tâm DL Châu Đốc bao gồm cả hai huyện An Phú và Phú Tân; trung tâm DL Tịnh Biên, Tri Tôn; trung tâm DL Long Xuyên, Châu Thành, Chợ Mới và trung tâm DL Óc Eo, Thoại Sơn. Các điểm tham quan: Cù lao Mỹ Hòa Hưng (Khu lưu niệm Bác Tôn, chùa Ông Hổ); Cù Lao Giêng (Chùa Thành Hoa, Nhà thờ Cù Lao Giêng, Tu viện Chúa Quan Phòng, nghỉ homestay, tham quan trải nghiệm sinh kế miệt vườn, giao lưu đờn ca tài tử); làng nghề bánh phồng Phú Mỹ, dệt chiếu Tân Châu Long, dệt thổ cẩm Châu Giang; xem biểu diễn văn nghệ dân tộc Chăm (Châu Phong); tham quan làng bè, Châu Đốc (Núi Sam, chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu…); núi Cấm, rừng tràm Trà Sư; Liên hoan, múa hát với dân tộc Khmer (ấp Mằng Rò, xã Văn Giáo). Tuyến du lịch khám phá Mê Kông bằng tàu: CLG nằm trên tuyến DL đường sông TP. Hồ Chí Minh qua Siêm Riệp (Campuchia) và hướng ngược lại từ Siêm Riệp (Campuchia) về TP. Hồ Chí Minh. Trong tuyến du lịch khám phá Mê Kông này các hãng tàu đặc biệt nhắm đến đoạn Mỹ Tho (Tiền Giang) ngang qua CLG rồi lên Tân Châu và sang Campuchia do địa hình đường sông ở đây thuận tiện cho tàu vào hơn so với TP. Hồ Chí Minh. Các điểm tham quan trên tuyến này gồm: Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang); nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc); Cù Lao Giêng; rừng Tràm Trà Sư (Tịnh Biên), núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), làng nghề dệt lụa Tân Châu, cửa khẩu đường thủy Vĩnh Xương và kết nối tuyến điểm ở Campuchia (Phnôm Pênh, Koh Chen, Kampong Chanang, Chnok Tru, Biển Hồ Tonle Sap, Siêm Riệp). Một tuyến đường thủy nữa có thể khai thác là Chợ Lách (Bến Tre) - Sa Đéc (Đồng Tháp) - Chợ Mới - Châu Đốc với các điểm tham quan chính: Làng Cái Nhum, nuôi cá bè Vĩnh Long, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc), CLG, làng Chăm (Châu Phong), Châu Đốc… nối sang Campuchia hoặc trở về TP. Hồ Chí Minh bằng đường bộ.
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy lẫn đường bộ phục vụ phát triển du lịch, xây dựng bến tàu đón khách du lịch đường sông, Phát triển hệ thống bus đường sông vận chuyển khách đoàn nâng cấp bến phà Mỹ Hiệp trọng tải 60 tấn kết nối với Quốc lộ 30 phía Cao Lãnh. Đầu tư các phương tiện thân thiện môi trường như xe điện, xe ngựa, xe đạp, tàu vận chuyển khách đến các điểm tham quan. Từng bước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội: thông tin liên lạc: y tế, Hệ thống điện chiếu sáng ngân hàng, xử lý rác thải, nước thải. kêu gọi đầu tư xây dựng Khu DL sinh thái làng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền, kết hợp nghỉ dưỡng, nhà hàng nổi, quy mô 100 ha. Khu DL sinh thái cồn Tấn Long, kết hợp làng nghề, bãi tắm tự nhiên, bãi tắm nhân tạo, khu spa trị liệu bùn khoáng, khu thể thao dưới nước,... quy mô 66 ha. Khách lưu trú theo loại hình homestay. Kêu gọi đầu tư một số khu nhà nghỉ sinh thái vườn dạng bungalow và một dự án resort sinh thái vườn ven sông đạt tiêu chuẩn 3 sao. Xây dựng thương hiệu CLG, định hình thương hiệu một “Đệ nhất Cù Lao”, “CLG- ĐBSCL thu nhỏ”, “Cù Lao xoài”...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị, việc phê duyệt Quy hoạch phát triển DL 3 xã CLG có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng mới là kết quả bước đầu. Để quy hoạch đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực còn rất nhiều việc phải làm và cũng không ít khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa. Với tinh thần đó đề nghị, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cần khẩn trương phổ biến quy hoạch, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đảm bảo ổn định đời sống cho Nhân dân vùng dự án. Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển DL, hướng dẫn Nhân dân dân tham gia xây dựng các mô hình DL vườn, DL cộng đồng, thu hút mời gọi đầu tư DL, xây dựng CLG trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Để quy hoạch triển khai và đi vào cuộc sống đòi hỏi sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, chính quyền và cộng đồng địa phương. Trong đó vai trò Nhà nước không kém phần quan trọng. Thiết nghĩ, tỉnh cần tăng cường xây dựng sản phẩm DL; củng cố hoàn chỉnh tư liệu nhân vật lịch sử Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư (tại Dinh Ba Quan Thượng đẳng, Phủ thờ Nguyễn Tộc, xã Bình Phước Xuân)- một vị tướng tài của chúa Nguyễn, người có công khẩn hoang vùng đất CLG; đình thần Tấn Mỹ được UBND tỉnh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật và lịch sử cách mạng; nhà thờ CLG có niên đại gần 150 năm, cổ nhất khu vực Nam Bộ, được thiết kế theo mô típ Romane, phần lớn vật liệu được đem từ nước Pháp qua... nên gắn hoạt động tôn giáo với DL địa phương, xác lập kỷ lục "Đệ nhất cù lao"...
Quy hoạch phát triển DL 3 xã CLG nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện cuộc sống cho Nhân dân. Tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Xem văn hóa địa phương là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt quan trọng. phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện và góp phần giữ gìn, cải tạo cảnh quan vệ sinh môi trường. Trong đó nổi bật là cảnh quan sông nước và sinh thái nông nghiệp.
CLG đã từng được mệnh danh là "đệ nhất cù lao" với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, nhiều phong cảnh đẹp, nhiều lễ hội, nhiều khu sinh thái thuần Nam Bộ. Nhưng thời gian qua, du lịch xứ này gần như không phát triển bởi chưa phát huy hết tiềm năng cũng như chưa có sự đầu tư đúng mức của các ngành, các cấp. Tháng 12-2014, Tạp chí DL nổi tiếng Rough Guides của Anh đã bình chọn ĐBSCL là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2015. Dự báo, khách DL quốc tế tìm đến vùng văn hóa sông nước miệt vườn Cửu Long sẽ tăng cao. khi cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh hoàn thành, việc di chuyển của du khách đến vùng “Cù lao xanh” này sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, với mục tiêu lấy DL trở thành động lực để thu hút và phát triển kinh tế, Quy hoạch phát triển DL 3 xã CLG thật sự cần thiết để có những định hướng về đầu tư, xây dựng nhằm đưa vùng đất này trở thành một điểm đến nổi bật của vùng ĐBSCL về DL sinh thái và văn hóa miệt vườn, đón đầu làn sóng du khách mới đến với đồng bằng sau khi hạ tầng giao thông được xây dựng đồng bộ, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển DL đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành DL tỉnh đến năm 2030.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Ngô Hoàng Hiếu cho biết: "Nằm giữa sông Tiền, một nhánh của sông Mê Kông dài 12 km và chiều rộng 7km, CLG từ lâu được biết đến là một “Cù lao xanh”, một vùng đất đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của của người Việt vùng sông nước Nam Bộ. So với các vùng cù lao khác, CLG nổi bật và đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng đồ sộ, tồn tại uy nghi hàng trăm năm giữa bốn bề sông nước Cửu Long. CLG xứng đáng là một ĐBSCL thu nhỏ, đại diện cho nền văn minh sông nước miệt vườn được nhắc đến nhiều trong các biên khảo về Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam".
Mục tiêu quy hoạch nhằm đưa DL trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP và tăng trưởng bền vững. Xây dựng sản phẩm đặc thù CLG về DL văn hóa tham quan di tích dựa trên các kiến trúc tôn giáo đặc sắc và DL sinh thái cộng đồng tạo điểm đến tiêu biểu cho DL ĐBSCL. Định hình thương hiệu và tạo dựng nhận thức về CLG xanh, đẹp, giàu giá trị văn hóa và những trải nghiệm sinh kế nông nghiệp thân thiện, mến khách. Phấn đấu năm 2020 thu hút 32.000 lượt khách (khách lưu trú đạt 9.600 lượt, khách quốc tế 9.600 lượt khách). Năm 2025, thu hút 65.000 lượt khách tham quan (khách lưu trú đạt 19.500 lượt, khách quốc tế 19.000 lượt). Tổng doanh thu từ DL vào năm 2020 dự kiến đạt khoảng 9 tỷ đồng, năm 2020 lên 26 tỷ đồng, năm 2030, có 120.000 lượt khách đến tham quan DL, doanh thu 72 tỷ đồng.
Tỉnh xác định DL văn hóa - tâm linh là trụ cột trong phát triển DL CLG, bởi tập trung dày đặc các di tích gồm các công trình kiến trúc tôn giáo như quần thể kiến trúc Công giáo xã Tấn Mỹ mà tiêu biểu là thánh đường CLG-một trong những nhà thờ đầu tiên ở Nam Bộ; các chùa Phật giáo; các di tích lịch sử đình Tấn Mỹ, dinh Ba Quan Thượng Đẳng, Khu tưởng niệm cụ Ung Văn Khiêm… Bên cạnh đó, các nhà cổ mang đậm nét kiến trúc những năm đầu thế kỷ XX cũng là những điểm tham quan thu hút khách. Các tour trải nghiệm văn hóa Công giáo kết hợp tổ chức cho các tín đồ tĩnh tâm tại các tu viện; các tour hành hương Phật giáo tìm hiểu về đạo Nằm hay hành hương về chùa Phước Minh (xã Bình Phước Xuân) tìm hiểu về huyền thoại Bà Vú.
DL sinh thái cộng đồng, dựa vào sinh thái và văn hóa bản địa. Cảnh quan sông nước và sinh kế nông nghiệp miệt vườn là bối cảnh chủ đạo và là ưu thế để phát triển. Tỉnh sẽ phát triển các sản phẩm: DL homestay, khám phá văn hóa gia đình của cư dân, vườn cây ăn, các trang trại sinh thái rẫy ven sông, làng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền, làng nghề); trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể như thưởng thức đờn ca tài tử vào buổi chiều kết hợp với ngắm hoàng hôn trên sông Tiền.
DL ẩm thực và mua sắm đặc sản: dưa xoài, dưa cóc, rượu chanh chuối… CLG ở thượng nguồn sông Tiền là nơi tiêu biểu của “thế giới sông nước Mê Kông” thuận lợi phát triển DL trải nghiệm “thế giới sông nước", trải nghiệm sinh kế nông nghiệp theo mùa nước, làng nghề đóng ghe xuồng, khai thác cá bông lau; giúp du khách trải nghiệm về thế giới sông nước như tắm sông, cồn bãi, bơi xuồng. Tại cồn Tấn Long (xã Tấn Mỹ) xây dựng khu DL sinh thái đạt tiêu chuẩn 3 sao, diện tích 66 ha, giúp khách trải nghiệm tắm cồn phù sa, Spa trị liệu bùn khoáng, bungalow sinh thái nghỉ dưỡng ven sông, câu cá giải trí, thể thao dưới nước...
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội được xác định là thị trường trọng điểm của CLG, thu hút khách DL quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Nhật là thị trường khách DL nước ngoài truyền thống của huyện Chợ Mới, dựa trên tài nguyên sinh thái nông nghiệp, di tích lịch sử kiến trúc giao thoa Đông Tây và văn hóa cộng đồng. Trục đường phát triển DL chính của CLG từ chùa Thành Hoa đến nhà thờ Rạch Sâu, gồm 3 tuyến đường nhỏ. Trên trục đường này tập trung dày đặc các điểm tham quan gồm nhà vườn, nhà cổ và các công trình tín ngưỡng tôn giáo, các di tích lịch sử. 3 Trung tâm du lịch ở Cù Lao Giêng: xã Tấn Mỹ DL văn hóa, sinh thái sông nước và mua sắm đặc sản, xã Mỹ Hiệp DL làng nghề đóng ghe xuồng, xã Bình Phước Xuân DL sinh thái nhà vườn.
CLG có khả năng kết nối vùng với các xã, thị trấn của huyện Chợ Mới, với TP. Long Xuyên qua phà An Hòa, kết nối với TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) qua cầu Cao Lãnh trong tương lai và hướng về TP. Hồ Chí Minh. Nhiều tour tuyến kết nối du lịch CLG: Tuyến TP. Hồ Chí Minh-CLG khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đến Cao Lãnh về Cù Lao Giêng. Các điểm tham quan: Thánh đường Cù Lao Giêng, Tu viện Chúa Quan Phòng, làng mộc Chợ Thủ. Nhận phòng tại các cơ sở homestay, tham gia chế biến thưởng thức các món ăn, thức uống từ xoài, các loại bánh đặc trưng Nam Bộ nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng (món xôi phồng, rượu chanh chuối...). Giao lưu đờn ca tài tử trong buổi gala diner. Tuyến Long Xuyên-Chợ Mới-CLG khởi hành từ TP. Long Xuyên qua phà An Hòa về CLG. Các điểm tham quan: Chợ nổi Long Xuyên, hình thức họp chợ đặc trưng văn hóa miền Tây sông nước, làng mộc chợ Thủ (xã Long Điền A), thánh đường Cù Lao Giêng, một trong những nhà thờ cổ nhất khu vực Nam bộ, Tu viện Chúa Quan Phòng, tham quan các nhà vườn và dùng cơm trưa, thưởng thức biểu diễn đờn ca tài tử ngắm các vườn cây ăn trái và thu hoạch trái cây. Mua sắm các mặt hàng lưu niệm tại trung tâm mua sắm khu vực chợ Tấn Mỹ. Tuyến DL khám phá An Giang: Kết hợp 4 trung tâm DL tỉnh An Giang: Trung tâm DL Châu Đốc bao gồm cả hai huyện An Phú và Phú Tân; trung tâm DL Tịnh Biên, Tri Tôn; trung tâm DL Long Xuyên, Châu Thành, Chợ Mới và trung tâm DL Óc Eo, Thoại Sơn. Các điểm tham quan: Cù lao Mỹ Hòa Hưng (Khu lưu niệm Bác Tôn, chùa Ông Hổ); Cù Lao Giêng (Chùa Thành Hoa, Nhà thờ Cù Lao Giêng, Tu viện Chúa Quan Phòng, nghỉ homestay, tham quan trải nghiệm sinh kế miệt vườn, giao lưu đờn ca tài tử); làng nghề bánh phồng Phú Mỹ, dệt chiếu Tân Châu Long, dệt thổ cẩm Châu Giang; xem biểu diễn văn nghệ dân tộc Chăm (Châu Phong); tham quan làng bè, Châu Đốc (Núi Sam, chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu…); núi Cấm, rừng tràm Trà Sư; Liên hoan, múa hát với dân tộc Khmer (ấp Mằng Rò, xã Văn Giáo). Tuyến du lịch khám phá Mê Kông bằng tàu: CLG nằm trên tuyến DL đường sông TP. Hồ Chí Minh qua Siêm Riệp (Campuchia) và hướng ngược lại từ Siêm Riệp (Campuchia) về TP. Hồ Chí Minh. Trong tuyến du lịch khám phá Mê Kông này các hãng tàu đặc biệt nhắm đến đoạn Mỹ Tho (Tiền Giang) ngang qua CLG rồi lên Tân Châu và sang Campuchia do địa hình đường sông ở đây thuận tiện cho tàu vào hơn so với TP. Hồ Chí Minh. Các điểm tham quan trên tuyến này gồm: Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang); nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc); Cù Lao Giêng; rừng Tràm Trà Sư (Tịnh Biên), núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), làng nghề dệt lụa Tân Châu, cửa khẩu đường thủy Vĩnh Xương và kết nối tuyến điểm ở Campuchia (Phnôm Pênh, Koh Chen, Kampong Chanang, Chnok Tru, Biển Hồ Tonle Sap, Siêm Riệp). Một tuyến đường thủy nữa có thể khai thác là Chợ Lách (Bến Tre) - Sa Đéc (Đồng Tháp) - Chợ Mới - Châu Đốc với các điểm tham quan chính: Làng Cái Nhum, nuôi cá bè Vĩnh Long, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc), CLG, làng Chăm (Châu Phong), Châu Đốc… nối sang Campuchia hoặc trở về TP. Hồ Chí Minh bằng đường bộ.
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy lẫn đường bộ phục vụ phát triển du lịch, xây dựng bến tàu đón khách du lịch đường sông, Phát triển hệ thống bus đường sông vận chuyển khách đoàn nâng cấp bến phà Mỹ Hiệp trọng tải 60 tấn kết nối với Quốc lộ 30 phía Cao Lãnh. Đầu tư các phương tiện thân thiện môi trường như xe điện, xe ngựa, xe đạp, tàu vận chuyển khách đến các điểm tham quan. Từng bước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội: thông tin liên lạc: y tế, Hệ thống điện chiếu sáng ngân hàng, xử lý rác thải, nước thải. kêu gọi đầu tư xây dựng Khu DL sinh thái làng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền, kết hợp nghỉ dưỡng, nhà hàng nổi, quy mô 100 ha. Khu DL sinh thái cồn Tấn Long, kết hợp làng nghề, bãi tắm tự nhiên, bãi tắm nhân tạo, khu spa trị liệu bùn khoáng, khu thể thao dưới nước,... quy mô 66 ha. Khách lưu trú theo loại hình homestay. Kêu gọi đầu tư một số khu nhà nghỉ sinh thái vườn dạng bungalow và một dự án resort sinh thái vườn ven sông đạt tiêu chuẩn 3 sao. Xây dựng thương hiệu CLG, định hình thương hiệu một “Đệ nhất Cù Lao”, “CLG- ĐBSCL thu nhỏ”, “Cù Lao xoài”...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị, việc phê duyệt Quy hoạch phát triển DL 3 xã CLG có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng mới là kết quả bước đầu. Để quy hoạch đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực còn rất nhiều việc phải làm và cũng không ít khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa. Với tinh thần đó đề nghị, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cần khẩn trương phổ biến quy hoạch, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đảm bảo ổn định đời sống cho Nhân dân vùng dự án. Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển DL, hướng dẫn Nhân dân dân tham gia xây dựng các mô hình DL vườn, DL cộng đồng, thu hút mời gọi đầu tư DL, xây dựng CLG trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Để quy hoạch triển khai và đi vào cuộc sống đòi hỏi sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, chính quyền và cộng đồng địa phương. Trong đó vai trò Nhà nước không kém phần quan trọng. Thiết nghĩ, tỉnh cần tăng cường xây dựng sản phẩm DL; củng cố hoàn chỉnh tư liệu nhân vật lịch sử Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư (tại Dinh Ba Quan Thượng đẳng, Phủ thờ Nguyễn Tộc, xã Bình Phước Xuân)- một vị tướng tài của chúa Nguyễn, người có công khẩn hoang vùng đất CLG; đình thần Tấn Mỹ được UBND tỉnh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật và lịch sử cách mạng; nhà thờ CLG có niên đại gần 150 năm, cổ nhất khu vực Nam Bộ, được thiết kế theo mô típ Romane, phần lớn vật liệu được đem từ nước Pháp qua... nên gắn hoạt động tôn giáo với DL địa phương, xác lập kỷ lục "Đệ nhất cù lao"...
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU