Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Cù lao Giêng - Chợ Mới phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái
- Được đăng: Thứ hai, 27 Tháng 11 2017 13:27
- Lượt xem: 3972
(TGAG)- Chợ Mới là huyện cù lao được Nhà nước 02 lần Phong tặng danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, có diện tích tự nhiên là 36.906,07 ha, dân số 347.481 người/86.713 hộ. Trong đó, có cù lao Giêng - Một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn gồm 03 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân. Các xã này đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, năm bản lề kiểm điểm lại tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng. Đối với Chợ Mới trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nông nghiệp và du lịch sinh thái cộng đồng, tâm linh vẫn là thế mạnh.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Chợ Mới là địa phương đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổng diện tích trồng cây ăn trái đến nay là 5.263 ha, trong đó diện tích trồng xoài tập trung 3 xã cù lao Giêng 4.560 ha chiếm 86,6% diện tích (có 127,3 ha xoài đạt tiêu chuẩn VietGat và được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư 540 ha xoài tưới nhỏ giọt). Vì thế có thể khẳng định, cù lao Giêng - Chợ Mới phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái rất thuận lợi và bền vững.
- Về du lịch: Thế mạnh là phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và tâm linh, đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch. Cù lao Giêng có nhiều cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng như: Tu viện Phanxico, Nhà thờ, chùa Thành Hoa, chùa Phước Thành, Đình thần Tấn Mỹ, nhà thờ Rạch Sâu, Đình thần Mỹ Hưng, Di tích cấp tỉnh Dương Công Phủ (xã Mỹ Hiệp) và khu mộ Ung Văn Khiêm (xã Tấn Mỹ)... Cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ hoàn chỉnh đưa vào sử dụng nối liền 02 bờ của thị trấn Mỹ Luông và xã Tấn Mỹ tạo điều kiện lưu thông và vận chuyển hàng hóa; bên kia sông Tiền là tỉnh Đồng Tháp có nhiều khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, nhiều bến đò ngang sông Tiền phục vụ đưa rước khách và vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện, cùng với nhiều vườn cây ăn trái, làng nghề thủ công truyền thống và các ngôi nhà cổ, vì hiện nay tâm lý của du khách là thích mô hình du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp du lịch về nguồn, du lịch văn hóa, du lịch miền sông nước và du lịch tâm linh, đó là những điểm hấp dẫn khi du khách đến cù lao Giêng. Dù chưa được thông qua đề án nhưng địa phương vẫn chủ động thành lập tổ quản lý du lịch 03 xã cù lao Giêng, hướng dẫn khách tham quan du lịch, tuyên truyền vận động nhân dân tại địa phương cách ăn ở, sinh hoạt thay đổi phù hợp theo hướng văn minh, hình thành nét đẹp văn hóa du lịch, trọng tâm là nét văn hóa trong tâm hồn của mỗi con người, phải có thái độ ứng xử văn hóa lịch sự, thân thiện, giàu lòng mến khách cùng với vẻ đẹp thẩm mỹ, cảnh quan xanh, sạch, đẹp gây ấn tượng về sự chiêm ngưỡng của khách du lịch khi đến cù lao Giêng. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp ngỏ ý, trình các dự án đầu tư xây dựng resort cặp mé sông cồn Tấn Mỹ, bải tắm cồn Én Tấn Long, hồ bơi, dịch vụ ăn uống, cầu tàu đón khách du lịch đường thủy; đường hoa lan... đưa vào chuỗi hoạt động du lịch tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi. Trong 9 tháng đầu năm 2017, du khách đến tham quan du lịch 5.788 lượt (trong đó có 1.043 lượt khách quốc tế). Tuy nhiên, Đề án phát triển du lịch ở 3 xã cù lao Giêng đang chờ tỉnh phê duyệt, nên huyện gặp khó khăn trong quy hoạch kêu gọi đầu tư. Trong đó, khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất, nơi tham quan cho khách du lịch chưa khác biệt, nhận thức người dân về môi trường, kinh nghiệm, kỹ năng, cuộc sống chưa cao. Vấn đề nguồn nhân lực, dù địa phương rất quan tâm, nhưng cách đào tạo, chọn người đưa về phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái, huyện Chợ Mới tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện sẽ quy hoạch lại vùng nuôi, vùng trồng, vùng sản xuất để dễ quản lý; tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân phải ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Chú trọng sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp và thị trường. Đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết, kịp thời tháo gỡ khó khăn, kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất và ứng dụng công nghệ cao.
- Về phát triển du lịch: Chợ Mới tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, tăng cường quảng bá hình ảnh, tuyên truyền tạo ý thức người dân, tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt, đặc sản của địa phương để thu hút khách du lịch. Trong phát triển nguồn nhân lực, ngành Nội vụ cần phối hợp tham mưu tốt để chọn người đưa đi học đúng ngành nghề đạo tào, đúng năng lực. Nhưng trước mắt đề nghị tỉnh sớm phê duyệt đề án phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng, tích cực hỗ trợ Chợ Mới phát triển hạ tầng du lịch; thực hiện thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả, có đầu ra ổn định theo yêu cầu thị trường để nhân rộng; quy hoạch sản xuất chuyên canh cùng hệ thống thủy lợi phục vụ, nhằm tạo điều kiện cho Chợ Mới phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết đề ra./.
Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, năm bản lề kiểm điểm lại tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng. Đối với Chợ Mới trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nông nghiệp và du lịch sinh thái cộng đồng, tâm linh vẫn là thế mạnh.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Chợ Mới là địa phương đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổng diện tích trồng cây ăn trái đến nay là 5.263 ha, trong đó diện tích trồng xoài tập trung 3 xã cù lao Giêng 4.560 ha chiếm 86,6% diện tích (có 127,3 ha xoài đạt tiêu chuẩn VietGat và được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư 540 ha xoài tưới nhỏ giọt). Vì thế có thể khẳng định, cù lao Giêng - Chợ Mới phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái rất thuận lợi và bền vững.
- Về du lịch: Thế mạnh là phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và tâm linh, đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch. Cù lao Giêng có nhiều cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng như: Tu viện Phanxico, Nhà thờ, chùa Thành Hoa, chùa Phước Thành, Đình thần Tấn Mỹ, nhà thờ Rạch Sâu, Đình thần Mỹ Hưng, Di tích cấp tỉnh Dương Công Phủ (xã Mỹ Hiệp) và khu mộ Ung Văn Khiêm (xã Tấn Mỹ)... Cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ hoàn chỉnh đưa vào sử dụng nối liền 02 bờ của thị trấn Mỹ Luông và xã Tấn Mỹ tạo điều kiện lưu thông và vận chuyển hàng hóa; bên kia sông Tiền là tỉnh Đồng Tháp có nhiều khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, nhiều bến đò ngang sông Tiền phục vụ đưa rước khách và vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện, cùng với nhiều vườn cây ăn trái, làng nghề thủ công truyền thống và các ngôi nhà cổ, vì hiện nay tâm lý của du khách là thích mô hình du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp du lịch về nguồn, du lịch văn hóa, du lịch miền sông nước và du lịch tâm linh, đó là những điểm hấp dẫn khi du khách đến cù lao Giêng. Dù chưa được thông qua đề án nhưng địa phương vẫn chủ động thành lập tổ quản lý du lịch 03 xã cù lao Giêng, hướng dẫn khách tham quan du lịch, tuyên truyền vận động nhân dân tại địa phương cách ăn ở, sinh hoạt thay đổi phù hợp theo hướng văn minh, hình thành nét đẹp văn hóa du lịch, trọng tâm là nét văn hóa trong tâm hồn của mỗi con người, phải có thái độ ứng xử văn hóa lịch sự, thân thiện, giàu lòng mến khách cùng với vẻ đẹp thẩm mỹ, cảnh quan xanh, sạch, đẹp gây ấn tượng về sự chiêm ngưỡng của khách du lịch khi đến cù lao Giêng. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp ngỏ ý, trình các dự án đầu tư xây dựng resort cặp mé sông cồn Tấn Mỹ, bải tắm cồn Én Tấn Long, hồ bơi, dịch vụ ăn uống, cầu tàu đón khách du lịch đường thủy; đường hoa lan... đưa vào chuỗi hoạt động du lịch tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi. Trong 9 tháng đầu năm 2017, du khách đến tham quan du lịch 5.788 lượt (trong đó có 1.043 lượt khách quốc tế). Tuy nhiên, Đề án phát triển du lịch ở 3 xã cù lao Giêng đang chờ tỉnh phê duyệt, nên huyện gặp khó khăn trong quy hoạch kêu gọi đầu tư. Trong đó, khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất, nơi tham quan cho khách du lịch chưa khác biệt, nhận thức người dân về môi trường, kinh nghiệm, kỹ năng, cuộc sống chưa cao. Vấn đề nguồn nhân lực, dù địa phương rất quan tâm, nhưng cách đào tạo, chọn người đưa về phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái, huyện Chợ Mới tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện sẽ quy hoạch lại vùng nuôi, vùng trồng, vùng sản xuất để dễ quản lý; tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân phải ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Chú trọng sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp và thị trường. Đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết, kịp thời tháo gỡ khó khăn, kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất và ứng dụng công nghệ cao.
- Về phát triển du lịch: Chợ Mới tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, tăng cường quảng bá hình ảnh, tuyên truyền tạo ý thức người dân, tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt, đặc sản của địa phương để thu hút khách du lịch. Trong phát triển nguồn nhân lực, ngành Nội vụ cần phối hợp tham mưu tốt để chọn người đưa đi học đúng ngành nghề đạo tào, đúng năng lực. Nhưng trước mắt đề nghị tỉnh sớm phê duyệt đề án phát triển du lịch 3 xã cù lao Giêng, tích cực hỗ trợ Chợ Mới phát triển hạ tầng du lịch; thực hiện thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả, có đầu ra ổn định theo yêu cầu thị trường để nhân rộng; quy hoạch sản xuất chuyên canh cùng hệ thống thủy lợi phục vụ, nhằm tạo điều kiện cho Chợ Mới phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết đề ra./.
HUỲNH CÔNG CẨN
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chợ Mới