Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Giải pháp nào cho văn hoá đọc?
- Được đăng: Chủ nhật, 16 Tháng 4 2017 11:06
- Lượt xem: 2519
(TGAG)- Một số nhà nghiên cứu cùng có chung nhận định rằng: văn hoá đọc của chúng ta đang có nhiều vấn đề cần giải quyết! Ở bình diện quốc gia đã vậy, riêng đối với Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có An Giang - được cho là vùng trũng của cả nước, văn hoá đọc lại càng là vấn đề đáng quan tâm.
Ở nghĩa hẹp, văn hoá đọc mang ý nghĩa nhận thức và ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội, được thể hiện thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người để phát triển một cách có văn hoá lại dựa vào ba điều kiện cơ bản, cốt lõi đó là tài liệu đọc, người đọc và các thiết chế phục vụ.
Quá trình hội nhập, toàn cầu hoá cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, có thể nói rằng tài liệu đọc nói chung, sách báo nói riêng của nước ta chưa bao giờ lại phong phú và đa dạng đến thế. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: tài liệu đọc phát triển quá nhanh, quá nóng trong khi năng lực quản lý của chúng ta chưa theo kịp, đặc biệt là tài liệu điện tử, tài liệu mạng.. vì vậy vấn đề quản lý xuất bản, vấn đề thông tin mạng, vấn đề in ấn phát hành.. đã và đang ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới văn hoá đọc, nhất là trong thanh thiếu niên.
Kinh tế phát triển, trình độ dân trí ngày một nâng cao, yếu tố người đọc hiện nay tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Lượng người đọc tăng nhanh kéo theo nhu cầu cũng hết sức phong phú, đa dạng. Người đọc luôn có xu hướng tìm tòi những điều mới mẻ, mang tính thời sự và luôn bị thu hút, chi phối bởi tâm lý đám đông.. trong lúc công tác định hướng, phê bình của ta còn nhiều bất cập.
Trong ba thành tố nền tảng hình thành văn hóa đọc, thiết chế phục vụ là thành phần rất quan trọng nếu không muốn nói mang ý nghĩa quyết định, là điều kiện, là phương tiện để kết nối giữa tài liệu đọc - người đọc. Sự bùng nổ các loại hình thông tin điện tử như: báo chí điện tử; các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện to lớn giúp cho người đọc tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện với khối thông tin, tri thức khổng lồ của nhân loại. Tuy nhiên, nguồn thông tin tri thức quá phức tạp và thiếu kiểm chứng. Ở nước ta nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung, tài liệu in lưu trữ trong hệ thống các thiết chế truyền thống như thư viện, phòng đọc cơ sở.. vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối cung cấp thông tin, tri thức chính thống tới người đọc.
Như vậy, để văn hoá đọc phát triển, cần phải có giải pháp cụ thể đồng bộ trên cả ba phương diện: tài liệu đọc; người đọc và thiết chế phục vụ. Tỉnh ta là tỉnh biên giới, ngoài việc phải thường xuyên quan tâm tới nguồn tài liệu thiếu kiểm chứng, nguồn tài liệu sai trái, thậm chí phản động, chống phá của các thế lực xấu thông qua mạng xã hội tung tin thất thiệt, tạo nhận thức lệch lạc cho người đọc, còn đặc biệt cảnh giác với nguồn tài liệu không chính thống, các sản phẩm văn hoá độc hại tuồn qua biên giới. Đồng thời quan tâm thực hiện tốt việc trang bị sách cho cơ sở theo tinh thần Kết luận số 396-KL/TW của Ban Bí thư (khoá XI) về việc trang bị sách cho xã, phường, thị trấn. Tăng cường hơn nữa công tác xã hội hoá nguồn tài liệu phục vụ bạn đọc ở cơ sở.
Song song đó, cần chú trọng tới yếu tố người đọc. Có giải pháp hiệu quả nâng cao nhận thức trong cộng đồng về ý nghĩa vai trò, tầm quan trọng cũng như truyền bá nhân rộng phương pháp, cách thức, kỹ năng đọc có văn hoá. Đẩy mạnh hoạt động định hướng, phê bình tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật giúp người đọc nhận diện và tìm đến những tác phẩm hay, tài liệu tốt, thông tin chính thống, khoa học.
Quan tâm nhiều hơn, dành nguồn lực nhiều hơn phát triển mạng lưới thiết chế phục vụ văn hoá đọc, trong đó có hệ thống thư viện, phòng đọc cơ sở. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn sách mới cho thư viện; chú trọng phát triển loại hình thư viện điện tử, sách điện tử. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại các phòng đọc cơ sở theo hướng tập trung, hiệu quả; có cơ chế chính sách hợp lý cho cán bộ phụ trách, tăng cường quảng bá, giới thiệu sách đến với bạn đọc.
Ngày 05-9-2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XII) ban hành Chỉ thị số 07-CT/TW về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Cụ thể hoá tinh thần Chỉ thị 07 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ An Giang ban hành Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 22-3-2017. Một nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Kế hoạch là củng cố nâng chất các thiết chế thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống thư viện, phòng đọc sách. Hy vọng rằng thời gian tới, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành, văn hoá đọc của cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng sẽ có bước phát triển mới./.
MẠNH HÀ
Ở nghĩa hẹp, văn hoá đọc mang ý nghĩa nhận thức và ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội, được thể hiện thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người để phát triển một cách có văn hoá lại dựa vào ba điều kiện cơ bản, cốt lõi đó là tài liệu đọc, người đọc và các thiết chế phục vụ.
Quá trình hội nhập, toàn cầu hoá cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, có thể nói rằng tài liệu đọc nói chung, sách báo nói riêng của nước ta chưa bao giờ lại phong phú và đa dạng đến thế. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: tài liệu đọc phát triển quá nhanh, quá nóng trong khi năng lực quản lý của chúng ta chưa theo kịp, đặc biệt là tài liệu điện tử, tài liệu mạng.. vì vậy vấn đề quản lý xuất bản, vấn đề thông tin mạng, vấn đề in ấn phát hành.. đã và đang ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới văn hoá đọc, nhất là trong thanh thiếu niên.
Kinh tế phát triển, trình độ dân trí ngày một nâng cao, yếu tố người đọc hiện nay tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Lượng người đọc tăng nhanh kéo theo nhu cầu cũng hết sức phong phú, đa dạng. Người đọc luôn có xu hướng tìm tòi những điều mới mẻ, mang tính thời sự và luôn bị thu hút, chi phối bởi tâm lý đám đông.. trong lúc công tác định hướng, phê bình của ta còn nhiều bất cập.
Trong ba thành tố nền tảng hình thành văn hóa đọc, thiết chế phục vụ là thành phần rất quan trọng nếu không muốn nói mang ý nghĩa quyết định, là điều kiện, là phương tiện để kết nối giữa tài liệu đọc - người đọc. Sự bùng nổ các loại hình thông tin điện tử như: báo chí điện tử; các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện to lớn giúp cho người đọc tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện với khối thông tin, tri thức khổng lồ của nhân loại. Tuy nhiên, nguồn thông tin tri thức quá phức tạp và thiếu kiểm chứng. Ở nước ta nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung, tài liệu in lưu trữ trong hệ thống các thiết chế truyền thống như thư viện, phòng đọc cơ sở.. vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối cung cấp thông tin, tri thức chính thống tới người đọc.
Như vậy, để văn hoá đọc phát triển, cần phải có giải pháp cụ thể đồng bộ trên cả ba phương diện: tài liệu đọc; người đọc và thiết chế phục vụ. Tỉnh ta là tỉnh biên giới, ngoài việc phải thường xuyên quan tâm tới nguồn tài liệu thiếu kiểm chứng, nguồn tài liệu sai trái, thậm chí phản động, chống phá của các thế lực xấu thông qua mạng xã hội tung tin thất thiệt, tạo nhận thức lệch lạc cho người đọc, còn đặc biệt cảnh giác với nguồn tài liệu không chính thống, các sản phẩm văn hoá độc hại tuồn qua biên giới. Đồng thời quan tâm thực hiện tốt việc trang bị sách cho cơ sở theo tinh thần Kết luận số 396-KL/TW của Ban Bí thư (khoá XI) về việc trang bị sách cho xã, phường, thị trấn. Tăng cường hơn nữa công tác xã hội hoá nguồn tài liệu phục vụ bạn đọc ở cơ sở.
Song song đó, cần chú trọng tới yếu tố người đọc. Có giải pháp hiệu quả nâng cao nhận thức trong cộng đồng về ý nghĩa vai trò, tầm quan trọng cũng như truyền bá nhân rộng phương pháp, cách thức, kỹ năng đọc có văn hoá. Đẩy mạnh hoạt động định hướng, phê bình tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật giúp người đọc nhận diện và tìm đến những tác phẩm hay, tài liệu tốt, thông tin chính thống, khoa học.
Quan tâm nhiều hơn, dành nguồn lực nhiều hơn phát triển mạng lưới thiết chế phục vụ văn hoá đọc, trong đó có hệ thống thư viện, phòng đọc cơ sở. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn sách mới cho thư viện; chú trọng phát triển loại hình thư viện điện tử, sách điện tử. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại các phòng đọc cơ sở theo hướng tập trung, hiệu quả; có cơ chế chính sách hợp lý cho cán bộ phụ trách, tăng cường quảng bá, giới thiệu sách đến với bạn đọc.
Ngày 05-9-2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XII) ban hành Chỉ thị số 07-CT/TW về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Cụ thể hoá tinh thần Chỉ thị 07 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ An Giang ban hành Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 22-3-2017. Một nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Kế hoạch là củng cố nâng chất các thiết chế thông tin cơ sở, trong đó có hệ thống thư viện, phòng đọc sách. Hy vọng rằng thời gian tới, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành, văn hoá đọc của cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng sẽ có bước phát triển mới./.
MẠNH HÀ