Làm theo gương Bác Hồ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về "gắn bó với nhân dân"
- Được đăng: Thứ hai, 22 Tháng 6 2015 05:14
- Lượt xem: 2976
(TGAG)- Hồ Chí Minh- Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta nhấn mạnh, chỉ có lấy dân làm gốc, gắn bó với nhân dân, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Theo Người “gắn bó với nhân dân” là phát huy truyền thống trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức tạo ra sức mạnh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Gắn bó với nhân dân thì “Đảng mới lắng nghe được ý kiến của nhân dân, những phê bình đóng góp của nhân dân, thậm chí cả những chê cười oán trách của dân nữa”. Vì vậy, “làm việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt… Quan điểm này đã được Đảng ta, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn thấm nhuần và thực hiện.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra 5 yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên:
- Để gắn bó với nhân dân phải nhận rõ phải trái, phải giữ gìn lập trường; tận trung với nước, tận hiếu với dân; mọi việc thành bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không?
- Để gắn bó với nhân dân, cán bộ, đảng viên phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất, công tác, học tập.
- Phải làm gương trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng.
- Trong xử lý các mối quan hệ lợi ích thì phải đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên, lên trước. Trong điều kiện chiến tranh, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, mọi người phải hy sinh cả lợi ích cá nhân; thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người; trong môi trường hòa bình phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân.
- Cán bộ, đảng viên phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, lễ phép với nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về gắn bó với nhân dân. Bản thân Bác sống gần gũi với giới cần lao. Lúc ở Huế sống trong những xóm lao động nên gắn bó với nhân dân từ nhỏ; sau này khi làm phụ bếp trên một tàu đi ra nước ngoài, bắt đầu cuộc đời cách mạng của mình, Bác là một người lao động ở một thang bậc thấp nhất trong số những người lao động trên tàu.
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, không ai nuôi, chẳng có phụ cấp, không có lương, Bác làm đủ các nghề để kiếm sống, rồi dành tiền để học thêm, để mua báo chí nâng cao nhận thức và để hoạt động cách mạng. Trong suốt thời gian đó, Bác gắn bó với nhân dân, gần gũi với nhân dân, tham gia vào những tổ chức, quan tâm đến người nghèo ở nước sở tại.
Chính vì thế, sau này, trong những năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi, Bác luôn nhận được sự giúp đỡ của nhân dân và nhân dân không chỉ là nguồn lực mà còn là động lực thúc đẩy quá trình đấu tranh suốt cuộc đời mình để giành nền độc lập và bảo vệ nền độc lập vì hạnh phúc của nhân dân.
Khi Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, Bác luôn quan tâm đi thăm cơ sở, khen thưởng, động viên kịp thời những người tốt, việc tốt.
Ngay trong Di chúc của mình, Bác đã dặn dò và quan tâm đến tất cả các nhóm người, tất cả mọi người trong xã hội, kể cả những người là nạn nhân của chế độ cũ để lại…
Đảng gắn bó với nhân dân, cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- Gắn bó với nhân dân là trách nhiệm trước hết của các cấp ủy, của mỗi cán bộ, đảng viên; phải nhận thức đầy đủ quan điểm và đồng thời đây cũng là bài học của dân tộc, của cách mạng Việt Nam là phải lấy dân làm gốc.
- Gắn bó với nhân dân là yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Gắn bó với dân để phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm trong dân, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Để gắn bó với nhân dân, các cấp, các ngành phải luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân để xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách; luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, nắm vững tình hình, hiểu rõ tâm trạng, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân; xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, mất dân chủ, xâm hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân; thực hiện tốt các quy định trong sinh hoạt Đảng; chú trọng công tác điều tra dư luận xã hội phục vụ cho công tác xây dựng Đảng.../.
T.P.H
Theo Người “gắn bó với nhân dân” là phát huy truyền thống trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức tạo ra sức mạnh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Gắn bó với nhân dân thì “Đảng mới lắng nghe được ý kiến của nhân dân, những phê bình đóng góp của nhân dân, thậm chí cả những chê cười oán trách của dân nữa”. Vì vậy, “làm việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt… Quan điểm này đã được Đảng ta, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn thấm nhuần và thực hiện.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra 5 yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên:
- Để gắn bó với nhân dân phải nhận rõ phải trái, phải giữ gìn lập trường; tận trung với nước, tận hiếu với dân; mọi việc thành bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không?
- Để gắn bó với nhân dân, cán bộ, đảng viên phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất, công tác, học tập.
- Phải làm gương trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng.
- Trong xử lý các mối quan hệ lợi ích thì phải đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên, lên trước. Trong điều kiện chiến tranh, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, mọi người phải hy sinh cả lợi ích cá nhân; thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người; trong môi trường hòa bình phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân.
- Cán bộ, đảng viên phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, yêu kính nhân dân, lễ phép với nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về gắn bó với nhân dân. Bản thân Bác sống gần gũi với giới cần lao. Lúc ở Huế sống trong những xóm lao động nên gắn bó với nhân dân từ nhỏ; sau này khi làm phụ bếp trên một tàu đi ra nước ngoài, bắt đầu cuộc đời cách mạng của mình, Bác là một người lao động ở một thang bậc thấp nhất trong số những người lao động trên tàu.
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, không ai nuôi, chẳng có phụ cấp, không có lương, Bác làm đủ các nghề để kiếm sống, rồi dành tiền để học thêm, để mua báo chí nâng cao nhận thức và để hoạt động cách mạng. Trong suốt thời gian đó, Bác gắn bó với nhân dân, gần gũi với nhân dân, tham gia vào những tổ chức, quan tâm đến người nghèo ở nước sở tại.
Chính vì thế, sau này, trong những năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi, Bác luôn nhận được sự giúp đỡ của nhân dân và nhân dân không chỉ là nguồn lực mà còn là động lực thúc đẩy quá trình đấu tranh suốt cuộc đời mình để giành nền độc lập và bảo vệ nền độc lập vì hạnh phúc của nhân dân.
Khi Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, Bác luôn quan tâm đi thăm cơ sở, khen thưởng, động viên kịp thời những người tốt, việc tốt.
Ngay trong Di chúc của mình, Bác đã dặn dò và quan tâm đến tất cả các nhóm người, tất cả mọi người trong xã hội, kể cả những người là nạn nhân của chế độ cũ để lại…
Đảng gắn bó với nhân dân, cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- Gắn bó với nhân dân là trách nhiệm trước hết của các cấp ủy, của mỗi cán bộ, đảng viên; phải nhận thức đầy đủ quan điểm và đồng thời đây cũng là bài học của dân tộc, của cách mạng Việt Nam là phải lấy dân làm gốc.
- Gắn bó với nhân dân là yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Gắn bó với dân để phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm trong dân, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Để gắn bó với nhân dân, các cấp, các ngành phải luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân để xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách; luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, nắm vững tình hình, hiểu rõ tâm trạng, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân; xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, mất dân chủ, xâm hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân; thực hiện tốt các quy định trong sinh hoạt Đảng; chú trọng công tác điều tra dư luận xã hội phục vụ cho công tác xây dựng Đảng.../.
T.P.H