Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
“Karaoke di động” bài toán cần có lời giải
- Được đăng: Thứ năm, 17 Tháng 11 2016 15:56
- Lượt xem: 3968
(TGAG)- Thời gian gần đây, ở nhiều địa phương trong đó có tỉnh ta xuất hiện một loại hình sinh hoạt giải trí mới mà một số người gọi là “karaoke di động”. Loại hình này tuy chỉ mới xuất hiện nhưng lại khá phong phú. Đó là những chiếc xe bán kẹo kéo có thùng loa công suất lớn, có “ca sĩ” phục vụ nhằm thu hút sự chú ý của đám đông. Ở các khu dân cư, nhà nào có đám tiệc, bất kể là cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp, thôi nôi, đầy tháng...
hay đơn giản chỉ là một buổi “lai rai” gặp mặt bạn bè, nổi hứng ca hát, chỉ cần một cuộc gọi, vài phút sau sẽ có một dàn âm thanh lưu động tới phục vụ ngay tại chỗ. Mọi thể loại nhạc được tải từ trên mạng. Nếu không muốn phụ thuộc vào màn hình thì có ngay cây đàn organ hoặc cây guita phím lõm và cuốn cẩm nang lời các bài hát, mọi người từ già trẻ lớn bé, hát hay hát dở... đều có thể trở thành ca sĩ!
Có thể thấy rằng, việc xuất hiện của loại hình mới này đã thỏa mãn phần nào cho một nhu cầu hết sức rõ ràng trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, nó cũng phù hợp với xu thế chung của quá trình phát triển, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong cuộc sống hiện đại: nhanh hơn, gấp gáp hơn, linh hoạt và đa dạng hơn.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ không có gì đáng nói nếu chỉ dừng lại ở đó! Với âm thanh quá lớn, thời gian thì “tùy hứng”, chất lượng “ca sĩ” quá đa dạng. Đôi lúc đôi khi việc bố trí âm thanh tràn cả ra mặt đường gây ách tắc, cản trở giao thông, cùng rất nhiều các yếu tố bất cập khác chưa được liệt kê. Tất cả những điều đó làm cho thực trạng sinh hoạt “karaoke di động” trở thành một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cộng đồng, tạo nhiều luồng ý kiến bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Thực trạng “karaoke di động” không chỉ gây bức xúc trong dư luận, mà nó đã và đang là bài toán khó, gây lúng túng cho các nhà quản lý. Hệ thống pháp luật, một thành tố của kiến trúc thượng tầng, luôn lạc hậu so thực tiễn cuộc sống biến đổi hằng ngày hằng giờ. Nhiều vấn đề mới phát sinh của cuộc sống, trong đó có hoạt động “karaoke di động” chưa có luật, hoặc các văn bản mang tính pháp quy điều chỉnh. Mặt khác, văn hóa của ta vốn ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa nông nghiệp lúa nước, “phép vua thua lệ làng” “trăm cái lý không bằng tý cái tình”... bức xúc đó nhưng rất khó làm bởi cái tặc lưỡi: “thông cảm, lâu lâu có một lần”, “gia đình đang có việc”... vì vậy việc giải quyết những bức xúc trong cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Vậy, giải pháp nào cho vấn đề này?
Trước hết cần phải xác định rõ ràng rằng, đây là một hình thức kinh doanh mới, nó xuất hiện bởi nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Và nhìn ở góc độ nào đó, nó đã đáp ứng phần nào nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận dân cư hiện nay, trong điều kiện các thiết chế văn hóa, các loại hình hoạt động văn hóa của chúng ta còn quá nghèo nàn và đơn điệu. Cái khó ở đây là làm sao hạn chế được những hệ lụy mà nó mang lại trong khi vẫn phát huy được vai trò tích cực của loại hình này, chứ không phải cái gì khó thì “cấm”.
Cách làm cụ thể thế nào xin được dành câu trả lời cho các nhà quản lý. Nhưng dù giải pháp gì, cách làm ra sao cũng phải trả lời cho được các câu hỏi đặt ra, đó là những vấn đề tạo ra sự lúng túng nhất định đối với cơ sở trong suốt thời gian qua như: đối tượng quản lý là ai: hộ gia đình có đám tiệc hay là cơ sở cho thuê âm thanh? đây có phải là loại hình kinh doanh hợp pháp không? Nếu là loại hình kinh doanh hợp pháp thì là loại hình kinh doanh nào? Có điều kiện hay không có điều kiện? Ai sẽ cấp phép? Ai là là đầu mối giám sát, kiểm tra, xử lý?
Thiết nghĩ bài toán nào rồi cũng có lời giải. Lời giải hay, dở phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và nhất là sự trăn trở, tâm huyết của các cấp các ngành liên quan. Có thể bước đầu sẽ rất gian nan bởi chúng ta chưa có một quy định cụ thể nào quản lý loại hình này, trong khi đối chiếu với các quy định hiện hành, một hoạt động như vậy liên quan rất nhiều ngành, lĩnh vực: tài nguyên môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn; công an trong vấn đề trật tự, giao thông; văn hóa trong biểu diễn v.v...
Mới đây nhất, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Hướng Dẫn số 286/HD-SVHTTDL, ngày 27/9/2016 về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang”. Nội dung Hướng dẫn cũng đã có một số chi tiết đề cập đến vấn đề này, như trong việc cưới: sử dụng nhạc phải “... lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm..” trong việc tang: “... không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép (70 decibel)...”. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề bức xúc đặt ra, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, cụ thể hơn. Bên cạnh việc nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành một văn bản quản lý, cần quan tâm tới việc cụ thể hóa trong nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Nên chăng Ban Chỉ đạo các cấp hướng dẫn cụ thể hơn cho các Ban vận động khóm, ấp đưa vào quy ước chung của cộng đồng, bàn bạc, thảo luận và thống nhất thực hiện. Bởi mọi bức xúc phát sinh trong cộng đồng đều cần phải được cộng đồng chung tay giải quyết.
Hy vọng rằng, những bức xúc được dư luận đặt ra thời gian qua đối với thực trạng “karaoke di động” sẽ được các cấp chính quyền nghiên cứu và giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả, giúp cho đời sống văn hóa ở cơ sở ngày càng phong phú và phát triển theo hướng lành mạnh hơn./.
hay đơn giản chỉ là một buổi “lai rai” gặp mặt bạn bè, nổi hứng ca hát, chỉ cần một cuộc gọi, vài phút sau sẽ có một dàn âm thanh lưu động tới phục vụ ngay tại chỗ. Mọi thể loại nhạc được tải từ trên mạng. Nếu không muốn phụ thuộc vào màn hình thì có ngay cây đàn organ hoặc cây guita phím lõm và cuốn cẩm nang lời các bài hát, mọi người từ già trẻ lớn bé, hát hay hát dở... đều có thể trở thành ca sĩ!
Có thể thấy rằng, việc xuất hiện của loại hình mới này đã thỏa mãn phần nào cho một nhu cầu hết sức rõ ràng trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, nó cũng phù hợp với xu thế chung của quá trình phát triển, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong cuộc sống hiện đại: nhanh hơn, gấp gáp hơn, linh hoạt và đa dạng hơn.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ không có gì đáng nói nếu chỉ dừng lại ở đó! Với âm thanh quá lớn, thời gian thì “tùy hứng”, chất lượng “ca sĩ” quá đa dạng. Đôi lúc đôi khi việc bố trí âm thanh tràn cả ra mặt đường gây ách tắc, cản trở giao thông, cùng rất nhiều các yếu tố bất cập khác chưa được liệt kê. Tất cả những điều đó làm cho thực trạng sinh hoạt “karaoke di động” trở thành một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cộng đồng, tạo nhiều luồng ý kiến bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Thực trạng “karaoke di động” không chỉ gây bức xúc trong dư luận, mà nó đã và đang là bài toán khó, gây lúng túng cho các nhà quản lý. Hệ thống pháp luật, một thành tố của kiến trúc thượng tầng, luôn lạc hậu so thực tiễn cuộc sống biến đổi hằng ngày hằng giờ. Nhiều vấn đề mới phát sinh của cuộc sống, trong đó có hoạt động “karaoke di động” chưa có luật, hoặc các văn bản mang tính pháp quy điều chỉnh. Mặt khác, văn hóa của ta vốn ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa nông nghiệp lúa nước, “phép vua thua lệ làng” “trăm cái lý không bằng tý cái tình”... bức xúc đó nhưng rất khó làm bởi cái tặc lưỡi: “thông cảm, lâu lâu có một lần”, “gia đình đang có việc”... vì vậy việc giải quyết những bức xúc trong cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Vậy, giải pháp nào cho vấn đề này?
Trước hết cần phải xác định rõ ràng rằng, đây là một hình thức kinh doanh mới, nó xuất hiện bởi nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Và nhìn ở góc độ nào đó, nó đã đáp ứng phần nào nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận dân cư hiện nay, trong điều kiện các thiết chế văn hóa, các loại hình hoạt động văn hóa của chúng ta còn quá nghèo nàn và đơn điệu. Cái khó ở đây là làm sao hạn chế được những hệ lụy mà nó mang lại trong khi vẫn phát huy được vai trò tích cực của loại hình này, chứ không phải cái gì khó thì “cấm”.
Cách làm cụ thể thế nào xin được dành câu trả lời cho các nhà quản lý. Nhưng dù giải pháp gì, cách làm ra sao cũng phải trả lời cho được các câu hỏi đặt ra, đó là những vấn đề tạo ra sự lúng túng nhất định đối với cơ sở trong suốt thời gian qua như: đối tượng quản lý là ai: hộ gia đình có đám tiệc hay là cơ sở cho thuê âm thanh? đây có phải là loại hình kinh doanh hợp pháp không? Nếu là loại hình kinh doanh hợp pháp thì là loại hình kinh doanh nào? Có điều kiện hay không có điều kiện? Ai sẽ cấp phép? Ai là là đầu mối giám sát, kiểm tra, xử lý?
Thiết nghĩ bài toán nào rồi cũng có lời giải. Lời giải hay, dở phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và nhất là sự trăn trở, tâm huyết của các cấp các ngành liên quan. Có thể bước đầu sẽ rất gian nan bởi chúng ta chưa có một quy định cụ thể nào quản lý loại hình này, trong khi đối chiếu với các quy định hiện hành, một hoạt động như vậy liên quan rất nhiều ngành, lĩnh vực: tài nguyên môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn; công an trong vấn đề trật tự, giao thông; văn hóa trong biểu diễn v.v...
Mới đây nhất, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Hướng Dẫn số 286/HD-SVHTTDL, ngày 27/9/2016 về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang”. Nội dung Hướng dẫn cũng đã có một số chi tiết đề cập đến vấn đề này, như trong việc cưới: sử dụng nhạc phải “... lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm..” trong việc tang: “... không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép (70 decibel)...”. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề bức xúc đặt ra, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, cụ thể hơn. Bên cạnh việc nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành một văn bản quản lý, cần quan tâm tới việc cụ thể hóa trong nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Nên chăng Ban Chỉ đạo các cấp hướng dẫn cụ thể hơn cho các Ban vận động khóm, ấp đưa vào quy ước chung của cộng đồng, bàn bạc, thảo luận và thống nhất thực hiện. Bởi mọi bức xúc phát sinh trong cộng đồng đều cần phải được cộng đồng chung tay giải quyết.
Hy vọng rằng, những bức xúc được dư luận đặt ra thời gian qua đối với thực trạng “karaoke di động” sẽ được các cấp chính quyền nghiên cứu và giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả, giúp cho đời sống văn hóa ở cơ sở ngày càng phong phú và phát triển theo hướng lành mạnh hơn./.
VĂN AN