Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận
- Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 8 2021 18:26
- Lượt xem: 3101
(TUAG)- Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin (28/8/1945 - 28/8/2021). Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập theo Tuyên cáo ngày 28/8/1945, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các cơ quan hành chính nhà nước đầu tiên để tham mưu cho Chính phủ cũng được hình thành, trong đó có Thông tin - Tuyên truyền (tiền thân của Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông), Do vậy, ngày 28/8 hàng năm được xem là ngày truyền thống của nhiều ngành, trong đó có ngành Văn hóa - Thông tin(*).
Trải qua các thời kỳ cách mạng, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, ngành Văn hóa luôn đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước. Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, bằng ngòi bút, lời ca, tiếng hát… làm vũ khí sắc bén đấu tranh, bảo vệ, giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa, tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần, tư tưởng to lớn, cùng với sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế trong chiến lược tổng hợp để chiến thắng những kẻ thù. Ngày nay, đội ngũ những người làm văn hóa, nghệ thuật không ngừng lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn; trình độ, năng lực ngày càng nâng lên, có nhiều đóng góp công sức, tâm huyết góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong những năm qua, ngành Văn hóa tỉnh An Giang luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần nâng cao nhận thức toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Toàn tỉnh đã công nhận 508.587 hộ gia đình văn hóa, đạt 93,6% so tổng số hộ; 867 khóm/ấp văn hóa, đạt 97,63% so tổng số khóm, ấp; 79 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 66,38% so tổng số xã; 26 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt 70,27%.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa đặc trưng cũng được quan tâm; tập trung đầu tư xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa cơ sở. Tích cực chủ động đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các sản phẩm phi văn hóa, độc hại, hủy hoại đạo đức xã hội.
Các hoạt động văn hóa dành cho đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức thường xuyên hơn, chú trọng, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh biên giới, lãnh thổ.
Trong giai đoạn hiện nay, các “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa đã và đang không ngừng nỗ lực để đóng góp công sức vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, và luôn bám sát mục tiêu “Phát huy giá trị và sức mạnh văn hoá và con người An Giang theo hướng toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh. Xây dựng gia đình no ấm, văn hóa, tiến bộ, hạnh phúc”. Do đó, vấn đề phát triển văn hóa và con người cần phải được chú trọng cả về tầm nhìn, về ưu tiên đầu tư các nguồn lực để xứng đáng với vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh An Giang, trình bày tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã xác định nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cấp đạo đức xã hội, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị và Nhân dân các xã nông thôn mới nâng cao, các phường, thị trấn văn hóa. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học.
Thứ hai, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống như: Đờn ca tài tử, hát dân ca,... Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa để tiếp tục phục vụ giáo dục truyền thống, cụ thể: Mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu di tích văn hóa Óc Eo… và những di sản văn hóa liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, Hoa trên địa bàn tỉnh. Gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đồng thời, bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ sau.
Thứ ba, quan tâm đầu tư xây dựng, đi đôi với việc quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thu hẹp giữa các vùng, các địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ tư, tăng cường quản lý các hoạt động lễ hội, tổ chức các trò chơi dân gian; tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền nhằm đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan, các hoạt động văn hóa nghệ thuật kém chất lượng. Đẩy mạnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh và khu vực; đồng thời tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm tổ chức và cá nhân khi để xảy ra sai phạm.
Thứ năm, tăng cường xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, làm cho văn hóa trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp trong hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ cho hoạt động văn hóa. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhìn lại chặng đường đã qua, hướng tới những dự định mới trong tương lai, tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa sẽ tập trung phát huy trí tuệ, tài năng, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thi đua phấn đấu đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong giai đoạn mới./.
(*) Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến lĩnh vực văn hóa.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, ngành Văn hóa luôn đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước. Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, bằng ngòi bút, lời ca, tiếng hát… làm vũ khí sắc bén đấu tranh, bảo vệ, giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa, tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần, tư tưởng to lớn, cùng với sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế trong chiến lược tổng hợp để chiến thắng những kẻ thù. Ngày nay, đội ngũ những người làm văn hóa, nghệ thuật không ngừng lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn; trình độ, năng lực ngày càng nâng lên, có nhiều đóng góp công sức, tâm huyết góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong những năm qua, ngành Văn hóa tỉnh An Giang luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần nâng cao nhận thức toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Toàn tỉnh đã công nhận 508.587 hộ gia đình văn hóa, đạt 93,6% so tổng số hộ; 867 khóm/ấp văn hóa, đạt 97,63% so tổng số khóm, ấp; 79 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 66,38% so tổng số xã; 26 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt 70,27%.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa đặc trưng cũng được quan tâm; tập trung đầu tư xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa cơ sở. Tích cực chủ động đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các sản phẩm phi văn hóa, độc hại, hủy hoại đạo đức xã hội.
Các hoạt động văn hóa dành cho đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức thường xuyên hơn, chú trọng, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh biên giới, lãnh thổ.
Trong giai đoạn hiện nay, các “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa đã và đang không ngừng nỗ lực để đóng góp công sức vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, và luôn bám sát mục tiêu “Phát huy giá trị và sức mạnh văn hoá và con người An Giang theo hướng toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh. Xây dựng gia đình no ấm, văn hóa, tiến bộ, hạnh phúc”. Do đó, vấn đề phát triển văn hóa và con người cần phải được chú trọng cả về tầm nhìn, về ưu tiên đầu tư các nguồn lực để xứng đáng với vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh An Giang, trình bày tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã xác định nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cấp đạo đức xã hội, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị và Nhân dân các xã nông thôn mới nâng cao, các phường, thị trấn văn hóa. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học.
Thứ hai, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống như: Đờn ca tài tử, hát dân ca,... Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa để tiếp tục phục vụ giáo dục truyền thống, cụ thể: Mở rộng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu di tích văn hóa Óc Eo… và những di sản văn hóa liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, Hoa trên địa bàn tỉnh. Gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đồng thời, bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ sau.
Thứ ba, quan tâm đầu tư xây dựng, đi đôi với việc quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thu hẹp giữa các vùng, các địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ tư, tăng cường quản lý các hoạt động lễ hội, tổ chức các trò chơi dân gian; tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền nhằm đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan, các hoạt động văn hóa nghệ thuật kém chất lượng. Đẩy mạnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh và khu vực; đồng thời tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm tổ chức và cá nhân khi để xảy ra sai phạm.
Thứ năm, tăng cường xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, làm cho văn hóa trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp trong hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ cho hoạt động văn hóa. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhìn lại chặng đường đã qua, hướng tới những dự định mới trong tương lai, tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa sẽ tập trung phát huy trí tuệ, tài năng, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thi đua phấn đấu đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong giai đoạn mới./.
NGUYỄN LAM
TTCTTT số 08-2021
___________________(*) Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến lĩnh vực văn hóa.