Đảng bộ An Giang qua 9 kỳ Đại hội
- Được đăng: Thứ ba, 13 Tháng 10 2015 09:10
- Lượt xem: 24342
(TGAG)- Hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Tuyên giáo An Giang xin giới thiệu "Đảng bộ An Giang qua 9 kỳ Đại hội".
* Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1976 - 1979), tổ chức làm 2 vòng:
- Vòng 1, diễn ra từ ngày 10 đến 20/11/1976 có 320 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Ban Chấp hành Trung ương và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
- Vòng 2, diễn ra từ ngày 08 đến 22/4/1977 nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV; xây dựng Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh trong 5 năm 1976 - 1980 và phương hướng nhiệm vụ 2 năm 1977 - 1978; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 35 ủy viên chính thức, 01 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 09 ủy viên, đồng chí Lê Văn Nhung (Lê Việt Thắng) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Hơn làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1980 - 1982), Đại hội diễn ra từ ngày 25 đến 31/12/1979 với 410 đại biểu được triệu tập.
Đại hội chia làm 2 bước: Bước trù bị 4 ngày thảo luận, đóng góp Báo cáo tình hình, nhiệm vụ 2 năm 1980 - 1981 và nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Bước chính thức 3 ngày thảo luận và thông qua Nghị quyết Đại hội, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 41 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê Văn Nhung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Văn Hơn và Võ Thái Bảo (Tám Sử) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1983 - 1985), tổ chức làm 2 đợt:
- Đợt 1, diễn ra từ ngày 11 đến 19/01/1982, với 327 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến các văn kiện trình Đại hội và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.
- Đợt 2, diễn ra từ ngày 18 đến 21/3/1983, với 327 đại biểu được triệu tập. Đại hội thông qua các văn kiện của tỉnh và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 43 ủy viên; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê Văn Nhung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Võ Thái Bảo và Trần Thế Lộc (Bảy Phong) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 1986 - 1990)
Đại hội diễn ra từ ngày 14 đến 18/10/1986, với 355 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 44 ủy viên chính thức và 15 ủy viên dự khuyết; Ban Thường vụ gồm 15 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Hơn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Trần Thế Lộc, Trương Công Thận (Ba Đức) và Võ Quang Liêm (Ba Liêm) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 7/1989, đồng chí Nguyễn Minh Đào, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội lần thứ IV đánh dấu bước ngoặt phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo đường lối đổi mới của Đảng đề ra.
* Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 1991 - 1995), tổ chức 2 vòng:
- Vòng 1, tổ chức đại hội 3 cấp từ tháng 12/1990 đến tháng 02/1991 để tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho các văn kiện trình đại hội và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
Cấp tỉnh, Đại hội vòng 1 diễn ra từ ngày 25 đến 27/4/1991, tại Hội trường tỉnh, với 355 đại biểu tham dự thảo luận, đóng góp văn kiện trình Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
- Vòng 2, diễn ra từ ngày 14 đến 18/10/1991, với 357 đại biểu tham dự. Đại hội biểu quyết thông qua các văn kiện đại hội và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 41 ủy viên, 2 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Hơn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Trương Công Thận và Võ Văn Hết (Mười Minh) làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ từ ngày 28 đến 31/3/1994 kiểm điểm tình hình nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội, xác định những chủ trương, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và bầu bổ sung 8 Tỉnh ủy viên và 3 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 1996 - 2000), với chủ đề: “Đoàn kết thống nhất, sức mạnh và niềm tin, tăng tốc và phát triển, trưởng thành và thắng lợi”
Đại hội diễn ra từ ngày 05 đến 08/5/1996, với 350 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 49 ủy viên; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Trương Công Thận được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Hữu Khánh (Út Vũ) và Lê Phú Hội được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Tháng 7/1998, đồng chí Nguyễn Hữu Khánh làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Trương Công Thận, Ủy viên Trung ương Đảng được điều động về giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương); đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bầu bổ sung 2 Tỉnh ủy viên.
* Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001 - 2005)
Đại hội diễn ra từ ngày 07 đến 11/01/2001, với 369 đại biểu được triệu tập. Với tinh thần “đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao”, Đại hội đã tập trung thảo luận, thông qua những ý kiến đóng góp các văn kiện trình đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 47 ủy viên; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê Phú Hội được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh và Nguyễn Minh Nhị làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Tháng 9/2002, Bộ Chính trị điều động đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh để giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai.
+ Tháng 02/2003, Trung ương điều động đồng chí Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang.
* Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010), với chủ đề: “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực quản lý của chính quyền, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và giữ vững ổn định chính trị - xã hội”.
Đại hội đã diễn ra từ ngày 20 đến 23/12/2005 với 300 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 49 ủy viên, Ban Thường vụ gồm 12 ủy viên, đồng chí Nguyễn Hoàng Việt được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Võ Thanh Khiết, Lâm Minh Chiếu được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Đến tháng 12/2009, đồng chí Võ Thanh Khiết làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Nguyễn Hoàng Việt, Ủy viên Trung ương Đảng được Bộ Chính trị điều động về giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương).
+ Tháng 02/2010, đồng chí Phan Văn Sáu được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015), với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy thế mạnh về dịch vụ và kinh tế biên giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tạo nền tảng để đến năm 2015 An Giang phát triển toàn diện, đạt mức trung bình của cả nước”.
Đại hội diễn ra từ ngày 17 đến 19/10/2010, với 348 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 55 ủy viên, Ban Thường vụ gồm 15 ủy viên; đồng chí Phan Văn Sáu được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phạm Biên Cương và Vương Bình Thạnh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Tháng 10/2013, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Qua 9 lần Đại hội, An Giang đã phát triển không ngừng. Mỗi lần Đại hội là bước ngoặt đi lên đầy ý nghĩa. Do vậy, Đại hội Đảng đã trở thành nhu cầu của lịch sử, là niềm mong muốn của Nhân dân, là nhiệm vụ lịch sử cao cả của Đảng bộ, là định hướng đi tới ấm no, hạnh phúc và bền vững./.
KIM HUÊ – VIỆT OANH
* Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1976 - 1979), tổ chức làm 2 vòng:
- Vòng 1, diễn ra từ ngày 10 đến 20/11/1976 có 320 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Ban Chấp hành Trung ương và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
- Vòng 2, diễn ra từ ngày 08 đến 22/4/1977 nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV; xây dựng Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh trong 5 năm 1976 - 1980 và phương hướng nhiệm vụ 2 năm 1977 - 1978; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 35 ủy viên chính thức, 01 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 09 ủy viên, đồng chí Lê Văn Nhung (Lê Việt Thắng) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Hơn làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1980 - 1982), Đại hội diễn ra từ ngày 25 đến 31/12/1979 với 410 đại biểu được triệu tập.
Đại hội chia làm 2 bước: Bước trù bị 4 ngày thảo luận, đóng góp Báo cáo tình hình, nhiệm vụ 2 năm 1980 - 1981 và nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Bước chính thức 3 ngày thảo luận và thông qua Nghị quyết Đại hội, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 41 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê Văn Nhung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Văn Hơn và Võ Thái Bảo (Tám Sử) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1983 - 1985), tổ chức làm 2 đợt:
- Đợt 1, diễn ra từ ngày 11 đến 19/01/1982, với 327 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến các văn kiện trình Đại hội và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.
- Đợt 2, diễn ra từ ngày 18 đến 21/3/1983, với 327 đại biểu được triệu tập. Đại hội thông qua các văn kiện của tỉnh và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 43 ủy viên; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê Văn Nhung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Võ Thái Bảo và Trần Thế Lộc (Bảy Phong) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 1986 - 1990)
Đại hội diễn ra từ ngày 14 đến 18/10/1986, với 355 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 44 ủy viên chính thức và 15 ủy viên dự khuyết; Ban Thường vụ gồm 15 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Hơn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Trần Thế Lộc, Trương Công Thận (Ba Đức) và Võ Quang Liêm (Ba Liêm) được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 7/1989, đồng chí Nguyễn Minh Đào, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội lần thứ IV đánh dấu bước ngoặt phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo đường lối đổi mới của Đảng đề ra.
* Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 1991 - 1995), tổ chức 2 vòng:
- Vòng 1, tổ chức đại hội 3 cấp từ tháng 12/1990 đến tháng 02/1991 để tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho các văn kiện trình đại hội và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
Cấp tỉnh, Đại hội vòng 1 diễn ra từ ngày 25 đến 27/4/1991, tại Hội trường tỉnh, với 355 đại biểu tham dự thảo luận, đóng góp văn kiện trình Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
- Vòng 2, diễn ra từ ngày 14 đến 18/10/1991, với 357 đại biểu tham dự. Đại hội biểu quyết thông qua các văn kiện đại hội và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 41 ủy viên, 2 ủy viên dự khuyết; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Hơn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Trương Công Thận và Võ Văn Hết (Mười Minh) làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ từ ngày 28 đến 31/3/1994 kiểm điểm tình hình nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội, xác định những chủ trương, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và bầu bổ sung 8 Tỉnh ủy viên và 3 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 1996 - 2000), với chủ đề: “Đoàn kết thống nhất, sức mạnh và niềm tin, tăng tốc và phát triển, trưởng thành và thắng lợi”
Đại hội diễn ra từ ngày 05 đến 08/5/1996, với 350 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 49 ủy viên; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Trương Công Thận được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Hữu Khánh (Út Vũ) và Lê Phú Hội được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Tháng 7/1998, đồng chí Nguyễn Hữu Khánh làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Trương Công Thận, Ủy viên Trung ương Đảng được điều động về giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương); đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bầu bổ sung 2 Tỉnh ủy viên.
* Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001 - 2005)
Đại hội diễn ra từ ngày 07 đến 11/01/2001, với 369 đại biểu được triệu tập. Với tinh thần “đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao”, Đại hội đã tập trung thảo luận, thông qua những ý kiến đóng góp các văn kiện trình đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 47 ủy viên; bầu Ban Thường vụ gồm 13 ủy viên, đồng chí Lê Phú Hội được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh và Nguyễn Minh Nhị làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Tháng 9/2002, Bộ Chính trị điều động đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh để giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai.
+ Tháng 02/2003, Trung ương điều động đồng chí Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang.
* Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010), với chủ đề: “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực quản lý của chính quyền, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và giữ vững ổn định chính trị - xã hội”.
Đại hội đã diễn ra từ ngày 20 đến 23/12/2005 với 300 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 49 ủy viên, Ban Thường vụ gồm 12 ủy viên, đồng chí Nguyễn Hoàng Việt được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Võ Thanh Khiết, Lâm Minh Chiếu được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Đến tháng 12/2009, đồng chí Võ Thanh Khiết làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Nguyễn Hoàng Việt, Ủy viên Trung ương Đảng được Bộ Chính trị điều động về giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương).
+ Tháng 02/2010, đồng chí Phan Văn Sáu được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
* Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015), với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy thế mạnh về dịch vụ và kinh tế biên giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tạo nền tảng để đến năm 2015 An Giang phát triển toàn diện, đạt mức trung bình của cả nước”.
Đại hội diễn ra từ ngày 17 đến 19/10/2010, với 348 đại biểu được triệu tập. Đại hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các văn kiện đại hội, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 55 ủy viên, Ban Thường vụ gồm 15 ủy viên; đồng chí Phan Văn Sáu được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phạm Biên Cương và Vương Bình Thạnh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
+ Tháng 10/2013, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Qua 9 lần Đại hội, An Giang đã phát triển không ngừng. Mỗi lần Đại hội là bước ngoặt đi lên đầy ý nghĩa. Do vậy, Đại hội Đảng đã trở thành nhu cầu của lịch sử, là niềm mong muốn của Nhân dân, là nhiệm vụ lịch sử cao cả của Đảng bộ, là định hướng đi tới ấm no, hạnh phúc và bền vững./.
KIM HUÊ – VIỆT OANH